Xây mới 100 cây cầu, sân bay thứ 2 vùng Thủ đô chuyển về Tiên Lãng: Hải Phòng chuẩn bị 'sốt đất' khắp nơi?
Câu chuyện sốt đất ăn theo các dự án hạ tầng hoặc quy hoạch sân bay đang gây nhiều chú ý trong giới đầu tư bất động sản. Liệu kịch bản "sốt đất" tương tự có xảy ra tại Hải Phòng khi địa phương này chuẩn bị xây mới 100 cây cầu, đồng thời Sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô cũng sẽ được chuyển về huyện Tiên Lãng?
Xây mới 100 cây cầu trong 5 năm
Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Hải Phòng, để hoàn thiện hạ tầng giao thông, TP Hải Phòng lên kế hoạch xây dựng 100 cây cầu trong 5 năm, được thực hiện giai đoạn 2020-2025. Trong đó 5 cây cầu hoàn thiện từ nay đến hết năm 2021.
Cũng trong năm 2021, Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng sẽ trình lãnh đạo thành phố thông qua kế hoạch xây dựng 57 cầu, bao gồm: 3 cầu kết nối vùng là cầu Lại Xuân, cầu Nghìn 2, cầu Lô Đông nối xã Vĩnh Long (huyện Vĩnh Bảo) với huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình); 7 cầu kết nối giữa các quận, huyện và 41 cầu trong các quận, huyện; 5 cầu vượt tại các nút giao khác mức; một cầu trên vành đai 2 và vành đai 3.
Trong giai đoạn 2022-2025, Sở Giao thông Vận tải Hải Phòng đề xuất xây dựng 29 cầu. Trong đó, 2 cây cầu qua sông Hóa kết nối với tỉnh Thái Bình; cầu Máy Chai qua sông Cấm; cầu Rào 3 qua sông Lạch Tray; cầu An Trì nối quốc lộ 5 với đường Máng Nước của huyện An Dương; cầu Tân Liên - Cấp Tiến nối xã Tân Liên (Vĩnh Bảo) với xã Cấp Tiến (Tiên Lãng); mở rộng cầu Nguyệt Áng trên đường 354 nối Kiến An với An Lão; cầu Vàng 2 mở rộng trên đường 360 An Lão; cầu Máy Đá nối Lán Bè; 6 cầu qua sông kết nối các quận, huyện; 8 cầu trong các quận, huyện; 7 nút giao khác mức; 6 cầu trên vành đai 2 và vành đai 3.
Dự kiến tổng vốn đầu tư các cây cầu nêu trên khoảng 38.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố hiện còn có 19 dự án cầu đang triển khai, gồm nhiều cầu lớn như cầu Bến Rừng; cầu Nguyễn Trãi... với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, cho biết trong năm 2021 thành phố sẽ tập trung hoàn thiện, khánh thành các công trình đang thi công theo kế hoạch đề ra.
Dự kiến năm 2021, 5 cây cầu sẽ được hoàn thành, bao gồm: Cầu Rào, cầu Dinh (kết nối huyện Thủy Nguyên với thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), cầu Quang Thanh (kết nối huyện An Lão với huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương), cầu Tràng Kênh (nằm trong dự án cải tạo đường thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên), cầu qua sông Đa Độ (đã hoàn thành 1/2021 trong Dự án đường 403 giai đoạn 2, huyện Kiến Thụy).
Sân bay thứ 2 vùng Thủ đô sẽ chuyển về Tiên Lãng?
Mới đây nhất, UBND TP Hải Phòng đã đề xuất quy hoạch Tiên Lãng là sân bay thứ hai trong vùng Thủ đô Hà Nội dù không nằm trong vùng này.
Cụ thể, trong công văn gửi Bộ GTVT tham gia ý kiến về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, UBND TP Hải Phòng đề nghị Bộ GTVT xem xét xác định sân bay Tiên Lãng là cảng hàng không quốc tế số 2 Vùng Thủ đô.
