Bài toán khó giải cho ngũ cốc của Ukraine
Nhiều nước láng giềng Ukraine đang phải đối mặt với làn sóng nông dân bất bình vì nông sản Ukraine (ngô, lúa mì hay hướng dương) ồ ạt tràn vào, gây giảm giá và các kho trữ bị quá tải.
![]() |
Hạt hướng dương chất đống trong kho mà không tìm được người mua. Angel Voukodinov, một nông dân người Bungary, đổ lỗi cho việc cạnh tranh với ngũ cốc giá rẻ đến từ Ukraine. "Chúng tôi không có gì chống lại người Ukraine" nhưng tình hình hiện tại là không bền vững và "viện trợ tài chính do Liên minh châu Âu đưa ra để bù đắp cho những tổn thất của chúng tôi là một trò đùa!", người đàn ông 60 tuổi nói khi được AFP đặt câu hỏi.
Từ Ba Lan đến Romania, qua Slovakia và Hungary, hàng ngàn nông dân đang đứng lên chống lại dòng lúa mì và các loại thực phẩm khác từ Kiev. Ông Voukodinov lo lắng: “Chúng tôi sẽ cất trữ vụ mới sắp đến ở đâu đây? Thật không công bằng!".
Năm 2022, Liên minh châu Âu đã tạm ngưng áp thuế tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Ukraine và tạo điều kiện để Ukraine xuất khẩu ngũ cốc bằng cách trung chuyển qua các cảng biển châu Âu sau khi các tuyến vận chuyển qua Biển Đen đã bị đóng do cuộc chiến của Nga.
Tuy nhiên, như Hungary và Slovakia, Ba Lan vẫn duy trì lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào thị trường nội địa của họ. Theo ông Robert Telus - Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan, những chuyến hàng quá cảnh sẽ được niêm phong và giám sát. Một thành viên khác của chính phủ Ba Lan cũng cho biết, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực từ ngày 21/4. Trong một cuộc họp báo ở Warsaw, bà Yulia Svyrydenko - Phó Thủ tướng Ukraine, đã bày tỏ sự lạc quan rằng những nhà xuất khẩu của Ukraine sẽ tôn trọng những điều khoản trong thỏa thuận.
Trong khi đó, Romania có vẻ vẫn tiếp tục ủng hộ ý tưởng cấm vận hàng nhập khẩu từ Ukraine. Do đó, chưa thể xác định ngay được tác động sẽ phát sinh từ quyết định của Ba Lan đối với những quốc gia khác trong khu vực. Tình trạng đứt đoạn chuỗi cung ứng ngũ cốc ở vùng Trung và Đông Âu đã khiến giá nông sản sụt giảm, gây thiệt hại cho nông dân và gây áp lực chính trị lên chính quyền địa phương. Chưa kể, Ba Lan sắp tổ chức một cuộc bầu cử. Một quan chức cấp cao của EU cho biết, đoàn phái viên của những quốc gia trong khối đã gặp nhau vào hôm 19/4 để thảo luận về những biện pháp chung, sau khi Brussels chỉ trích các quốc gia thành viên vì đã đơn phương thực hiện lệnh cấm.
Vì sao Ukraine đưa ngũ cốc đi xuyên Đông Âu?
Trước đây, sản phẩm nông nghiệp của Ukraine được xuất khẩu chủ yếu qua những cảng ở Biển Đen. Nhưng khi chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra, các cảng đã bị đóng cửa để tránh nguy cơ Nga sử dụng những cảng này để đổ bộ quân.
Vào tháng 7/2022, nhờ có Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, hai nước đã đạt được một thỏa thuận chung về việc tạo hành lang an toàn cho hàng xuất khẩu nhằm tránh gây ra vấn đề khủng hoảng lương thực toàn cầu. Do đó, Ukraine đã mở lại được 3 cảng biển. Còn những cảng khác, bao gồm cả cảng Mykolaiv vô cùng quan trọng nhất, vẫn đang đóng cửa.
