Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 8: Minh bạch thị trường chứng khoán, được không?
Thời gian vừa qua thị trường chứng khoán (TTCK) cũng như trái phiếu doanh nghiệp có bước phát triển rất mạnh mẽ, song cũng lộ ra nhiều điểm bất hợp lý. Thậm chí một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại lớn cho nhà đầu tư, gây mất niềm tin của nhà đầu tư đối với thị trường. Để TTCK hoạt động một cách lành mạnh, bền vững có lẽ cơ quan chức năng cần có những công cụ, chế tài kịp thời.
“Dính" chiêu anh Quyết “còi", vạn nhà đầu tư “không hẹn ngày về”
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, thị trường vốn của nước ta thời gian qua có tốc độ tăng trưởng bình quân rất cao, trên 28,5%/năm trong giai đoạn 2016-2021. Tính đến tháng 6/2023, quy mô thị trường vốn tương đương 166% GDP cả năm 2022.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, thị trường chứng khoán phục hồi tích cực, góp phần chia sẻ vai trò cung ứng kênh vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, giảm thiểu sự phụ thuộc vốn vào hệ thống ngân hàng. Vốn hóa thị trường chứng khoán tăng, thanh khoản và khối lượng giao dịch đều tăng so với thời điểm cuối năm 2022. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp mặc dù có những khó khăn nhất định, song tổng khối lượng trái phiếu Chính phủ huy động đến hết ngày 27/9/2023 là 249.881 tỉ đồng. Theo thống kê sơ bộ của FiinGroup, thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có tín hiệu sôi động trở lại khi giá trị phát hành sơ cấp đạt 139 nghìn tỉ đồng từ đầu năm 2023 đến ngày 08/9/2023.
Cùng với sự phát triển "nóng" của thị trường đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực như thao túng cổ phiếu, không công bố thông tin đúng quy định, đưa thông tin sai sự thật, thậm chí còn xuất hiện những "đội lái"... gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư cá nhân lẫn tổ chức.
Anh Khắc Hùng (trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) một nhà đầu tư F0 cho biết. Anh vẫn còn nhớ như in cái ngày 10/1/2022 khi mà khi mà TTCK vẫn đang trong cơn thăng hoa suốt từ tháng 4-2020 thì có thông tin ông Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn FLC) bán "chui" hơn 70 triệu cổ phiếu FLC. Ngay buổi chiều hôm đó, các cổ phiếu "họ" FLC cũng như ngành bất động sản đã bị bán tháo.
Trước đó, theo lời bạn bè tư vấn cũng như qua nghiên cứu thông tin cơ bản và các chỉ báo kỹ thuật, anh Hùng đã xuống tiền đầu tư nhiều mã cổ phiếu thuộc "họ" FLC như FLC (Tập đoàn FLC), ROS (Xây dựng FLC Faros), HAI (Nông dược HAI), AMD (Đầu tư và Khoáng sản FLC Stone) và GAB (Đầu tư khai khoáng và Quản lý tài sản FLC). Tuy nhiên ngay sau khi có thông tin bán chui cổ phiếu, những mã cổ phiếu anh Hùng đang nắm giữ tuột dốc không phanh, đồng thời mất thanh khoản cả chục phiên liên tiếp. Đến khi có thanh khoản trở lại thì anh đã bị thiệt hại 50%.
"Mình chỉ là nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiệt hại một vài trăm triệu đồng. Bạn bè tôi có những người lỗ đến vài tỷ, vài chục tỷ đồng song họ cũng đành ngậm đắng nuốt cay" - anh Hùng chia sẻ.
Thực tế còn phũ phàng hơn anh Hùng nghĩ. Sau khi bị hạn chế giao dịch rồi đình chỉ giao dịch - đến tháng 6/2023, năm cổ phiếu gồm: FLC, ROS, HAI, AMD, và GAB đã bị hủy niêm yết. Nhiều tỉ cổ phiếu đã chính thức trở thành “mớ giấy lộn" - hàng vạn nhà đầu tư coi như mất trắng.
>>> Bài 6: Ngậm đắng với broker chứng khoán
Chiêu tăng vốn ảo của ROS
Nằm trong hệ sinh thái FLC của anh Quyết còi, cổ phiếu ROS (Công ty Cổ phần FLC Faros, chuyên về mảng xây dựng) cũng từng là một “hiện tượng" trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ phiếu này thậm chí từng lọt vào “rổ" VN30 (rổ chỉ số của 30 cổ phiếu uy tín, giá trị nhất thị trường). Hàng ngàn nhà đầu tư đã lao vào mua cổ phiếu này, để rồi cuối cùng phải ngậm đắng.
