Xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp cách nào?
Bộ Tài chính trình Chính phủ hai phương án sửa Nghị định liên quan đến việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp vì còn nhiều ý kiến trái chiều...
Bộ Tài Chính vừa có đề nghị Bộ Tư pháp có ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi Nghị định số 153/2020/NĐ-CP và ngưng hiệu lực thi hành, sửa đổi một số điều của Nghị định số 65/2022/NĐ-CP liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Nhiều nguyên nhân khiến trái phiếu doanh nghiệp
Theo Bộ Tài chính, từ sau vụ việc Tân Hoàng Minh, khối lượng phát hành TPDN giảm và khối lượng mua lại tăng. Từ sau khi Nghị định số 65 được ban hành và có hiệu lực thi hành (ngày 16/9/2022) đến 25/12/2022, các doanh nghiệp đã phát hành được 8.292,3 tỷ đồng, trong đó khối lượng phát hành của doanh nghiệp xây dựng chiếm 13,08%, doanh nghiệp bất động sản chiếm 13,63%, doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ chiếm 16,34%, tổ chức tín dụng chiếm 10,52%, còn lại là các lĩnh vực khác.
Từ tháng 09/2022, thị trường TPDN bị tác động mạnh bởi khó khăn của thị trường tiền tệ khi lãi suất tăng mạnh, tỷ giá VND so với USD tăng mạnh . Đặc biệt từ ngày 06/10/2022, sau vụ việc Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, diễn biến trên thị trường tài chính, tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu tiếp tục khó khăn.
Theo đó, khối lượng phát hành trái phiếu mới sụt giảm; khối lượng mua lại tăng và có hiện tượng nhà đầu tư bán lại trái phiếu; khối lượng trái phiếu đến hạn trong thời gian tới lớn, doanh nghiệp có khó khăn về dòng tiền để cân đối nguồn lực thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn và huy động vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đánh giá về nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên, Bộ Tài chính cho biết trước hết là do sai phạm của một số doanh nghiệp khi bị cơ quan điều tra phát hiện và một số tin không chính thống, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường và niềm tin của nhà đầu tư.
Cùng với đó là thanh khoản của cả nền kinh tế gặp khó khăn nên doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và cân đối dòng tiền. Trong khi đó, lãi suất ngân hàng tăng mạnh trong thời gian ngắn dẫn đến xu hướng dịch chuyển dòng vốn từ thị trường chứng khoán sang kênh ngân hàng, nhà đầu tư bán lại TPDN để chuyển sang gửi tiền tiết kiệm ngân hàng với lãi suất cao.
Bộ Tài chính cũng chỉ rõ, nguyên nhân chủ yếu của thị trường TPDN là xử lý vấn đề về niềm tin và thanh khoản của thị trường nên ngày 23/11/2022 Bộ Tài chính đã tổ chức buổi làm với các doanh nghiệp phát hành có dư nợ trái phiếu lớn và một số công ty chứng khoán về các khó khăn, vướng mắc của thị trường để kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền các giải pháp vĩ mô về chính sách tiền tệ, vấn đề truyền thông, thanh kiểm tra và tổ chức thị trường để lấy lại niềm tin và tháo gỡ khó khăn thanh khoản cho thị trường.
Riêng về vấn đề pháp lý, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN nghiên cứu, rà soát Luật Chứng khoán và phối hợp với Bộ KHĐT rà soát Luật Doanh nghiệp để sửa đổi các nội dung về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ. Về quy định tại Nghị định số 65, các doanh nghiệp phát hành, thành viên thị trường và các chuyên gia đánh giá định hướng của Nghị định là tốt trong trung, dài hạn.
Tuy nhiên do nền kinh tế gặp khó khăn về thanh khoản và niềm tin của thị trường bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối nguồn tiền cho sản xuất kinh doanh, thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn trong năm 2022-2023 nên Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã có các chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu, đánh giá, đề xuất điều chỉnh lộ trình áp dụng quy định tại Nghị định số 65 trong bối cảnh hiện nay.
Trình Chính phủ 2 phương án
Trước tình hình trên, Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các đơn vị báo cáo Thủ tướng Chính phủ để sửa đổi Nghị định số 65. Tờ trình được đưa ra xin ý kiến Bộ Tư pháp cho biết, Bộ Tài chính xây dựng và trình Chính phủ 2 phương án.
Phương án 1 là ngưng hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2023 đối với quy định về xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp tại Nghị định 65. Từ ngày 01/1/2024 sẽ tiếp tục thực hiện các quy định này.
Bộ Tài chính đánh giá ưu điểm của phương án này là thị trường có thêm thời gian để điều chỉnh và có thể duy trì cầu đầu tư trái phiếu từ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân, đặc biệt trong bối cảnh thanh khoản thị trường gặp khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư cá nhân rất thận trọng sau các vụ việc vi phạm vừa qua nên số lượng nhà đầu tư có nhu cầu thực tế là không nhiều.
Còn nhược điểm của phương án này là có thể sẽ có một số lượng nhà đầu tư thiếu hiểu biết tiếp tục mua TPDN vì ham lãi suất cao mà không đánh giá đầy đủ rủi ro của trái phiếu, dẫn đến khó thanh lọc, nâng cao chất lượng nhà đầu tư chuyên nghiệp để giải quyết những rủi ro thời gian trước đây.
Do đó, để thực hiện chính sách này, dự kiến cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục thực hiện các giải pháp như thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ quy định của pháp luật, đánh giá đầy đủ rủi ro của doanh nghiệp phát hành và trái phiếu trước khi mua, hiểu rõ bản chất của TPDN phát hành riêng lẻ và chịu trách nhiệm khi quyết định đầu tư mua trái phiếu; tăng cường quản lý giám sát thông qua Sở GDCK, TTLKCK và các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến TPDN (tổ chức tư vấn hồ sơ, phân phối, lưu ký trái phiếu) để ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm quy định của pháp luật phân phối TPDN cho nhà đầu tư cá nhân.
“Tuy nhiên, hiệu quả của các giải pháp này phụ thuộc phần lớn vào ý thức của nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân; khi lãi suất trái phiếu được đẩy lên cao (thường vượt cao hơn lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ngân hàng) thì nhà đầu tư có xu hướng ham lãi suất mà không đánh giá đến rủi ro như thời gian vừa qua.” – Bộ Tài chính phân tích.
Phương án 2 là tiếp tục thực hiện quy định tại Nghị định số 65 về việc xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Ưu điểm của phương án này là phù hợp với bản chất của phát hành TPDN riêng lẻ dành cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và mục tiêu khi ban hành Nghị định số 65 là giảm thiểu rủi ro phân phối, chào mời nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu. Theo đó, đảm bảo tính an toàn và bền vững của cầu đầu tư TPDN, ngăn ngừa phát sinh các vụ việc lừa đảo nhà đầu tư phải xử lý hình sự gây nhiều hệ lụy.
Ngoài ra, theo Luật Chứng khoán thì có nhiều cách để xác định tư cách nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân. Ngoài xác định bằng danh mục chứng khoán theo quy định tại Nghị định số 155/2020/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định số 65, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân còn có thể chứng minh tư cách bằng (i) thu nhập chịu thuế từ 01 tỷ đồng trở lên (sắp đến thời điểm quyết toán thuế hàng năm 31/03); (ii) chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
Nhược điểm của phương án này là trước mắt, nhu cầu mua TPDN của nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân có thể giảm.
Bộ Tài chính cho biết, ý kiến các Bộ, ngành, tổ chức quốc tế, chuyên gia cho tháy có 41% ý kiến đồng ý theo phương án 1 (04/08 Bộ, ngành là Bộ CA, Bộ KHĐT, Bộ XD, UBGSTCQG; 03/06 chuyên gia và 0/3 tổ chức quốc tế); 35% ý kiến phản đối phương án ngưng thực hiện quy định nhà đầu tư chuyên nghiệp và đề nghị tiếp tục thực hiện theo Nghị định số 65 (phương án 2) (01/08 Bộ, ngành là Thanh tra Chính phủ; 02/06 chuyên gia và 03/03 tổ chức quốc tế); 24% không thể hiện quan điểm (03/08 Bộ, ngành là Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Kiểm toán nhà nước).
Do còn nhiều ý kiến khác nhau giữa các đơn vị, Bộ Tài chính trình Chính phủ cả 02 phương án nêu trên.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhiều kỳ vọng cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
-
'Đặc sản' Táo xã hội với loạt câu nói bắt trend gây bão từ chủ đề bất động sản đến chứng khoán khiến giới đầu...
-
Cường Đô la khoe “lãi” đầu tư chứng khoán cả năm, ai nấy đều bất ngờ với kết quả: Đại gia phố núi ăn mừng...
-
Bảng Anh tăng mạnh, Yen Nhật và Bitcoin tiếp tục đi lên, vàng giảm cùng chứng khoán
Ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ mua 85% lượng cổ phiếu MSN đã đăng ký
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do không đạt được thỏa thuận.
Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.