5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2025
Cục Thống kê cho biết, trong quý I/2025 có 43 địa phương có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của cả nước, trong đó phải kể đến 5 địa phương dẫn đầu về tăng trưởng là Bắc Giang 13,82%; Hòa Bình 12,76%; Nam Định 11,86%; Đà Nẵng 11,36% và Lai Châu 11,32%.

Bắc Giang là địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2025. Ngành công nghiệp là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, Bắc Giang được coi là trụ cột công nghiệp phía Bắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp trong quý I/2025 đạt cao nhất trong ba khu vực 17,97%. Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I tăng tới 26,58% do một số công ty mới đi vào hoạt động sản xuất từ tháng 8/2024, hiện tại sản xuất ổn định, doanh thu các tháng quý I/2025 gấp 2,5-3 lần so với cùng kỳ năm trước. Thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp của tỉnh cũng đạt được những kết quả tích cực. Đến ngày 31/3/2025, toàn tỉnh đã thu hút được khoảng 641,2 triệu USD vốn đầu tư, tăng 2,7% so cùng kỳ năm trước. Những kết quả này phản ánh sự nỗ lực của Bắc Giang trong việc cải thiện môi trường, thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Nhìn chung, Bắc Giang đã tận dụng hiệu quả các cơ hội để phát triển kinh tế, khẳng định vị thế dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế trong cả nước.
Sau Bắc Giang, Hòa Bình là địa phương có tốc độ tăng trưởng quý I so với cùng kỳ năm trước đứng thứ 2 cả nước (12,76%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 27,18%; khu vực dịch vụ tăng 5,91%; thuế sản phẩm giảm 5,64%. Công nghiệp và xây dựng là khu vực có đóng góp lớn vào tăng trưởng của tỉnh, đặc biệt là đóng góp của ngành sản xuất và phân phối điện. Quý I/2025, tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 16,5%; công nghiệp - xây dựng đạt 44,58%; dịch vụ đạt 34,6%; thuế sản phẩm đạt 4,33%. Vốn đầu tư quý I/2025 tăng cao so với cùng kỳ năm trước (59,52%), nhiều công trình, dự án giao thông của tỉnh đồng loạt thi công theo tiến độ như: Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu; đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và Cao tốc Sơn La; đường nối Khu Bắc Trần Hưng Đạo ra Quốc lộ 6… Bên cạnh đó, một số dự án nhà máy nước ngoài đang khẩn trương tập trung hoàn thành các hạng mục để đưa vào sản xuất từ quý II/2025. Để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm 2021-2025 từ 9% trở lên, Hòa Bình đang tập trung cải thiện môi trường đầu tư, thu hút dự án lớn và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Trong quý I/2025, tỉnh Nam Định đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 11,86%, đứng thứ 3 cả nước và thứ nhất trong vùng Đồng bằng sông Hồng. Trong đó, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng vai trò động lực tăng trưởng chính (tăng 17,44%), đóng góp 7,31 điểm phần trăm vào mức tăng chung. Trong đó, Sản xuất công nghiệp quý I/2025 phát triển ổn định, ngành chế biến, chế tạo được các doanh nghiệp đánh giá khởi sắc hơn quý trước. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp quý I/2025 tăng 23,25% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất từ năm 2019 đến nay của tỉnh, trong đó phải kể đến sự đóng góp quan trọng của ngành sản xuất điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học. Ngoài ra, thu hút đầu tư nước ngoài cũng là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tính đến ngày 25/3/2025, tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 11 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 227 triệu USD, trong đó cấp mới cho 7 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký 121 triệu USD. Những kết quả này phản ánh sự nỗ lực của Nam Định trong việc cải thiện môi trường đầu tư và phát triển kinh tế bền vững.

Đối với Đà Nẵng, tiếp đà tăng trưởng tích cực của quý IV/2024, kinh tế quý I/2025 trên địa bàn thành phố có nhiều điểm sáng khá tích cực và đạt được nhiều kết quả vượt trội; một số ngành duy trì mức tăng cao, đóng góp đáng kể vào mức tăng chung của toàn nền kinh tế thành phố. GRDP của thành phố quý I/2025 ước tính tăng 11,36%, với mức tăng này đã giúp cho Đà Nẵng đứng vị trí thứ 4 cả nước và đứng thứ nhất trong vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,61%; khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục phục hồi mạnh mẽ và đạt mức tăng 17,6%; khu vực dịch vụ duy trì mức tăng khá với 10,07%. Du lịch là một điểm sáng trong khu vực dịch vụ của thành phố, sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du lịch đã trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy sự tăng trưởng đồng bộ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch lữ hành, góp phần nâng cao chất lượng và mở rộng tầm ảnh hưởng của ngành. Doanh thu dịch vụ du lịch lữ hành quý I/2025 ước đạt 838,6 tỷ đồng, chiếm 2,2% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn thành phố, tăng 20,0% so với cùng kỳ năm trước. Những kết quả này cho thấy Đà Nẵng đã phát huy tiềm năng, cơ hội, lợi thế cạnh tranh để thu hút các nguồn lực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế của Thành phố.