Nếu soi lại lịch sử ra đời, phát triển của cổ phiếu này có rất nhiều điểm đáng ngờ. FLC Faros là doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái của FLC, phụ trách việc xây dựng một số dự án. FLC Faros đồng thời cũng góp vốn, sở hữu cổ phần trong một số đơn vị liên quan.
Từ năm 2017-2020 ROS được xếp vào nhóm Bluechip trong VN30 có nhiều thời điểm là cổ phiếu chi phối chính hai chỉ số VN-Index và VN30-Index. Ở thời kỳ đỉnh cao nhất, thị giá của ROS thậm chí lên tới mốc 270.000 đồng, là một trong những mã đắt giá nhất sàn chứng khoán. Tuy nhiên báo cáo tài chính hay diễn biến giao dịch cũng lộ ra không ít điểm bất thường.
Đầu tiên là cách thức tăng vốn. Công ty Xây dựng FLC Faros, tiền thân là Công ty Xây dựng và Đầu tư Hạ tầng Vĩnh Hà, được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu là 1,5 tỷ đồng. Quy mô vốn này được giữ nguyên trong hơn ba năm tiếp theo. Tuy nhiên, chỉ trong chưa tới hai năm sau đó, từ tháng 4/2014 đến tháng 3/2016, vốn điều lệ của FLC Faros tăng hơn 3.000 lần.
Sau những đợt tăng vốn khủng là đến giai đoạn "làm mưa, làm gió" trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu ROS của FLC Faros giao dịch phiên đầu tiên trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) vào ngày 1/9/2016, với giá tham chiếu là 10.500 đồng, tương đương giá trị vốn hoá ở thời điểm đó là hơn 4.500 tỷ đồng.
Ngay từ phiên chào sàn, ROS đã tăng trần liên tiếp. Mã này giữ trạng thái "trắng bảng bên bán" 12 phiên từ ngày 1/9 đến 19/9/2016. Ba tháng sau khi niêm yết, ROS ghi nhận hơn 30 phiên tăng trần, với thị giá gấp gần 9 lần chào sàn. Đà tăng tiếp tục được nối dài sang năm 2017 với mức đỉnh 130.000 đồng trước khi điều chỉnh. Dù vậy, nhịp giảm cũng không kéo dài lâu.
ROS trở thành hiện tượng khi tăng phi mã lên 300 ngàn đồng trong nửa cuối năm 2017, trở thành một trong những cổ phiếu đắt giá nhất thị trường.
Đi cùng với thị giá tăng là khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh, với hàng triệu tới hàng chục triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. Ở thời điểm đỉnh cao nhất, quy mô vốn hóa của FLC Faros đạt hơn 100.000 tỷ đồng, với thanh khoản trên 1.000 tỷ đồng.
Song đà tăng nhanh bao nhiêu thì đà giảm cũng mạnh không kém. Bắt đầu từ năm 2018, ROS lao dốc không phanh. Nhà đầu tư càng cố "dò đáy" thì thua lỗ càng lớn. Chưa tới nửa đầu năm 2018, thị giá của ROS giảm từ mức đỉnh về chỉ còn 1/4, quanh ngưỡng 40.000 đồng. Đến đầu năm 2020, cổ phiếu này giảm tiếp về dưới ngưỡng 10.000 đồng. Từ một "ngôi sao", "hiện tượng" của sàn chứng khoán, chỉ trong hai năm, ROS trở thành cổ phiếu đầu cơ nhóm penny, với thị giá chỉ ngang cốc trà đá, mớ rau.
>>> Bài 7: “Thâm cung bí sử” về những “Warren Buffett Việt"
Cẩn trọng không thừa
Với những nhà đầu tư F0, thiếu kinh nghiệm rất dễ dính bẫy của các đội lái. Còn với các nhà đầu tư lâu năm thì cũng phải "trầy vi tróc vẩy" mới phát hiện ra cái bẫy từ những khuyến cáo dường như rất "vô tư" từ các công ty chứng khoán.
Chị Minh Phương, một nhà đầu tư có hàng chục năm đầu tư chứng khoán chia sẻ. Mỗi công ty môi giới chứng khoán thường có khối tự doanh cũng tham gia mua bán cổ phiếu như nhà đầu tư cá nhân. Trước tháng 3/2022, khối tự doanh sẽ phải công khai việc mua bán của mình sau mỗi phiên. Nhưng không hiểu sao từ tháng 3/2022 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) lại không yêu cầu nữa.
