Việt Nam có thể lọt vào 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2036
Linh Vũ
Theo ấn bản thứ 13 của World Economic League Table 2022 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), Việt Nam sẽ có thể lọt top 20-30 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ này.
Nền kinh tế Việt Nam được quốc tế đánh giá là ví dụ điển hình cho các quốc gia đang phát triển khác sớm trở thành những nền kinh tế với “động cơ tên lửa đẩy”, nhiều chuyên gia, định chế tài chính tin tưởng, Việt Nam có thể lọt top 20-30 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thập kỷ tới.
Theo dự báo của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), tổ chức có trụ sở tại London, Anh, Việt Nam sẽ lọt vào top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2036.
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong những thập kỷ qua và được dự đoán tiếp tục tăng trưởng mạnh
Cụ thể, nền kinh tế Việt Nam sẽ lần lượt tăng từ hạng 36 (năm 2022) lên hạng 30 (năm 2026), hạng 24 (2031) và hạng 20 vào năm 2036. Như vậy tính từ năm 2021 đến năm 2036 (15 năm) Việt Nam thăng 21 hạng từ hạng 41 lên hạng 20 thế giới, còn nếu tính từ 2006 (30 năm) Việt Nam sẽ thăng 36 hạng từ hạng 56 lên hạng 20 thế giới.
Khi đó, ở khu vực ASEAN, Việt Nam sẽ đứng thứ 2 sau Indonesia (thứ 8), tiếp sau Việt Nam lần lượt là Thái Lan (thứ 22), Philippines (thứ 25), Malaysia (thứ 34), Singapore (thứ 41), Myanmar (thứ 87), Cambodia (thứ 95), Lào (thứ 101), Brunei (thứ 136), Timor Leste (thứ 165), theo CEBR.
Đứng sau Việt Nam có một loạt các nước châu Âu theo thứ tự sau: Ba Lan (thứ 21), Thụy Sĩ (thứ 23), Ireland (thứ 28), Áo (thứ 29), Thụy Điển (thứ 30), Bỉ (thứ 31), Israel (thứ 32), Rumania (thứ 36), Na Uy (thứ 39), Đan Mạch (thứ 43), Czech (thứ 46), Phần Lan (thứ 52), Bồ Đào Nha (thứ 55), Hungary (thứ 56), Hy Lạp (thứ 58).
Tại hội thảo “Triển vọng Thị trường 2022” được Ngân hàng HSBC Việt Nam tổ chức, ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) kiêm Chủ tịch tập đoàn Jardine Matheson tại Việt Nam, đã nhận định: T rong khi con tàu kinh tế thế giới khó lường và triển vọng toàn cầu vẫn bất ổn, thì “niềm hy vọng lớn lao đã được thắp lên ở Việt Nam” và quốc gia Đông Nam Á này vẫn là điểm sáng khá tích cực.
Doanh nhân Đỗ Cao Bảo, Ủy viên HĐQT Công ty cổ phần FPT, một trong các thành viên sáng lập Tập đoàn FPT, cũng cho rằng Việt Nam sẽ lọt vào 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2036, với tổng GDP quốc gia là 1.579 tỷ USD (tính theo giá hiện tại).
Một trong những động lực tạo nên mức tăng trưởng này chính là lực lượng 56 triệu lao động trẻ, năng động và ngày càng am hiểu công nghệ, giúp Việt Nam trở thành một trong những lực lượng lao động lớn nhất thế giới xét cả về số lượng tuyệt đối và tỷ lệ tương quan với dân số.
Mặt khác, Việt Nam liên tục là một trong những quốc gia thu hút FDI hàng đầu thế giới xét về tỷ trọng với GDP, chỉ đứng sau Malaysia trong nhóm các nền kinh tế ASEAN.
Trong bối cảnh các công ty đa quốc gia tìm cách mở rộng hoạt động tại Việt Nam, một phần do chiến lược China+1 và một phần 15 Hiệp định Tự do Thương mại Việt Nam đã tham gia, thị trường xuất khẩu FDI sẽ còn tiếp tục tăng trưởng.
Theo Bộ Kế hoạch & Đầu tư, vốn FDI thực hiện trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Dù vậy, để đạt được viễn cảnh nêu trên, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang phải đối mặt nhiều thách thức, đó là cải thiện khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện cơ chế tạo điều kiện dễ dàng hơn cho hoạt động kinh doanh, thu hút đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao, thúc đẩy chuyển giao công nghệ và chuyển đổi số trên mọi mặt của cuộc sống,…
Nền kinh tế thế giới có thể suy giảm trong năm nay và năm tới.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết 1/3 nền kinh tế trên thế giới có thể sẽ suy giảm vào năm nay và năm tới, trong bối cảnh các nước đang chịu tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng và thực phẩm tăng, lạm phát leo thang và lãi suất tăng mạnh.
Ngoài ra, tình trạng thiếu hụt lao động toàn cầu đang kìm hãm tăng trưởng. Năm 2022, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự đoán mức thâm hụt số giờ làm việc toàn cầu tương đương với 52 triệu lao động toàn thời gian bị mất việc trên thế giới.
Sáng 22/5, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi đến năm 2030,...
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...