Vì sao hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh nhưng số lượng "kỳ lân" vẫn hạn chế?
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt Nam có thể bứt phá, cần một hệ thống tài chính và thị trường vốn linh hoạt hơn.
Tại tọa đàm "Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số" do Báo Nhân Dân phối hợp với Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức ngày 19/3 tại Hà Nội đã quy tụ nhiều chuyên gia, DN để tìm ra giải pháp thiết thực nhằm phân tích vai trò của thị trường vốn trong phát triển DN công nghệ Việt Nam.

Khoa học công nghệ là đột phá ưu tiên hàng đầu
Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo không chỉ tạo động lực mà còn là chìa khóa để Việt Nam vươn mình phát triển. Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, ban hành ngày 22/12/2024, đã khẳng định rõ: Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là "đột phá ưu tiên hàng đầu" trong mô hình tăng trưởng mới của đất nước.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, cần một hệ thống tài chính mạnh mẽ, trong đó thị trường vốn đóng vai trò trung tâm - không chỉ cung cấp nguồn lực tài chính mà còn tạo niềm tin cho nhà đầu tư, giúp phát triển các DN tư nhân nội địa, phát triển trung tâm tài chính quốc tế và góp phần quan trọng vào việc tăng trưởng hai con số theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Ông Lê Quốc Minh, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: "Các quốc gia phát triển đã chứng minh rằng một thị trường vốn mạnh mẽ chính là chìa khóa để thúc đẩy các DN công nghệ đổi mới sáng tạo và tăng trưởng".
Các quốc gia dẫn đầu về công nghệ như Hoa Kỳ, Trung Quốc hay Singapore đều sở hữu thị trường vốn phát triển, cho phép các start-up công nghệ huy động vốn công chúng thông qua chào bán công khai lần đầu (IPO), từ đó tạo ra những "kỳ lân" - các công ty định giá hơn 1 tỷ USD. Tại Việt Nam, dù hệ sinh thái khởi nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, số lượng "kỳ lân" vẫn còn hạn chế do những vướng mắc trong cơ chế hỗ trợ, đặc biệt là việc khơi thông dòng vốn. Tính đến cuối năm 2021, Việt Nam có 4 kỳ lân công nghệ được công nhận gồm VNG, MoMo, VNLife (VNPay) và Sky Mavis - đưa Việt Nam đứng thứ ba ở Đông Nam Á, sau Singapore và Indonesia.
Để đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghiệp công nghệ số, với ít nhất 5 DN công nghệ số đạt tầm cỡ quốc tế đến năm 2030 như Nghị quyết số 57-NQ/TW đặt ra, tọa đàm tập trung gợi mở các vấn đề vướng mắc từ chính thực tiễn, qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể và có thể tiến hành được ngay.
“Các mục tiêu của Nghị quyết số 57 đặt ra khá cao và nhiều thách thức, nhưng vẫn có tính khả thi bởi Việt Nam đã có quá trình hơn 10 năm triển khai các chính sách về khởi nghiệp công nghệ, đổi mới sáng tạo, đồng thời đã ươm tạo được thế hệ start-up đầu tiên có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Điều đó cho thấy khi bắt tay vào thực hiện Nghị quyết số 57, chúng ta đã có sự khởi đầu thuận lợi, mang tính nền tảng cả về lý luận và thực tiễn” – ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.
Bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính Quốc hội cũng cho rằng, Nghị quyết số 57-NQ/TW xác định đây cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực khoa học công nghệ; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng, với người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính, trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước.

Tầm quan trọng của Nghị quyết 57 và tác động tới sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam
Nghị quyết 57 đã tạo điều kiện cho các cơ quan triển khai thực hiện Nghị quyết Đảng đã mạnh dạn tăng cường đầu tư nghiên cứu và phát triển. Nghị quyết và các văn bản triển khai Nghị quyết đã nâng mức vốn từ ngân sách nhà nước để phục vụ nghiên cứu phát triển cao hơn, và quy chế hoạt động của nó cũng mở rộng hơn. Bên cạnh đó, Nghị quyết đã mở ra cơ hội thu hút ba doanh nghiệp công nghệ hàng đầu đầu tư vốn.
Theo TS.Nguyễn Đức Kiên - Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện IDS, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn của Thủ tướng cho biết, Nghị quyết cũng đặt ra một vấn đề rất mới đó là nâng cao năng suất lao động, nâng cao tính hiệu quả của các dịch vụ công, làm cho mọi người dân ở khắp các miền của Tổ quốc không bị giới hạn bởi địa lý hay khoảng cách, và đều được hưởng những dịch vụ công.
Một trong những triển khai mới nhất là dịch vụ y tế vùng xa, các cơ sở y tế của chúng ta hiện nay đang triển khai tích cực, đặc biệt là bệnh viện của các trường tuyến đầu. Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đều đã triển khai rất mạnh mẽ.
“Tôi thấy Nghị quyết của Đảng là một văn kiện có tính chất tổng thể, nó thể hiện mối quan hệ tổng thể, tương tác lẫn nhau trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó, trong việc thực hiện tinh thần của Nghị quyết 57, trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan của Quốc hội và Đảng đã có những phương thức năng động, sáng tạo và lấy yếu tố hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu. Việc này đã được thể hiện qua các văn bản pháp lý mà Quốc hội ban hành”- ông Kiên chia sẻ .
Nghị quyết 57 sẽ là động lực hỗ trợ cho khoa học công nghệ của Việt Nam nói chung và chuyển đổi số nói riêng. Đặc biệt, nó sẽ tạo ra những hành lang pháp lý chắc chắn trong việc huy động vốn để đảm bảo được mục tiêu mà chúng ta đặt ra. Và sẽ được thể hiện trong văn bản Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 14 này, từ 2026 đến 2030.
Chia sẻ về việc phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta đạt hai con số, theo TS. Nguyễn Đức Kiên đây là một thách thức rất lớn. Nếu không có các biện pháp đột phá, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam như hiện nay thì đầu tư là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đạt được cơ hội tăng trưởng như Nghị quyết Đại hội Đảng đã đặt ra.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen: Lợi nhuận sau thuế hợp nhất 06 tháng NĐTC 2024 - 2025 đạt 371 tỷ đồng...
Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý 2 niên độ tài chính (NĐTC) 2024 - 2025 (từ ngày 01/01/2025 đến ngày 31/3/2025). Theo...
Vì sao lãi quý 1 của GELEX tăng 68% so với cùng kỳ?
Kết thúc quý 1/2025, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của GELEX cán mốc 646 tỷ đồng, tăng 67,8% ( ≈ 68%) so với cùng kỳ....
HVC Group (HVH) đặt mục tiêu bùng nổ doanh thu 590 tỷ đồng, tham vọng tăng trưởng 50% trong năm 2025
HVC Group vừa tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, công bố kết quả ấn tượng trong năm 2024 và kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ cho năm 2025.
Lộ diện công ty thép đầu tiên báo lỗ trong quý 1/2025: Giá phôi thép giảm mạnh, chi phí bán hàng bất ngờ tăng vọt
Công ty Cổ phần Gang thép Cao Bằng (UPCoM: CBI) vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2025 ghi nhận lỗ sau thuế hơn 50,5 tỷ đồng...
Giá lợn hơi “phi nước đại”, DABACO báo lãi đậm trong quý I/2025
Quý I/2025, Dabaco thắng đậm, đạt doanh thu thuần hơn 3.609 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2024, lợi nhuận sau thuế đạt 508 tỷ đồng, gấp gần 7 lần cùng kỳ.
Vinamilk khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2025 đúng dịp kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất
Hòa cùng không khí cả nước hướng về dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã trao tặng 500.000 hộp...
Coteccons làm tổng thầu dự án 17.000 tỷ đồng của Ecopark: Tham vọng cán mốc doanh thu 25.000 tỷ...
Công ty cổ phần xây dựng Coteccons chính thức đảm nhiệm vai trò tổng thầu thi công các hạng mục quan trọng tại dự án Eco Retreat Long An quy mô hơn 220ha của Ecopark....
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng bước vào sân chơi robot: Sắp sản xuất người máy "Made in Vietnam" đầu tiên
Điểm nhấn nổi bật trong chiến lược 2025 của Vingroup là kế hoạch chế tạo thế hệ người máy đa năng đầu tiên mang thương hiệu "Made in Vietnam"...
Dự án NƠXH hơn 2.000 tỷ đồng tại Lào Cai: Golden Square bứt tốc nhờ hậu thuẫn từ hệ sinh thái Alphanam
Dự án sở hữu vị trí chiến lược ngay trung tâm hành chính mới của TP.Lào Cai và được phát triển bởi các doanh nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với Tập đoàn Alphanam...
Liên tục trúng thầu và khởi công dự án: Vinaconex tham vọng doanh thu 15.500 tỷ đồng trong năm 2025
Liên tiếp thắng thầu, liên tiếp khởi công, Vinaconex (VCG) đang tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ đầu năm 2025. Không chỉ vậy, "ông lớn" này còn đặt ra mục tiêu...
PVOIL đặt mục tiêu tăng trưởng 8%, chuẩn bị kinh doanh xăng Jet A1 vào cuối năm
Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán OIL) quyết tâm thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2025 trong bối cảnh thương chiến có thể ảnh hưởng tiêu cực đến...
Ông lớn làng thầu (HBC) bắt tay Ascending Strategies, chính thức tiến vào thị trường xây dựng 172 tỷ USD
Ngày 17/4/2025, HBC chính thức ký kết hợp tác với Ascending Strategies, đánh dấu bước đi lớn trong hành trình quốc tế hóa....
PLC đặt ‘ngôi sao’ hy vọng 2025 vào mảng nhựa đường, chia cổ tức tối thiểu 12%
Đại hội đồng cổ đông thường niên của Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (PLC) vừa qua đã cho thấy Ban lãnh đạo kỳ vọng mảng nhựa đường phục hồi nhờ đầu tư công tăng...
Năm 2025, PV Power khởi đầu ấn tượng trong quý I, tiếp tục tăng tốc trong quý II với các dự án lớn
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power, mã chứng khoán: POW) vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh quý I/2025 với nhiều chỉ tiêu tăng trưởng tích...
Công ty con của Vingroup doanh thu "khủng" năm 2024, chuẩn bị ra mắt siêu dự án Top 10 thế giới tại Hà Nội
CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam đang đẩy nhanh tiến độ thi công dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh (Hà Nội)...
Rót 150 tỷ đồng xây dựng nhà máy ống thép công suất 150.000 tấn, đặt mục tiêu doanh thu 23.000 tỷ: Thép Nam Kim đang...
Sau năm 2024 thắng lớn với lợi nhuận sau thuế tăng gần 286%, NKG tiếp tục bơm 150 tỷ đồng để khởi động dự án nhà máy ống thép tại Chu Lai...
"Ông lớn" công nghệ vừa mua công ty AI của Vingroup (VIC) muốn xây trung tâm nghiên cứu tầm cỡ tại Việt Nam
Lãnh đạo Tập đoàn Qualcomm cho biết, doanh nghiệp muốn xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ AI lớn tại Việt Nam. Đây sẽ là trung tâm R&D lớn...
THACO INDUSTRIES sắp xuất khẩu 195.000 phụ kiện ô tô sang Hàn Quốc, rục rịch “đánh thẳng” vào thị trường Bắc Mỹ
Quý I/2025, THACO INDUSTRIES đã ghi dấu ấn quan trọng khi xuất khẩu gần 40.000 bộ áo ghế ô tô sang Hàn Quốc, một thị trường nổi tiếng với yêu cầu chất lượng khắt khe.
CTCP Chứng khoán MB (MBS) phá đỉnh lợi nhuận quý I, dư nợ margin tăng hơn nghìn tỷ sau 3 tháng
Năm 2025, MBS đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 3.370 tỷ đồng, tăng 108% so với 2024. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.300 tỷ đồng, tăng 40% so với 2024.
Xem nhiều