Theo chị Phương, sau khi lập tài khoản chứng khoán, khách hàng sẽ thường xuyên nhận được những khuyến nghị từ các công ty chứng khoán (gửi qua email) đề xuất mua các mã cổ phiếu A, B, C với kỳ vọng lãi từ 20-50%. Thậm chí còn có các công ty chứng khoán lập cả room zalo để khuyến nghị mua bán. Tuy nhiên nếu cứ cắm đầu mua theo khuyến nghị đó thì nhà đầu tư sẽ rất dễ thua lỗ.
"Thời gian đầu tôi nhận thấy thường những cổ phiếu sau khi được khuyến nghị thì tăng ngay 1-2 phiên sau đó. Vậy là khách hàng yên tâm mua. Tuy nhiên, đến khi "hàng về" tài khoản (sau 3 ngày mua) thì cổ phiếu lại cắm đầu đi xuống. Việc này lặp đi lặp lại khá nhiều lần khiến tôi tự hỏi, phải chăng tự doanh Công ty CK gom hàng giá rẻ từ trước. Sau đó lại khuyến nghị khách hàng mua vào, đua lệnh. Đến khi đã thấy "đủ no" rồi thì bắt đầu bán tháo?".
Có thể thấy việc không công khai khối lượng cũng như giá trị giao dịch tự doanh của các công ty chứng khoán là không công bằng. Bởi họ vừa khuyến nghị cho nhà đầu tư, lại vừa tham gia giao dịch thì khác nào bài của họ thì giấu trong tay, còn được xem bài của người khác thì dễ đánh quá. Có lẽ vì lý do này mà từ giữa tháng 5/2022 UBCKNN đề nghị Sở GDCK Việt Nam (VNX) chỉ đạo Sở GDCK TP HCM (HOSE), Sở GDCK Hà Nội (HNX) thực hiện công bố thông tin cuối ngày giao dịch về tổng khối lượng và tổng giá trị giao dịch mua, bán tự doanh đối với từng mã chứng khoán.
Chưa hết, ngay cả nhà đầu tư giàu kinh nghiệm như chị Phương cũng đôi lần nếm trái đắng khi thiếu cẩn trọng trong thời điểm đáo hạn hợp đồng tương lai (còn gọi là chứng khoán phái sinh).
"Theo cách tính thông thường giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai là giá đóng cửa chỉ số VN30 phiên khớp lệnh định kỳ. Tuy nhiên mỗi tháng một lần, hễ vào ngày đáo hạn hợp đồng tương lai thị trường thường có những diễn biến vô cùng khó lường. Chỉ trong vòng mươi phút, thị trường có thể từ tăng mạnh thành giảm mạnh (hoặc ngược lại). Chính cá nhân tôi đã phải phải ngậm đắng nuốt cay khi trót ôm quá nhiều cổ phiếu trong thời điểm đó" - chị Phương chia sẻ.
Để hạn chế khả năng tác động giá từ TTCK phái sinh lên TTCK cơ sở, giữa tháng 5-2022 UBCKNN đã chấp thuận cho Trung tâm lưu ký chứng khoán ban hành Quy chế ký quỹ, bù trừ và thanh toán chứng khoán phái sinh. Trong đó có nội dung quan trọng là điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng của hợp đồng tương lai chỉ số VN30.
Thay vì chỉ lấy giá trị chỉ số VN30 phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa như cách tính trước đây, giá thanh toán cuối cùng sẽ là giá trị trung bình số học giản đơn của chỉ số VN30 trong 30 phút cuối cùng của ngày đáo hạn (bao gồm 15 phút khớp lệnh liên tục và 15 phút khớp lệnh định kỳ đóng cửa) sau khi đã loại trừ đi 3 mức giá trị chỉ số cao nhất và 3 mức giá trị chỉ số thấp nhất của phiên khớp lệnh liên tục.
Minh bạch hơn nữa
Đánh giá về những biện pháp của Cơ quan quản lý nhà nước nhằm làm trong sạch TTCK, trái phiếu - anh Phan Tiến Dũng - một nhà đầu tư lâu năm cho rằng. Bên cạnh việc điều tra, xử lý các cá nhân, tổ chức có sai phạm trong việc thao túng cổ phiếu, không công bố thông tin... làm trong sạch thị trường thì các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có những giải pháp mạnh tay hơn, triệt để hơn.
Theo anh Dũng, thời điểm vài năm trước TTCK cũng đã xảy ra những vụ việc thao túng cổ phiếu, song sau đó cá nhân sai phạm chỉ phải nhận mức án rất nhẹ, xử phạt hành chính với số tiền rất nhỏ, không đáng gì so với lợi nhuận thu được. Do đó đã xảy ra tình trạng "lờn thuốc". Cá nhân tổ chức đã có nhiều hành vi thao túng chứng khoán với mức độ tinh vi hơn như vụ của Trịnh Văn Quyết, vụ Công ty chứng khoán Trí Việt... gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư, tổn hại uy tín của Nhà nước.