Theo UBND TP Hải Phòng, tại Nghị quyết số 45/NQ-TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển TP Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định đến năm 2045, TP Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu Châu Á và thế giới.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 đang được Bộ Xây dựng thẩm định có quy hoạch sân bay Tiên Lãng (sau năm 2045) cùng các quy hoạch đường bộ, đường sắt đô thị kết nối sân bay Tiên Lãng.
Do đó, UBND TP Hải Phòng đề nghị Bộ GTVT xem xét xác định sân bay Tiên Lãng là cảng hàng không quốc tế số 2 Vùng Thủ đô trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Lãnh đạo TP Hải Phòng cũng đề nghị đơn vị chủ trì lập Quy hoạch xem xét nâng công suất dự kiến của Cảng hàng không quốc tế Cát Bi để phù hợp với công suất dự kiến tại Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 theo hướng đến năm 2030 đạt công suất 13 triệu hành khách/năm; năm 2045 là 27,6 triệu hành khách/năm.
Đặc biệt, UBND TP Hải Phòng còn đề nghị bổ sung vào quy hoạch sân bay taxi tại Cát Bà, Bạch Long Vĩ phục vụ du lịch và cứu hộ.
Trước đó, Tại dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang xin ý kiến các bộ, ngành và địa phương, cảng hàng không quốc tế thứ hai vùng Thủ đô có công suất 50 triệu hành khách/năm được đề xuất nghiên cứu sau năm 2030.
Hải Phòng có lên cơn sốt đất?
Thời gian gần đây, câu chuyện sốt đất ăn theo quy hoạch sân bay đang gây nhiều chú ý trong giới đầu tư bất động sản.
Mới đây nhất là cơn sốt đất khu vực ven sân bay Téc-níc Hớn Quản (Bình Phước) vừa xảy ra trong tháng 2 vừa qua, khi xuất hiện thông tin sắp quy hoạch đất tại địa phương này để xây sân bay Téc-Ních với diện tích lên tới 500 héc-ta.
Ngay sau khi đoàn khảo sát của tỉnh Bình Phước đến để khảo sát vị trí để xin chủ trương quy hoạch sân bay, cơn sốt đất quanh khu vực sân bay Téc – Ních, huyện Hớn Quản đã lập tức bùng lên.
Môi giới và các nhà đầu tư ồ ạt đổ lên Bình Phước để chèo kéo, dụ dỗ người dân mua bán đất. Giá đất tại đây tăng chóng mặt, các khu vực gần sân bay có giá bán tăng gấp 4,5 lần mức giá trước khi có thông tin đề xuất quy hoạch sân bay, từ 150 đến 200 triệu/450-500 m2 lên đến 800 đến 1 tỷ đồng tùy từng vị trí, các xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước trở thành tâm điểm của cơn sốt đất…
Nhiều người dân địa phương chạy theo cơn sốt và bán đi những mẩu đất là nguồn thu nhập chính khi đang được sử dụng để trồng cây cao su và thu hoạch mủ cao su để nuôi sống gia đình…
Tuy nhiên, cơn sốt diễn ra chóng vánh rồi nhanh chóng bị vỡ chỉ sau khoảng nửa tháng, chỉ còn lại hệ quả sau khi một cơn sốt đất đi qua.
Theo các nhà đầu tư có kinh nghiệm, cơn sốt đất ở Bình Phước thực chất chỉ là “sốt ảo”, được tạo bởi một nhóm nhà đầu tư đã mua với giá rẻ trước đó. Sau khi có thông tin Bình Phước dự kiến lập đề án quy hoạch xây dựng sân bay thì những người này bung hàng ra bán, bằng hình thức sang tay, mua đi bán lại… nhằm tạo cơn sốt ảo để lôi kéo người mua…
Khoảng một năm trước, “kịch bản” sốt đất này cũng diễn ra tại xã Bình Ba, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khi UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có văn bản chấp thuận cho một tập đoàn lớn khảo sát, nghiên cứu lập dự án tại xã Bình Ba và thị trấn Ngãi Giao (huyện Châu Đức).