Tuần qua, Ba Lan, Hungary và Slovakia - ba quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu - đã áp đặt lệnh cấm vận lên hàng nhập khẩu của Ukraine, nhằm mục đích bảo vệ thị trường trong nước khỏi làn sóng hàng giá rẻ. Vào cuối tuần qua, Warsaw cũng đã quyết định cấm ngũ cốc và những sản phẩm thực phẩm khác của Ukraine quá cảnh vào lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, sau hai ngày đàm phán, Warsaw và Kiev đã đạt một tiến độ mới vào hôm 18/4 về việc tiếp tục cho phép Ukraine vận chuyển ngũ cốc đi xuyên qua lãnh thổ Ba Lan. Tuy nhiên, như Hungary và Slovakia, Ba Lan vẫn duy trì lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine vào thị trường nội địa của họ. Theo ông Robert Telus - Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan, những chuyến hàng quá cảnh sẽ được niêm phong và giám sát. Một thành viên khác của chính phủ Ba Lan cũng cho biết, thỏa thuận này sẽ có hiệu lực từ ngày 21/4. Trong một cuộc họp báo ở Warsaw, bà Yulia Svyrydenko - Phó Thủ tướng Ukraine, đã bày tỏ sự lạc quan rằng những nhà xuất khẩu của Ukraine sẽ tôn trọng những điều khoản trong thỏa thuận.
Do đó, Ukraine - một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu lớn nhất thế giới, đã phải chuyển sang sử dụng những tuyến đường bộ, và mở rộng thương mại sang những cảng nhỏ bên sông Danube. Tuy vậy, tuyến đường bộ thuận lợi nhất, đi từ miền bắc Ukraine qua Belarus - đồng minh của Nga, đã bị đóng cửa gần như hoàn toàn, buộc Ukraine phải vận chuyển lượng lớn ngũ cốc qua Đông Âu.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho lựa chọn này, Liên minh Châu Âu thông báo miễn thuế nhập khẩu cho Ukraine trong một năm, có hiệu lực từ tháng 6/2022. Dù vậy, những lệnh cấm vừa có hiệu lực gần đây đã làm lung lay những kỳ vọng về việc miễn thuế thêm một năm nữa.
Theo dữ liệu của Bộ nông nghiệp Ukraine, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, khoảng 17 triệu tấn nông sản quan trọng đã rời Ukraine bằng xe tải và tàu hỏa. Phần lớn đi qua vùng biên giới giáp Ba Lan. Sản lượng bao gồm 8 triệu tấn ngô, 2,2 triệu tấn lúa mì, 1,47 triệu tấn hạt cải dầu, 1,44 triệu tấn dầu hướng dương, 1,31 triệu tấn hạt hướng dương, 1,22 triệu tấn yến mạch và 950.000 tấn đậu nành. Trong khi đó, Ukraine từng xuất khẩu được 40,6 triệu tấn qua đường biển.
![]() |
Vì sao Hungary, Ba Lan và Slovakia chặn xuất khẩu?
Nông dân ở các nước Đông Âu đã phàn nàn rằng, sản phẩm của Ukraine làm hạ giá trị mặt hàng, khiến doanh số bán hàng sụt giảm.
Vào tháng 3/2023, Thủ tướng từ 5 quốc gia phía đông EU - Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia, đã viết thư gửi đến Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Họ nói rằng, số lượng hàng nông sản từ Ukraine đang gia tăng một cách chóng mặt. Do đó, cần phải bắt đầu đánh thuế lại, trừ khi EU có những phương tiện khác để ngăn chặn tình hình này.
Năm nay, Ba Lan sẽ tổ chức bầu cử Quốc hội. Tuy nhiên, tình trạng nông sản đã khiến người dân sống ở vùng nông thôn tức giận, làm lung lay vị trí của đảng cầm quyền hiện tại của Ba Lan - đảng Luật pháp và Công lý (PiS). Trên thực tế, phần lớn phiếu ủng hộ PiS đến từ vùng nông thôn. Vào đầu tháng 4, ông Henryk Kowalczyk – cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Ba Lan, cũng đã từ chức.
EU phản hồi như thế nào?
Khi mỗi quốc gia đều ban lệnh cấm riêng lẻ, EU đã chỉ trích hành động đơn phương của mỗi nước là “không thể chấp nhận được”. Nếu Hungary, Slovakia, Romania và Ba Lan chặn quá cảnh các nông phẩm của Ukraine, điều đó sẽ dẫn đến một cuộc phong tỏa địa lý ở châu Âu, vì bốn quốc gia này đều có chung biên giới với Ukraine. Bất chấp cuộc khủng hoảng đang gia tăng ảnh hưởng đến các quốc gia Trung và Đông Âu, Ủy ban Châu Âu khẳng định rằng chính sách thương mại là thẩm quyền độc quyền của Liên minh Châu Âu và “các hành động đơn phương là không thể chấp nhận được”.
Ủy ban châu Âu cũng khẳng định rằng trong những thời điểm khó khăn này, điều quan trọng là phải duy trì sự phối hợp và thống nhất trong các hành động của EU. Theo kênh truyền hình Polsat News , vấn đề này đã là chủ đề của các cuộc điện đàm giữa Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki và Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal. Ủy ban châu Âu đã yêu cầu Hungary và Ba Lan cung cấp thông tin về lệnh cấm nhập khẩu của mỗi nước.
Vào tháng 3, EU đã thống nhất một gói bồi thường cho nông dân, với trị giá lên đến 56 triệu euro. Hiện EU đang xem xét thực hiện gói bồi thường thứ hai. EU cũng có thể sẽ khởi động một “quy trình xử phạm”, với đỉnh điểm là phán quyết của Tòa án Công lý Châu Âu. Tuy nhiên, quá trình này có thể sẽ mất hơn một năm.
Liệu Ukraine có nguy cơ không thể xuất khẩu không?
Hiện nay, Ukraine vừa phải đối mặt với một loạt lệnh cấm xuất khẩu và quá cảnh, vừa phải đối mặt với một thỏa thuận sắp hết hạn vào giữa tháng 5, với rất ít triển vọng gia hạn được. Moscow đe dọa sẽ không gia hạn thỏa thuận sau ngày 18/5, với lý do Ukraine không tuân thủ những điều khoản về việc xuất khẩu nông sản của Nga. Còn Ukraine và Liên Hợp Quốc thì khẳng định, thỏa thuận phải tiếp tục có hiệu lực thêm 60 ngày nữa, và mong muốn sẽ thỏa hiệp được với Moscow.
Nếu thỏa thuận hành lang ngũ cốc sụp đổ và lệnh cấm tiếp tục duy trì, hàng triệu tấn ngũ cốc sẽ bị kẹt lại tại nội địa Ukraine. Trong khi đó, xuất khẩu lương thực chiếm đáng kể tỷ trọng GDP của quốc gia này. Trong những năm tới, tình trạng trên có thể dẫn đến vấn đề giảm diện tích trồng trọt và thu hoạch, cũng như đóng cửa nhiều trang trại và nhà máy chế biến.
Liên Hiệp Quốc vào cuộc
Vào hôm 19/4, phát ngôn viên của Trung tâm Điều phối chung (JCC) tại Istanbul cho biết, hoạt động kiểm tra tàu chở ngũ cốc, đi từ những cảng ở Biển Đen của Ukraine vào eo biển Bosphorus, đã được nối lại sau hai ngày đàm phán. Bà Ismini Palla – phát ngôn viên của JCC nói thêm, hai nước đã đồng ý áp dụng thỏa thuận này cho những loại tàu mới; “đội ngũ kiểm tra cũng đã bắt đầu làm việc”.
Về phần mình, ông Oleksandr Kubrakov - Phó Thủ tướng Ukraine, cập nhật thông tin trên mạng xã hội Facebook: “Hoạt động kiểm tra tàu đang được nối lại, bất chấp (Liên bang Nga) cố gắng cản trở thực thi thỏa thuận này”.
Hiện nay, ông Oleksandr Kubrakov đang đi đến Thổ Nhĩ Kỳ để thảo luận về tương lai của thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen giữa Ukraine và Nga – ký kết vào tháng 7/2022 thông qua sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc. Thông qua thỏa thuận này, Ukraine sẽ tiếp tục xuất khẩu được sản phẩm nông nghiệp của mình và Nga (mặc cho bối cảnh chiến tranh giữa hai nước), vì mục đích ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu. Theo Kiev, gần đây, các thanh sát viên Nga đã bắt đầu chặn những tàu được cho là đang vận chuyển ngũ cốc từ cảng của Ukraine. Vào hôm 19/4, ông Mykola Solsky - Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine, nói rằng Nga đang cố gắng gây phức tạp cho Ukraine trong bối cảnh ba nước Ba Lan - Hungary - Slovakia cấm nhập khẩu ngũ cốc và sản phẩm nông nghiệp của Ukraine để bảo vệ lợi ích của nông dân trong nước. “Rõ ràng người Nga không thể không lợi dụng tình hình đang diễn ra tại biên giới phía tây Ukraine” – trích lời ông Mykola Solsky nói với các phóng viên. Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời Bộ Nông nghiệp nước này cho rằng, Ukraine và Liên Hợp Quốc đang làm phức tạp hóa quá trình kiểm tra tàu.
H.Phan
AFP
Vì sao dầu khí được miễn trừ thuế nhập khẩu vào Mỹ?
Giữa làn sóng thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố, có một chi tiết quan trọng nhưng ít được chú ý: Các mặt hàng năng lượng được miễn trừ.
Thuế quan mới của ông Trump: Cú sốc lớn đối với ngành dầu mỏ vùng Vịnh
Tuyên bố về “Ngày Giải phóng” của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2/4 đã gây chấn động thị trường toàn cầu, đánh dấu một bước leo thang mạnh mẽ trong căng thẳng thương...
EU thay đổi mục tiêu lưu trữ khí đốt năm 2025
Các nhà ngoại giao EU tiết lộ với Reuters, các nước Liên minh châu Âu đang đàm phán thay đổi mục tiêu lưu trữ khí đốt trong tương lai của EU, nếu được chấp thuận...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
Tin Thị trường: Lượng dầu thô vận chuyển toàn cầu tăng trong tháng 3
Giá dầu hôm nay giảm mạnh sau thông báo của Tổng thống Mỹ; Giá khí tự nhiên tại Mỹ cũng giảm; trong khi lượng dầu thô vận chuyển toàn cầu tăng trước khi OPEC+ tăng...
Giá xăng RON95 tăng hơn 490 đồng/lít từ 15h ngày 3/4
Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ vào chiều nay (3/4).
Ông Trump đi nước cờ hiểm: Áp thuế với dầu thô Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế bổ sung từ 25% đến 50% đối với những nước mua dầu thô Nga – một động thái táo bạo và có phần liều lĩnh, qua...
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng 0,3-1,9% trong kỳ điều hành ngày 3/4
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/4/2025, giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu...
40 mỏ vàng vừa được phát hiện nằm ở những đâu?
Trong bối cảnh giá vàng liên tục phá kỷ lục, thông tin 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn được phát hiện đã thu hút sự quan tâm, chú ý.
Cú "lật kèo" của ông Trump khiến OPEC+ mất kiểm soát giá dầu?
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ thay đổi, OPEC+ đang mất đi khả năng kiểm soát giá dầu do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC ngày càng tăng.
Tết Hàn Thực 2025: Nhiều món bánh hương vị, tạo hình mới lạ ra mắt thị trường
Vào dịp 3/3 âm lịch năm nay, nhiều mâm lễ có tạo hình, màu sắc đẹp mắt được bán trên thị trường, với mức giá 90.000 đồng trở lên.
Phân tích thị trường dầu khí trong tháng 3/2025
Giá dầu đã tăng hơn 7% kể từ đầu tháng 3, do nguồn cung bị siết chặt và căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến các khách hàng lớn. Tồn kho dầu thô Mỹ...
Sử dụng nguồn lực dầu khí như thế nào để chuyển đổi năng lượng?
Theo báo cáo mới của Offshore Energies UK, Vương quốc Anh phải khai thác nhiều dầu khí hơn để tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Giá xăng tăng nhẹ hơn 300 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá xăng dầu thế giới trong tuần qua liên tục tăng khiến giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng 337...
Thị trường dầu thô 3 tháng đầu năm 2025 luôn chìm trong bất ổn và dự báo còn kéo dài
Thị trường dầu thô năm nay đang bị bao trùm bởi sự bất ổn do chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Quí 1/2025: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng mạnh mẽ
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã có khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm 2025, theo báo cáo do Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered,...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Các Big Oil đang sai lầm về năng lượng tái tạo?
Tỷ phú khai khoáng Andrew Forrest, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Fortescue, cho rằng các tập đoàn dầu khí lớn (Big Oil) đang mắc sai lầm khi xem nhẹ năng lượng tái...
VPI dự báo giá xăng tiếp tục tăng 1,1 - 1,2% trong kỳ điều hành ngày 27/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 27/3/2025, giá xăng, dầu hỏa và dầu diesel có thể...
Xem nhiều