"Thời gian qua, UBCKNN cũng đã có một số biện pháp nhằm minh bạch thị trường như yêu cầu tự doanh của các Công ty chứng khoán phải công bố giao dịch, hay thay đổi cách tính giá cuối cùng của hợp đồng tương lai (còn gọi là đáo hạn phái sinh)... tuy nhiên vẫn còn những nguy cơ cổ phiếu bị thao túng. Đặc biệt là sau những ồn ào bắt bớ qua đi, thị trường có thể bước vào đợt tăng trưởng mới. Và không ai có thể chắc chắn được các "đội lái" sẽ lại không tiếp tục giở những chiêu "lùa gà" - trừ phi có một giải pháp mạnh tay, triệt để của cơ quan chức năng" - anh Dũng nói.
"Ngoài ra, có thể nghiên cứu để bỏ phiên ATO (mở cửa) và ATC (đóng cửa) đi. Bởi các đội lái có thể sử dụng hai phiên này để "kéo trần" hoặc "đạp sàn" những cổ phiếu họ muốn" - anh Dũng nhấn mạnh.
Trong buổi tọa đàm "Góp phần lành mạnh hóa thị trường chứng khoán Việt Nam”, TS. Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia lặp lại kiến nghị phải để UBCKNN là cơ quan độc lập thuộc Chính phủ chứ không thể để thuộc Bộ Tài chính như lâu nay.
Theo ông Nghĩa, thị trường chứng khoán có tính rủi ro cao không thể để cùng sự quản lý với một bên là ngân sách vốn có rủi ro thấp nhất, an toàn nhất.
“Trong tương lai, nếu UBCKNN được độc lập, có đủ tài lực, nhân lực, cơ sở vật chất mới có thể tạo được nền tảng thị trường chứng khoán minh bạch. Việc này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn nếu có sự thay đổi về tổ chức”, ông Nghĩa đề xuất.
Bên cạnh đó chuyên gia này kiến nghị cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo nhà đầu tư song song với hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch định hướng phát triển.
Ngoài ra, ông Nghĩa cũng kiến nghị một cơ chế bình ổn thị trường. “Hiện nay, chúng ta rơi vào tình trạng khi chứng khoán giảm không có ai mua, khi tăng không ai bán. Trong khi Mỹ có 11 công ty, Nhật có 4 công ty chuyên làm nhiệm vụ để bình ổn thị trường chứng khoán”, ông Nghĩa phân tích.
(Còn nữa)
TIN LIÊN QUAN
-
Chứng khoán Việt Nam nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2
-
Thị trường chứng khoán Việt Nam nằm trong nhóm theo dõi nâng hạng mới nổi hạng 2
-
Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 6: Ngậm đắng với broker chứng khoán
-
Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 5: Chứng khoán ngoại hay “vịt giời”?
-
Ông Nguyễn Phi Hùng làm Phó Tổng Giám đốc MSB
-
Đầu tư chứng khoán - Canh bạc nghiệt ngã hay mỏ vàng ròng? Bài 4: Những chiêu “lùa gà" của “cá mập" chứng khoán
Hủy lệnh bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu người có liên quan Chủ tịch HĐQT VIB
HoSE thông báo thực hiện loại bỏ đối với giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB vào ngày 31/10 của bà Lê Thị Huệ người có liên quan đến ông Đặng Khắc Vỹ, Chủ tịch ngân hàng VIB, do không công bố thông tin, không báo cáo trước khi giao dịch.
Chốt sổ tháng 10 VN-Index tăng 6 điểm, nhà đầu tư nên đổ tiền vào nhóm cổ phiếu nào?
Ngày 31/10 khép lại tháng 10 sóng gió trên thị trường chứng khoán với sắc xanh ở hầu hết các nhóm ngành giữ mùa báo cáo tài chính. Theob các chuyên gia khuyến nghị một số nhóm ngành nên lưu ý thời điểm này bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngân hàng…
Nhận định chứng khoán ngày 1/11: Cẩn trọng việc các quỹ cơ cấu danh mục
Thị trường có khả năng tiếp tục nhịp tăng nhẹ nhờ một số tín hiệu kỹ thuật tích cực từ MACD và RSI. Tuy nhiên, thanh khoản thấp và tâm lý thận trọng...