Lai Châu là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc, tăng trưởng của tỉnh trong quý I/2025 đạt cao 11,32%. Để có được mức tăng trưởng khá, tỉnh đã tập trung vào một số lĩnh vực chủ chốt để thúc đẩy phát triển kinh tế. Trong đó phải kể đến việc tỉnh chú trọng khai thác tiền năng nông, lâm nghiệp và thủy sản để đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành này khoảng 5% trong giai đoạn 2021-2025. Ngay từ những tháng đầu năm, tỉnh đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; phát triển các cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế cao; hoàn chỉnh và phát triển Sâm Lai Châu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2030; ứng dụng công nghệ cao, sạch, an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái, có khả năng chống chọi với dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Tăng cường hỗ trợ kết nối cung - cầu tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,34 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Ngoài ra, tỉnh tập trung thu hút đầu tư vào các dự án công nghiệp, với mục tiêu tăng trưởng ngành công nghiệp và xây dựng khoảng 13,6%/năm trong giai đoạn 2021-2025. Thêm vào đó, tỉnh cũng đã ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình giao thông trọng điểm, nhằm kết nối các khu vực trong tỉnh và với các tỉnh lân cận.
Trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng, Bắc Giang, Hòa Bình hay Nam Định đang nổi lên như các trung tâm tăng trưởng mới ngoài các đô thị truyền thống, giúp giảm áp lực lên các trung tâm lớn như Hà Nội, TP HCM, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng đồng đều hơn giữa các vùng miền. Đà Nẵng đóng vai trò kết nối chiến lược tại miền Trung, kết nối Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ qua du lịch, logistics và công nghệ thông tin, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bắc Giang không chỉ tăng trưởng riêng lẻ mà còn tác động lan tỏa kéo theo các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Nguyên phát triển công nghiệp phụ trợ.
Như vậy, các địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng quý I/2025 như Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Đà Nẵng và Lai Châu không chỉ là “điểm sáng” về tăng trưởng, mà còn là hình mẫu phát triển, hạt nhân liên kết vùng và là trụ cột trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng cả nước để đạt mục tiêu 8% trong năm nay và đạt 2 con số trong kỷ nguyên mới.
TIN LIÊN QUAN
5 địa phương dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế trong quý I/2025
Cục Thống kê cho biết, trong quý I/2025 có 43 địa phương có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng của cả nước, trong đó phải kể đến 5 địa phương dẫn đầu về tăng...
Du khách tấp nập tới TPHCM dịp lễ 30/4, tour lịch sử hứa hẹn "hút khách"
Nhiều người dân ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước đã có kế hoạch đến TPHCM xem các hoạt động kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước. Trong khi đó, các đơn vị...
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu.
Hoa Kỳ tạm dừng áp thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong 90 ngày
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày với hơn 75 quốc gia đối tác thương mại không trả đũa; riêng đối với Trung Quốc,...
Thuế đối ứng của Mỹ chính thức có hiệu lực
Hàng hóa nhập khẩu từ các nước vào Mỹ bắt đầu chịu mức thuế mới từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của Tổng thống Donald Trump.
Vì sao CPI quý I/2025 tăng 3,22%?
Theo Cục Thống kê, trong quý I/2025, giá hàng hóa và dịch vụ trên thị trường nhìn chung không có biến động bất thường, lạm phát trong tầm kiểm soát. Bình quân quý I/2025, CPI...
Thủ tướng: Đề xuất cấp có thẩm quyền tiếp tục giảm thuế VAT trong 2025 và 2026
Đề xuất tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% sẽ có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế, người dân và hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, hạ...
"Đòn thuế" của Tổng thống Mỹ: Thế giới rúng động, người tiêu dùng lo chi tiêu tăng
Những dòng thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố lập tức làm rung chuyển các nền kinh tế lớn và thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu...
7 giải pháp hỗ trợ xuất khẩu, ứng phó với chính sách thuế quan của các nước
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra chiều 6/4, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành liên quan đã làm rõ nhiều nội dung về phản ứng của Việt Nam...
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Xem nhiều




