Vì sao Saigon Co.op ngang ngửa với nhà bán lẻ ngoại?
Chuyên gia chỉ lý do chính dẫn đến thành công của Saigon Co.op, nhà bán lẻ nội địa duy nhất đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn nước ngoài.
Bán hàng bình dân trong cửa hàng hiện đại
Đề cập về thị trường bán lẻ, PGS.TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp Bộ Công thương đánh giá, trong tất cả hệ thống phân phối trên đất Việt Nam, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP (Saigon Co.op) của người Việt được đánh giá là thành công nhất.
Cho đến nay, mạng lưới bán lẻ của Saigon Co.op phát triển dày đặc. Tính đến tháng 5/2019, Saigon Co.op đã phát triển gần 700 điểm bán, trong đó có 113 siêu thị Co.opmart, 4 đại siêu thị Co.opXtra cùng hơn 300 cửa hàng Co.op Food.
Hiện doanh nghiệp này đang chiếm 43% thị phần kênh siêu thị khi xét về doanh số bán hàng, gấp khoảng 4 lần so với doanh nghiệp đứng thứ hai.
Saigon Co.op cũng là đơn vị bán lẻ nội địa duy nhất có đủ sức cạnh tranh sòng phẳng với các "ông lớn" của nước ngoài như BigC (Thái Lan), Lotte Mart (Hàn Quốc) và Aeon Mall (Nhật Bản).
Đã có nhiều nghiên cứu nhằm lý giải tại sao Saigon Co.op lại thành công đến vậy và PGS.TS Phạm Tất Thắng cũng có những lý giải của riêng mình.

Thứ nhất, xuất phát điểm của Saigon Co.op là hệ thống hợp tác xã tiêu dùng của TP.HCM, mà trước đó hệ thống này đã phát triển mạng lưới tương đối dày đặc ở một thị trường lớn, có sức tiêu dùng cao. Đây là điểm thuận lợi để Saigon Co.op có cả nguồn cung và khách hàng truyền thống.
Thứ hai, Saigon Co.op thực hiện phương châm bán những mặt hàng bình dân ở một hệ thống hiện đại. Nhờ đó, họ có thể giữ được lượng khách hàng truyền thống của mình và khi lượng khách hàng truyền thống đó vẫn trung thành với hệ thống phân phối của Saigon Co.op, cộng với sự phát triển theo hướng ngày càng hiện đại và dày đặc hơn của hệ thống phân phối thì doanh nghiệp này càng thành công.
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, lý do thứ hai chính là lý do cơ bản và là yếu tố quan trọng nhất dẫn tới thành công của Saigon Co.op.
Saigon Co.op cũng phát triển các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng, giúp doanh nghiệp tạo được giá trị gia tăng trong hoạt động bán hàng. Chuyên gia đánh giá đây là sự cần thiết và là cách làm thông minh của Saigon Co.opp.
Bởi các nhà sản xuất của Việt Nam thường nhỏ lẻ, việc xây dựng thương hiệu cho riêng mình rất tốn công tốn của và mất nhiều thời gian. Saigon Co.op đã nắm bắt đúng nhu cầu của các nhà sản xuất - dựa vào uy tín, thương hiệu của Saigon Co.op để gắn vào sản phẩm của mình.
Cách làm này giúp khâu làm thương hiệu của các nhà sản xuất giảm chi phí, giảm thời gian, còn Saigon Co.op có được cái lợi là có thương hiệu riêng để giữ khách hàng truyền thống.
Đáng lưu ý, Saigon Co.op đã nắm bắt được xu thế tất yếu của thế giới là sự phát triển của các cửa hàng tiện lợi. Trên thế giới đã có nhiều cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh, thu được lợi nhuận rất cao như các cửa hàng tiện lợi của Thái Lan, 7-Eleven...