Ngay sau đó, trên mạng xã hội đã lan truyền cảnh người, xe tấp nập đến địa phương này để mua bán, trao đổi, tìm hiểu về đất đai, tạo ra một khung cảnh hỗn loạn, người dân hoang mang.
Trước đó, cơn sốt đất cũng diễn ra tại Phan Thiết, Bình Thuận vào năm 2019 với kịch bản tương tự khiến không ít nhà đầu tư thứ cấp bị “mắc cạn” và thiệt hại nặng nề.
Trở lại với câu chuyện Hải Phòng đề xuất quy hoạch sân bay thứ 2 vùng Thủ Đô, với những gì đã diễn ra trên thị trường bất động sản, nhiều người lo ngại “cò” đất và giới đầu tư sẽ đổ bộ địa phương này và tạo nên những kịch bản tương tự như Hớn Quản, Châu Đức, Phan Thiết,…
Tại huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, giá nhà đất xung quanh các khu vực dự kiến xây dựng sân bay hiện đang còn khá thấp.
Cụ thể, ở thôn Đông Quy, Đường 212, Xã Toàn Thắng, huyện Tiên Lãng, ngõ rộng 5m đang được rao bán với giá khoảng 3,6 triệu đồng/m2; Ở trung tâm xã Kiến Thiết, giá đất đang được rao bán khoản hơn 10 triệu đồng/m2; Ở những vị trí trung tâm huyện Tiên Lãng đang được bán với giá khoảng 15 – 16 triệu/m2…
Hiện tại, dù TP Hải Phòng đang đề xuất quy hoạch sân bay thứ 2 vùng thủ đô, nhưng giá đất và thị trường đất đai tại địa phương này đang khá yên bình, chưa có dấu hiệu lên “cơn sốt”.
Theo TS Sử Ngọc Khương - Giám đốc cấp cao, Savills Việt Nam, sân bay không phải là cây đũa thần làm cho nền kinh tế của tỉnh và thị trường bất động sản khởi sắc chỉ trong một thời gian ngắn. Hơn nữa, việc xây dựng một sân bay cũng không thể là một bước ngoặt cho kinh tế toàn tỉnh.
TS. Sử Ngọc Khương cho rằng, việc có sân bay tại địa phương không phải là yếu tố chính để thu hút đầu tư. Những yếu tố quan trọng hơn trong việc gia tăng giá trị bất động sản và tạo sức hút trên thị trường bao gồm cung cấp đầy đủ các tiện ích xã hội như trường học bệnh viện, giao thông thuận lợi, và cơ hội nghề nghiệp…
TIN LIÊN QUAN
-
Chuyên gia mách nước cho nhà đầu tư cá nhân không bị mất tiền trong cơn sốt đất
-
Vỡ bong bóng sốt đất huyện Hớn Quản – Sân bay không phải 'cây đũa thần'
-
Trăm cơn 'sốt đất', một kịch bản: Tin đồn biến thành cuộc chơi của giới đầu cơ, khi nhà đầu tư đổ xô mua thì 'sập'
-
Lại sốt đất cục bộ tại nhiều địa phương thị trường bất động sản phía Nam
-
Sốt đất cục bộ trong năm 2021 sẽ xảy ra tại những khu vực nào?
-
Cẩn trọng 'cơn sốt đất' vùng ven trung tâm Hà Nội
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Bắc Ninh rà soát tổng thể dự án khu đô thị 3.569 tỷ đồng
Bất động sản quanh Vành đai 4 lại "nổi sóng"; Hà Nam bãi bỏ chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội; Hải Dương phát hiện nhiều thiếu sót...
Bồi thường thiệt hại về nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất
Tại Điều 102 Luật Đất đai 2024 (có hiệu lực từ tháng 8/2024) quy định về bồi thường thiệt hại về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất khi Nhà nước...
Bài 3: Sớm đưa các chính sách vào cuộc sống - Nỗ lực, quyết tâm từ Chính phủ và Quốc hội
Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 được Quốc hội khóa XV thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024, đã thể chế hóa...
