Bi kịch đằng sau các kỳ lân TMĐT tỷ đô: Những công nhân ra đi ở tuổi 27 vì làm việc quá sức, mất niềm tin vào lời hứa 'nếu nỗ lực chắc chắn sẽ thành công'!
Bi kịch đau lòng của những người trẻ trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Lần cuối cùng Park Mi-suk và Jang Gwang nhìn thấy con trai họ là khi cậu ấy rời căn hộ của gia đình vào tối chủ nhật để bắt xe bus đến ca trực làm công nhân đóng gói hàng hóa.

Con trai của họ là Jang Dug-joon – đã làm việc 16 tháng tại trung tâm kho vận của Coupang – một gã khổng lồ thương mại điện tử Hàn Quốc. Jang thích công nghệ và tốt nghiệp đại học với tấm bằng về robot nhưng anh lại không thể tìm được việc trong ngành này. Cuối cùng anh phải chấp nhận tìm một công việc tay chân để làm.
Nhà kho nơi anh làm việc là một mấu chốt quan trọng trong mạng lưới toàn quốc giúp giao mọi thứ từ sữa tới trứng đến đồ nội thất và đồ điện tử. Ở đó, trong một khu công nghiệp ở ngoại ô thành phố, Jang làm việc nhiều giờ, phải đứng, đóng gói các gói hàng để giao đi.
Tỉnh quê hương anh Daegu có 2,5 triệu dân. Tháng 2/2020, nơi đây trở thành tâm điểm làn sóng dịch Covid-19 ở Hàn Quốc và là nơi bùng dịch lớn thứ 2 thế giới sau Vũ Hán, Trung Quốc. Mọi thứ diễn ra rất nhanh: Quy định giãn cách xã hội đã ngay lập tức được đưa ra, khối lượng hàng hóa cần được đóng gói, xử lý trong một ca của Jang đột ngột tăng vọt khi người tiêu dùng không thể tiếp cận các cửa hàng vật lý và buộc phải mua online.
"Khi nó bắt đầu công việc ở đây, chúng tôi rất vui bởi Coupang là một công ty lớn và có chế độ tốt và chúng tôi nghĩ đó là một cơ hội tốt", Jang Gwang - bố của Jang nói với Nikkei.

Bố mẹ của Dug-joon nói đại dịch khởi đầu của những mối đe dọa không ngừng tới con trai họ. Làm việc nhiều giờ trong một công việc áp lực cao, đặc biệt là giữa mùa hè hóng nức của Hàn Quốc, họ nói rằng anh ấy đã giảm 15kg và phải thay rất nhiều quần áo vì không còn mặc vừa nữa. Mặt anh ấy hóp đi vì giảm cân và năng lượng cũng như sự lạc quan của tuổi trẻ dường như không còn nữa.
Anh làm việc 7 ngày liên tục giữa giai đoạn nghỉ lễ Chuseok – cao điểm của ngành giao vận giữa lúc mọi người gửi quà, hoa quả và những thực phẩm khác cho nhau trên khắp cả nước.
Sau khi về nhà vào buổi sáng, Jang sẽ tắm và đi ngủ trong khi bố mẹ và 2 người em vừa thức dậy. Khoảng 6 giờ sáng ngày 12/10, bố mẹ Jang tìm thấy anh trong trạng thái bất tỉnh trong bồn tắm ở nhà họ khi vừa đi làm về. Anh mất ở tuổi 27.
Bóc lột nhân viên đến chết
Bố mẹ anh nói rằng con trai mình không hút thuốc hay uống rượu và cũng không có vấn đề gì về sức khỏe. Tuần mà anh ra đi, Dug-joon đã sắp xếp một kỳ nghỉ gia đình để mừng ngày sinh nhật mẹ. Cái chết của anh được kết luận là bởi làm việc quá sức, đặc biệt là môi trường làm việc.
"Nó phải làm việc như một cái máy", bố Jang nói.
Coupang thì phủ nhận cái chết của Jang Dug-joon liên quan tới công việc của anh và nói rằng vẫn duy trì điều kiện làm việc tiêu chuẩn. Khi cái chết của Jang được bàn tán khắp cả nước, công ty đã đưa ra tuyên bố rằng những người làm việc tạm thời như Dug-joon có quyền chọn lựa thời gian làm việc và trong tuần Jang mất, anh đã làm việc trung bình 44 giờ mỗi tuần. Bố mẹ anh ấy thì tin rằng con số đó nhiều hơn thế.
Công ty phủ nhận mô hình kinh doanh của họ là bóc lột. "Chúng tôi xây dựng công nghệ bởi muốn giúp nhân viên của mình. Chúng tôi thiết lập những khoản đầu tư lớn về cơ sở hạ tầng. dĩ nhiên chúng tôi muốn giảm thiểu lượng công việc con người làm nhưng cùng lúc chúng tôi cũng muốn tự động quy trình nhiều nhất có thể để tạo ra mọi mặt ảnh hưởng mang tới lợi ích cho khách hàng và những tài xế khác".
"Khối lượng công việc lớn sẽ không được giải quyết thông qua nỗ lực cá nhân, mà nằm ở việc lập kế hoạch và chương trình cấp công ty. Đó là lý do chúng tôi đầu tư vào phần mềm, công nghệ và dự kiến thuê thêm tài xế giao hàng làm nhân viên cố định trong năm nay, nhằm đáp ứng nhu cầu mà không khiến nhân viên phải làm việc quá sức", công ty nói thêm.
Coupang và những công ty giao vận khác trên khắp châu Á đã chứng kiến tài sản tăng chóng mặt khi đại dịch Covid-19 hoành hành. Với hầu hết các công ty thương mại điện tử ở châu Á, 2020 là một năm thành công rực rỡ - nhiều đơn vị chứng kiến khối lượng giao hàng tăng mạnh trong năm, giá cổ phiếu và vốn hóa tăng mạnh.
Đó là điều đánh dấu 1 thập kỷ tốc độ tăng trưởng cao của ngành này. Thương mại điện tử đã trở thành mô hình thành công ở châu Á một phần vì giá nhân công rẻ. Ở Mỹ và châu Âu, giá giao đồ ăn trưa từ 6 – 7 USD trong khi đó dịch vụ tương tự ở Indonesia hoặc Trung Quốc chỉ là 1 – 2 USD.
Tuy nhiên, theo đánh giá của tờ Nikkei, ngành công nghiệp giao hàng là mô hình thu nhỏ của những bất bình đẳng kinh tế ngày càng trầm trọng vì đại dịch. Các tài xế và nhân viên giao hàng phải tăng giờ làm, chịu rủi ro tai nạn giao thông cao hơn, chưa tính đến nguy cơ lây nhiễm Covid-19.
"Tôi không còn tin vào lời hứa nếu nỗ lực chắc chắn sẽ thành công"
Cái chết của Dug-joon đã thổi bùng tranh cãi trong ngành này. Ở Hàn Quốc, có rất nhiều báo cáo về việc nhân viên giao vận chết vì làm việc quá tải. Một số trường hợp nhân viên giao hàng tử vong vì bệnh tim mạch. Khối lượng công việc của họ ngày càng gia tăng, trong khi các công ty cạnh tranh nhau để cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh và rẻ nhất.
"Đã có 15 trường hợp tử vong do làm việc quá sức được ghi nhận chính thức. Nhưng nếu tính những người qua đời vì rủi ro công việc, con số có thể gấp đôi", ông Yang Dong-kyu tại Liên đoàn Công đoàn Hàn Quốc, tiết lộ. "Chính phủ đã thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP, gia nhập G-20 và OECD nhưng chưa bao giờ giải quyết thực tế đau lòng này", Yang nói.
Trên khắp châu Á, những câu chuyện tương tự như vậy cũng diễn ra. Nhiều nhân viên phàn nàn về việc làm nhiều giờ liền, gây rủi ro tai nạn giao thông khi họ bị thúc ép phải giao hàng nhanh hơn và lo sợ nhiễm Covid-19. Cùng lúc họ có rất ít lựa chọn việc làm.

Nhiều người thậm chí làm mà không có hợp đồng. Họ lái xe bằng 1 tay trên những chiếc xe máy hay xe đạp và cầm điện thoại 1 bên tay. Trong khi đó, các sếp lại thường có ứng dụng để liên tục cập nhập thuật toán về năng suất làm việc của họ.
Những đối tượng hưởng lợi cuối cùng từ sức lao động của họ là các kỳ lân (công ty khởi nghiệp tư nhân có định giá hơn 1 tỷ USD), kỳ lân nhiều sừng (định giá hơn 10 tỷ USD) và những công ty thương mại điện tử được niêm yết công khai.
Trong khi đó, khi việc quá tải tăng lên, thu nhập của những người lao động trong ngành này lại giảm.
Hội đồng quyền con người Hàn Quốc đã công bố báo cáo nói rằng người giao hàng đã làm việc trung bình 71,3 giờ mỗi tuần – được mô tả như "Chuẩn quốc tế của 100 năm trước".
Ngay cả trước đại dịch, sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành giao hàng đã khiến thu nhập trên mỗi lần giao hàng của nhân viên sụt giảm. Theo Trung tâm Thông tin Hậu cần Quốc gia Hàn Quốc, đơn giá trung bình của một lần gửi bưu kiện năm 2019 là 2.269 won (2,05 USD), trong khi hồi năm 2012 là 2.506 won (2,27 USD).
"Trước dịch, shipper làm 8 – 12 giờ và có thể nhận hơn 20 đơn hàng. Hiện tại, chúng tôi làm 10 – 15 giờ cũng chỉ nhận được chưa đầy 20 đơn. Chúng tôi từng kiếm được 21 – 28 USD mỗi ngày. Nhưng giờ chỉ kiếm được một nửa số đó".
Sự bất công
Điều đáng nói là đối ngược lại với sự giảm thu nhập của shipper, các công ty thương mại điện tử lại chứng kiến cổ phiếu và giá trị tăng cùng với lượng chuyển hàng lớn.
Coupang – công ty được chống lưng bởi Softbank đã mở rộng đội ngũ của họ trong đại dịch, ra mắt dịch vụ giao rau củ trong ngày. Họ cũng đẩy mạnh mảng giao đồ ăn.
Quý đầu tiên của năm 2020, Coupang trở thành hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất về giá trị giao dịch, đẩy thị phần lên 25%. Dù không tiết lộ tình hình tài chính năm 2020, nhưng họ được định giá khoảng 30 tỷ USD, tăng từ 10 tỷ USD trong vòng huy động vốn mới nhất vào năm 2018. Điều đó có nghĩa là Softbank đã giành chiến thắng lớn bởi trước đó họ đầu tư 3 tỷ USD vào Coupang.
Cho đến giờ, gia đình Dug-joon vẫn đi tìm câu trả lời liên quan tới cái chết của anh. Họ nộp đơn lên chính phủ để được công nhận là một tai nạn lao động và đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi.

Gia đình đang dần bỏ những đồ vật của Dug ra khỏi phòng ngủ. Những cuốn sách của anh vẫn còn trên kệ và quần áo vẫn trong tủ. Trong số đó có 2 chiếc quần jean 1 cỡ trung, 1 cỡ nhỏ Dug-joon đã mua sau khi anh sụt cân.
"Một vài thứ của Joon khiến chúng tôi quá đau lòng khi nhìn thấy, những bức ảnh chẳng hạn. Tôi phải cất vào một nơi để không phải nhìn chúng hàng ngày nữa", mẹ anh nói.