Thị trường chứng khoán ngày 31/10: VN Index lấy lại sắc xanh, kết thúc tháng 10 đầy biến động
Thị trường bật tăng trở lại, chủ yếu nhờ lực đẩy vào cuối phiên, giúp VN Index đóng cửa trong sắc xanh và kết thúc tháng 10 trong trạng thái tích cực.
Nhận định chứng khoán ngày 31/10: Chờ đợi tín hiệu dòng tiền được cải thiện
Áp lực bán ra tăng mạnh quanh vùng 1.260 điểm khiến VN Index không duy trì được đà tăng và quay đầu giảm nhẹ khi chốt phiên giao dịch ngày 30/10....
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) dự chi 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức
Với 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, GVR dự kiến chi khoảng 1.200 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.
Nhận định chứng khoán ngày 30/10: Tiếp đà hồi phục
Thị trường duy trì đà tăng khá tốt trong phiên giao dịch ngày 20/10 giúp VN Index vượt lên trên mốc 1.260 điểm. Các chỉ báo kỹ thuật ngắn hạn được cải thiện đáng kể...
Thị trường chứng khoán ngày 29/10: VN Index vượt mốc 1.260 điểm, cổ phiếu vừa và nhỏ thăng hoa
VN Index có phiên phục hồi tích cực, vượt lại ngưỡng 1.260 điểm với sự hỗ trợ mạnh mẽ từ việc dòng tiền lan tỏa trong nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ...
Thủy điện Cần Đơn (SJD) chốt trả cổ tức năm 2023 bằng tiền với tỷ lệ 18%
CTCP Thủy điện Cần Đơn (mã chứng khoán: SJD) sẽ chốt danh sách trả cổ tức năm 2023 cho cổ đông với tỷ lệ 18% bằng tiền mặt.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 29/10: Sớm kiểm định lại vùng kháng cự 1.260 điểm?
Thị trường chứng khoán đã có những nỗ lực rõ rệt trong việc lấy lại cân bằng. Dù thanh khoản xuống thấp nhưng áp lực bán cũng có dấu hiệu hạ nhiệt khi sắc đỏ...
Tin nhanh chứng khoán ngày 28/10: Lực cầu nhập cuộc cuối phiên, VN Index tăng nhẹ
Thị trường chứng khoán có phiên tăng điểm nhẹ nhờ lực cầu vùng giá thấp nhập cuộc cuối phiên. Chỉ số đã phát đi tín hiệu đầu tiên trong việc lấy lại cân bằng...
HoSE hủy niêm yết cổ phiếu Sao Thái Dương (SJF) từ 1/11
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã ra thông báo về việc huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu SJF của Công ty cổ phần Đầu tư Sao Thái Dương (Sao Thái Dương).
Xe đạp Thống Nhất sẽ lên sàn UPCoM
Công ty CP Thống Nhất Hà Nội, tiền thân là nhà máy Xe đạp Thống Nhất, sẽ đưa gần 24 triệu cổ phiếu niêm yết giao dịch trên thị trường UPCoM.
Chứng khoán tuần mới (từ 28/10 đến 1/11): Trong nguy có cơ
Tuần giao dịch từ 21 đến 25/10 tiếp tục chứng kiến một tuần điều chỉnh mạnh của thị trường. Thanh khoản yếu cho thấy dòng tiền tiếp tục ...
Nhận định chứng khoán ngày 28/10: Thận trọng quan sát phản ứng thị trường
VN Index có tuần giao dịch rủi ro với 4/5 phiên giảm, khiến mốc 1.300 điểm vẫn là thử thách lớn. Chỉ số được kỳ vọng sẽ hồi phục nhẹ quanh vùng hỗ trợ 1.240-1.250...
Chứng khoán KAFI và Lisemco bị phạt hành chính hơn 200 triệu đồng
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước vừa ban hành quyết định xử phạt đối với đối với Công ty cổ phần chứng khoán KAFI và Công ty cổ phần Lisemco vì vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Năm 2025 và những triển vọng của cổ phiếu Dầu khí
Bước sang năm 2025, ngành dầu khí đang đứng trước một bức tranh đa chiều với những gam màu sáng tối đan xen. Theo PSI, trong kịch bản cơ sở giá dầu thô sẽ dao...
Tin nhanh chứng khoán ngày 25/10: Dòng tiền yếu, VN Index rơi về vùng 1.250 điểm
Thị trường khép lại với diễn biến suy yếu và phân hóa rõ rệt, VN Index mất gần 5 điểm, đóng cửa dưới mốc 1.253 điểm. Mặc dù áp lực bán không quá lớn...
Con gái Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu MSN
CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) vừa công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ là bà Nguyễn Yến Linh - con gái Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang.