3.000 tỷ cấp bù lãi suất: Để tiền không đi lạc...
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, để cho vay đúng đối tượng, tránh móc ngoặc với doanh nghiệp 'cánh hẩu', cần quản lý, giám sát chặt chẽ.
Tại phiên họp thứ 3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ yêu cầu Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định ngay trong kỳ họp tháng 10 các giải pháp về cấp bù lãi suất cho ngân hàng để giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho doanh nghiệp và giải pháp hỗ trợ dựa trên chi phí lao động.
Theo ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng tương đương quy mô dư nợ hơn 100.000 tỷ đồng với lãi suất 3-4%/năm sẽ được ngành ngân hàng bơm ra nền kinh tế trong thời gian tới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) đánh giá, trong bối cảnh hiện nay, việc cấp bù lãi suất là biện pháp cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp. Xét trên tổng vốn tín dụng của Việt Nam, 100.000 tỷ đồng "không thấm vào đâu" nhưng xét việc triển khai gói tín dụng trong thời gian ngắn, đến cuối năm nay hoặc sang năm 2022, số tiền này không hề nhỏ, làm gia tăng năng lực tài chính của doanh nghiệp, giúp họ trụ vững và vượt qua thời điểm khó khăn này.
Tuy nhiên, vị chuyên gia cũng lưu ý một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động cho vay. Trước hết, đó là ai được vay, tiêu chuẩn thế nào? Đây là khoản hỗ trợ gián tiếp của Nhà nước cho doanh nghiệp thông qua ngân hàng. Nhà nước cấp tiền cho ngân hàng vì thế khó đảm bảo được ngân hàng có cho vay đúng đối tượng hay không? Có hay không tình trạng xin - cho, móc ngoặc giữa ngân hàng với doanh nghiệp "cánh hẩu", sân sau, huống chi hiện tượng này đã từng xảy ra trước đây?
Điểm khác, khi gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng được tung ra, dòng tiền lớn được bơm vào nền kinh tế nó sẽ tác động thế nào đến lạm phát, vay nợ và các nhân tố khác? Lạm phát thường có độ trễ, khi bơm tiền vừa ra chưa có vấn đề gì, nhưng 6 tháng, 1, 2 năm sau lạm phát mới tăng cao, cân đối vĩ mô bất ổn. Do đó, cần phải hết sức tỉnh táo để kiềm chế lạm phát, giữ giá hàng hóa ổn định, không gây nguy hại cho nền kinh tế nói chung.
Vị chuyên gia nhắc lại bài học năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng thiết kế gói cấp bù lãi suất tương đối mạnh tay, lên tới 1 tỷ USD, tương đương 17.000 tỷ đồng thời điểm đó với mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm.
Nguồn lấy từ quỹ dự trữ ngoại hối, tuy nhiên đến nay ngân hàng vẫn chưa được quyết toán hết. Ở thời điểm đó, chính sách cấp bù lãi suất cũng có tác dụng nhất định, nhưng hậu quả để lại không hề nhỏ khi mà sau gói kích cầu trên, thanh khoản hệ thống ngân hàng gặp vấn đề lớn và nợ xấu liên tục tăng cao. Chính phủ phải thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng để giải quyết hệ quả. Năm 2011 - hai năm sau khi triển khai gói cấp bù lãi suất trên, lạm phát tăng phi mã lên tới 18,58%/năm, mất cân đối vĩ mô lớn
Bởi vậy, đối với gói hỗ trợ lãi suất lần này, vị chuyên gia cho rằng yêu cầu đầu tiên là phải rút ra các bài học từ lần cấp bù lãi suất vào năm 2009. Cần tính toán thận trọng trên mọi phương diện, nghiên cứu một số lĩnh vực, ngành nghề được vay với sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng để triển khai.
"Đã biết cấp bù lãi suất thì Nhà nước cấp tiền cho ngân hàng chứ không cấp trực tiếp cho doanh nghiệp và như vậy có thể xảy ra xin - cho, móc ngoặc như đề cập ở trên. Vì thế, để tránh nhập nhèm, phải xác định cụ thể ngành nghề, lĩnh vực nào được ưu tiên tiếp cận gói vay đó, yêu cầu, điều kiện với doanh nghiệp ra sao...
Tất cả phải thật cụ thể, tỉ mỉ và tốt nhất là nên số hóa, công khai trên các phương tiện thông tin để doanh nghiệp biết rõ mình có nằm trong diện cho vay hay không, mức độ vay đến đâu, cần làm thủ tục giấy tờ gì... Từ đó, nếu doanh nghiệp biết mình nằm trong diện được vay mà thực tế lại không tiếp cận được, hoặc biết được doanh nghiệp khác không phải đối tượng được cho vay mà lại được vay... thì hoàn toàn có thể có có ý kiến, khiếu nại với cơ quan nhà nước", PGS.TS Đinh Trọng Thịnh nói.
Nêu quan điểm riêng, vị chuyên gia cho rằng, đối tượng được tiếp cận gói hỗ trợ này phải thuộc những ngành có thế mạnh riêng, đang gặp khó khăn và mang tính trụ cột. Chẳng hạn như, sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu; công nghiệp chế biến, chế tạo; nuôi trồng; chế biến xuất khẩu thuỷ hải sản; linh phụ kiện điện tử, tivi, tủ lạnh,... Đây đều là thế mạnh mà hiện nay Việt Nam đang mong muốn phát triển, nếu vẫn giữ được thế mạnh tăng trưởng xuất khẩu trong năm từ 20-30%, thì sẽ kéo nền kinh tế tăng trưởng vượt trội.
Bên cạnh đó, các lĩnh vực như dịch vụ, du lịch, nghỉ dưỡng,... cũng là những ngành nghề cần quan tâm để tạo ra sức bật mới trong giai đoạn phục hồi.
Điều quan trọng là phải kiểm tra, giám sát thường xuyên các ngân hàng cho vay. "Cơ chế giám sát ra sao? Những ai được giám sát? Các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp có vai trò gì? Cơ quan quản lý nhà nước nào tham gia giám sát? Ứng dụng công nghệ số cũng sẽ giúp kiểm soát dễ dàng", vị chuyên gia lưu ý.
Sau cùng, cơ quan quản lý chung của Nhà nước phải có cái nhìn tổng thể, tính toán thời gian cấp vốn phù hợp, lượng vốn phù hợp, xem xét khả năng chịu đựng lạm phát đến đâu, tác động ra sao... để mọi thứ vẫn nằm trong tầm kiểm soát, đảm bảo cân đối vĩ mô.
TIN LIÊN QUAN
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo...
4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Chính phủ,...
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
Liên quan đến chính sách tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế nhận được nhiều quan tâm của dư luận thời gian qua, Bộ Tài chính đã có thông báo cụ thể về nội dung này.