VARS công bố Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Chiều 22/11, tại Hà Nội, Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) đã tổ chức Công bố Bộ Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 23/11: Hà Nội giao Vingroup hơn 127,4ha đất triển khai dự án Green City
TP HCM tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội; Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế;...
Hiệu quả từ những chính sách liên quan đến nhà ở, bất động sản Bài 2: Nhiều quy định mới thông thoáng hơn
Sau khi có hiệu lực thi hành ngày 01/8/2024, Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Nhà ở 2023 đã góp phần kịp thời thể chế hóa các chủ...
Tập đoàn Vingroup nhận bàn giao hơn 127,4ha đất xây dựng dự án Green City
UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định giao hơn 127,4ha đất (đợt 1) tại các xã: Tân Hội, Liên Trung, Tân Lập, Liên Hà thuộc huyện Đan Phượng, đã hoàn thành giải phóng...
Bài 1: Làn gió chính sách mới tác động tới thị trường bất động sản
3 Luật: Nhà ở, Kinh doanh bất động sản Đất đai có hiệu lực thi hành sớm từ ngày 01/8/2024 được kỳ vọng sẽ “phá bỏ” các rào cản liên quan đến thu hồi đất...
Giải mã bí quyết giúp Vincom Retail giữ vững vị thế đối tác cho thuê số 1 thị trường
Khởi đầu vào năm 2004 với Vincom Center Bà Triệu (Hà Nội), chỉ sau hai thập kỷ, Vincom đã sở hữu 88 trung tâm thương mại (TTTM) hiện diện tại 48/63 tỉnh thành...
“Cha chung” đã có người khóc
“Cha chung không ai khóc”, câu thành ngữ quen thuộc này chỉ sự thờ ơ, vô trách nhiệm đối với công việc chung. Nó xuất phát từ tâm lý “đèn nhà ai nhà ấy rạng”...
Quyền của chủ sở hữu nhà ở
Hiện nay, chủ sở hữu nhà ở có những quyền gì? Để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.
Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương mại, du lịch, kích thích...
Đại biểu Quốc hội băn khoăn khi mở rộng đất làm nhà ở thương mại
Ngày 21/11/2024, tại Hội trường Quốc hội, các đại biểu đã thảo luận về dự thảo Nghị quyết thí điểm mở rộng việc sử dụng đất để thực hiện các dự án...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 22/11: Thanh tra toàn diện dự án sân golf và nghỉ dưỡng ở Bắc Giang
TP HCM triển khai kế hoạch xử lý các dự án tồn đọng, chậm tiến độ; Thanh Hóa có thêm khu công nghiệp hơn 1.000 tỷ đồng;...
Hà Nội sẽ làm 3 cây cầu bắc qua sông Hồng giai đoạn 2025-2030
Mới đây, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có văn bản số 532/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh...
Thống nhất chủ trương thực hiện đầu tư xây dựng các cầu lớn tại Hà Nội
UBND Thành phố Hà Nội vừa có thông báo số 532/TB-VP về tình hình triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng trên địa bàn Thành phố.
Thành phố Hồ Chí Minh: Đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top nơi có giá thuê mặt bằng đắt đỏ nhất thế giới
Theo Cushman & Wakefield, năm 2024, đường Đồng Khởi tiếp tục lọt top điểm bán lẻ đắt nhất Việt Nam và xếp hạng 14 trên toàn cầu.
Giá chung cư tại Hà Nội sẽ tiếp tục khai phá đỉnh mới, dự báo giá 72 triệu đồng/m2 vào năm 2025
Thị trường chung cư Hà Nội trong năm 2025 sẽ có khoảng hơn 30.000 căn hộ mới - tương đương với giai đoạn cao điểm 2016 - 2019. Tuy nhiên, giá căn hộ mở mới sẽ trung bình đạt 72 triệu đồng/m2 (chưa bao gồm thuế VAT và phí bảo trì) tăng 75% so với quý I/2022.
Bãi bỏ 28 văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực đất đai từ ngày 1/1/2025
Ngày 20/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai...