Vốn chờ dự án đến bao giờ?
Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, tỉ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các Bộ, ngành 6 tháng đầu năm nay chỉ đạt mức “khiêm tốn”: 27,2% (3.225 tỷ đồng), chỉ có 5/11 Bộ, ngành có giải ngân.
Thật là một con số đáng báo động!
![]() |
Có mấy đơn vị được coi là dẫn đầu về giải ngân cũng chỉ đạt mức dưới 50%, như Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (47%), Bộ Giao thông Vận tải (31%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hơn 30%); có bộ chỉ giải ngân được 4 đến 5% và có những bộ... không tiêu được đồng nào. Ở các địa phương, tình trạng ì ạch kể trên cũng một gam màu như các cơ quan trung ương.
Năm 2023, có 50 địa phương trên cả nước được giao hơn 34.515 tỷ đồng vốn ODA. Trong nửa đầu năm, tỷ lệ giải ngân vốn ODA của các địa phương trên cả nước rất thấp, khoảng 6,32%. Đáng lo ngại là, chỉ có 8/50 địa phương giải ngân đạt hơn 15%, có tới 13 địa phương chưa tiêu được đồng nào.Riêng thủ đô Hà Nội triển khai khá nhiều giải pháp tích cực, đã giải ngân 3.371,4 tỷ đồng, trong đó, vốn ODA cấp phát là hơn 2.260,8 tỷ đồng, vốn ODA cho vay lại là hơn 1.110 tỷ đồng. Tính đến ngày 15/6, thành phố đã giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn nước ngoài hơn 940,813 tỷ đồng, tương đương 27,91%. Tuy được đánh giá có nhiều cố gắng nhưng vẫn là con số ở mức rất thấp.
Tình trạng có tiền không tiêu được vì vướng đủ thứ đã kéo dài trong mấy năm qua, nhất là trong hơn hai năm ảnh hưởng đại dịch Covid-19. Từ Thủ tướng Chính phủ đến lãnh đạo các cơ quan hữu quan liên tục cảnh báo, nhắc nhở chuyện giải ngân quá chậm. Rất nhiều yêu cầu được đưa ra, như hủy dự toán, dự án; xử lý cán bộ kém năng lực hoặc né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, tuy nhiên cũng chưa thấy vị lãnh đạo nào bị gọi tên vì “không tiêu được tiền”.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn tới sự đóng băng này có nhiều và đã kéo dài, hội nghị nào cũng nói, cơ quan, đơn vị nào cũng nói. Nào là, do chậm giải phóng mặt bằng, tái định cư; do chưa hoàn tất ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế; do vướng mắc, tranh chấp giữa nhà thầu và chủ đầu tư về giá trị trượt giá, khối lượng, giá trị cuối cùng. Nào là việc tháo gỡ vướng mắc khi áp dụng chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa kịp thời; đơn giá bồi thường đất đai chưa sát thực tế, khiến dự án chậm triển khai; giá cả vật liệu xây dựng tăng chóng mặt; nguồn vốn đã bố trí nhưng hồ sơ thủ tục lây nhây, sửa một vài dòng, điều chỉnh vài con số có khi mất mấy tháng.
Cũng phải kể đến việc một số gói thầu nằm yên trên giấy do việc chậm điều chỉnh chủ trương đầu tư, v.v và v.v.. Kể ra một thôi một hồi như thế rồi kết luận: Những vướng mắc nêu trên thuộc trách nhiệm xử lý của Ban quản lý dự án, cơ quan chủ quản dự án và các nhà tài trợ.
Thú thật, nghe mãi cái nguyên nhân này mà chán quá. Toàn là lỗi “khách quan”, chả thấy lỗi chủ quan, chả thấy con người đâu. Trong hội nghị người đứng trên bục thì chối bay trách nhiệm, người ngồi dưới thì lắc đầu: Chả phải như các vị ấy nói đâu, lỗi chủ quan, lỗi do con người là chính đấy. Cái tổ con tò vò là ở chỗ, người ta tiêu tiền to thì được bỏ túi bao nhiêu tiền nhỏ trong cái gói ấy? “Lò” chống tham nhũng đang cháy rừng rực, dây vào khoản hoa hồng có khi mất ghế. Vậy nên, không ít vị chọn cách chả làm gì, nhiệm kỳ sắp hết rồi, tuổi hưu sắp đến rồi, khỏi lo hạ cánh không an toàn (!).
Chúng ta đều biết, muốn đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế thì phải làm thật tốt việc giải ngân nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài nói riêng và đầu tư công nói chung. Nói giải ngân chậm nghe có vẻ không có gì nguy cấp, thật ra thì đó là một sự thật rất đáng lo: tiền đi vay nằm yên trong kho bạc, lãi suất vẫn phải trả, do tiền chi không hết mà dẫn đến lãng phí ghê gớm, tăng gánh nặng cho ngân sách.
Chính phủ đã có nhiều biện pháp quyết liệt để khắc phục nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công. Gắn với trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, lấy kết quả giải ngân vốn đầu tư công là căn cứ để đánh giá, khen thưởng, bồi dưỡng, đề bạt cán bộ. Đồng thời kiên quyết xử lý những tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ vì lý do chủ quan; xử lý nghiêm các trường hợp chủ đầu tư thiếu trách nhiệm, dây dưa trong việc giải ngân, làm chậm tiến độ.
Khâu đột phá nào để khơi thông điểm nghẽn? Hay nói giản dị như các lão nông Nam bộ là, làm sao tiêu tiền? Thưa rằng, nếu ở nơi nào không đủ khả năng giải ngân do đóng băng quá lâu thì đề nghị hủy, chuyển dự toán cho dự án khác. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ hơn, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư công. Thay thế, cách chức ngay những cán bộ, nhất là người đứng đầu không đủ năng lực, né tránh trách nhiệm, không muốn làm vì không được hưởng lợi, không chịu làm vì khó tìm ra kẽ hở để chia chác trong nhóm lợi ích, những người này dân gian gọi là “chưa động mõ đã gõ thớt”.
Chưa có cách làm hay nhất thì tiếp tục suy nghĩ, chứ không phải là không có cách làm.
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Xem nhiều