Tại Việt Nam, theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, nhiều đơn vị như Vinmart cũng mở các cửa hàng tiện lợi nhưng thực tế cho thấy họ chủ yếu thành công khi khai thác các cửa hàng tiện lợi nằm trong khu dân cư của Vingroup, còn mở ra bên ngoài thì chưa hẳn được như vậy do kinh nghiệm quản lý của Vinmart đối với hệ thống phân phối không nhiều.
Kết quả là, dù có rất nhiều thế mạnh (địa ốc, khu dân cư, khu vui chơi, giải trí hiện đại...) nhưng Vingroup đã phải chuyển giao hệ thống phân phối của mình dù họ đã đi rất đúng hướng là tự sản xuất ra những sản phẩm sạch ở nhiều địa phương, đưa chúng vào hệ thống phân phối.
Một điểm khác được vị chuyên gia đánh giá là sự khôn ngoan của Saigon Co.op, đó là khi đã thành công ở hệ thống phân phối nội địa thì Saigon Co.op mở rộng lĩnh vực kinh doanh theo hướng đa ngành.
Cách làm này được đánh giá là để tránh rủi ro "bỏ trứng chung một giỏ", giúp đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa hoạt động, lấy ngắn nuôi dài, lấy lĩnh vực này hỗ trợ lĩnh vực kia...
"Dĩ nhiên, lĩnh vực kinh doanh chính của Saigon Co.op vẫn là bán lẻ với hệ thống phân phối nội địa gồm hàng trăm siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, trung thâm thương mại... Đây cũng chính là lĩnh vực mang về nguồn thu lớn nhất cho Saigon Co.op", PGS.TS Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.
Để người Việt không mất Saigon Co.op
Khi Saigon Co.op thành công thì việc doanh nghiệp này rơi vào tầm ngắm của các nhà đầu tư là tất yếu, vấn đề là việc đầu tư ấy có đúng luật hay không.
Trong kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật tại Saigon Co.op, Thanh tra TP.HCM đã chỉ ra các dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản tại đơn vị này.
Trong đó, thông qua các hợp tác xã thành viên, lãnh đạo Saigon Co.op đã cho phép nhà đầu tư sở hữu vốn góp tại Saigon Co.op, dẫn đến nguy cơ Saigon Co.op bị thâu tóm.
Theo PGS.TS Phạm Tất Thắng, có thể Saigon Co.op còn liên kết, hợp tác với các nhà đầu tư nước ngoài và điều đó cũng hết sức bình thường bởi từ khi Việt Nam mở cửa thì hệ thống phân phối, trong đó có các siêu thị, được phát triển rất mạnh, nhiều đại gia, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư vào đây.
Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư dù trường vốn song lại không thành công. Điều đó cho thấy đầu tư vào hệ thống phân phối có yêu cầu riêng của nó, đòi hỏi cần phải có hành xử theo một chuyên môn cao, phù hợp với đặc trưng phát triển của hệ thống phân phối.
Các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là hệ thống phân phối, thì con đường đi tiện nhất, nhanh nhất là mua lại các hệ thống đã thành danh trên thị trường này. Một loạt siêu thị như Metro, BigC, siêu thị điện máy Nguyễn Kim... đã có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào. Điều đó là đúng quy luật.
"Cho nên, nếu việc hợp tác làm ăn, đầu tư thêm vốn, mua bán, sáp nhập của nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài làm tăng thêm sức mạnh của hệ thống phân phối thì đó cũng là đúng xu hướng, không nên đi ngược lại làm gì.
Có điều, để Saigon Co.op hay bất kỳ doanh nghiệp Việt nào không bị nước ngoài thâu tóm thì cần phải tỉnh táo khi lựa chọn các nhà đầu tư. Các nhà thương thảo phải xem xem đầu tư đó có thực sự vì hệ thống phân phối của mình không và có làm ăn chân chính hay không.
Nếu có sự hợp tác nào của nhà đầu tư làm cho chất lượng của Saigon Co.op được nâng lên thì nên theo vì đó là xu hướng của hội nhập kinh tế quốc tế", PGS.TS Phạm Tất Thắng chỉ rõ.
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Xem nhiều