Bà Park nói rằng cái chết của con trai đã khiến bà thay đổi suy nghĩ vốn luôn đau đáu trong xã hội Hàn Quốc rằng nếu nỗ lực chắc chắn sẽ thành công. "Chúng tôi được nuôi lớn để làm việc chăm chỉ và tin rằng nếu như thế, mọi thứ tốt đẹp sẽ đến. Sau này chúng tôi cũng nói với con cái mình rằng nếu làm việc chăm chỉ như bố mẹ, mọi thứ tốt đẹp cũng sẽ xảy ra".
TIN LIÊN QUAN
-
4 xu hướng thương mại điện tử thế giới năm 2021
-
Chiến thuật bán hàng kinh điển của ngành thương mại điện tử làm thay đổi mọi thứ: Mua trước, trả sau!
-
Kinh tế năm qua: Cơn sốt đầu tư vào Việt Nam, kỳ lân thứ 2 và lượng tiền khổng lồ làm "tắc đường" sàn chứng khoán
-
Dù lỗ nặng và đối mặt tương lai bất ổn, 'kỳ lân' Airbnb vẫn quyết IPO
-
Giải mã chiêu trò 'ở đâu rẻ hơn hoàn tiền' của các sàn thương mại điện tử
Thép Nam Kim lên kế hoạch giảm lợi nhuận năm 2025: Sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu sang châu Âu, Bắc Mỹ
Trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế diễn biến khó lường, Thép Nam Kim (Mã chứng khoán: NKG) đặt mục tiêu doanh thu 2025 đạt 23.000 tỷ đồng...
Bình Dương chính thức đón 'siêu' nhà máy hơn 1 tỷ USD của LEGO: Tỉnh này có gì thu hút 'đại bàng' về làm tổ?
Với tổng vốn đầu tư lớn, Nhà máy LEGO tại Khu Công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương là nhà máy thứ 6 của Tập đoàn và lớn thứ 2 tại châu Á.
"Bắt tay" đối tác ngoại xây đại bản doanh nghìn tỷ ở Thái Bình - ông lớn Geleximco toan tính điều gì?
Tập đoàn Geleximco bắt tay “ông lớn” Trung Quốc xây đại bản doanh nghìn tỷ - đại gia Vũ Văn Tiền lộ tham vọng và toan tính lớn ở quê hương Thái Bình.
Thuế đối ứng của Mỹ: Thách thức mới cho xuất khẩu Việt Nam và thị trường chứng khoán
Chính sách thuế nhập khẩu đối ứng (reciprocal tariffs) của Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa có hiệu lực vào ngày 9/4 đang tạo ra những chấn động đối với thương mại toàn cầu...
PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
Năm 2024, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, mã CK: POW) đạt sản lượng điện 16.079 triệu kWh, tăng 11% so với năm 2023. Công ty đặt kế hoạch sản...
BIM Land đạt doanh thu 6.600 tỷ đồng, ra mắt loạt dự án nghỉ dưỡng mới
Khép lại năm 2024 với doanh thu vượt 6.600 tỷ đồng, BIM Land bước vào năm 2025 với loạt kế hoạch ra hàng mới tại các địa bàn chiến lược như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh...
THACO tung 103.000 tỷ đồng "tái định vị" Chu Lai, Quảng Nam bật đèn xanh dự án Luồng Cửa Lở
Công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn THACO vừa được UBND tỉnh Quảng Nam chấp thuận đầu tư dự án luồng Cửa Lở với vốn đầu tư 7.200 tỷ đồng.
Vingroup (VIC) phát hành 7.000 tỷ trái phiếu riêng lẻ trước thềm ĐHĐCĐ, tham vọng tăng trưởng gần 60% trong năm 2025
Trước thềm đại hội cổ đông, Vingroup vừa công bố kế hoạch huy động 7.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ để tái cơ cấu nợ và củng cố năng lực tài chính.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chính thức đổi tên thành Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...
Bầu Đức bất ngờ tuyên bố Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) hoàn toàn "miễn nhiễm" giữa "cơn bão" thuế quan Mỹ
Bầu Đức khẳng định chính sách thuế của Mỹ không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu chính của Hoàng Anh Gia Lai.
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam linh hoạt ứng phó với chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ
Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam như một phần trong đợt áp thuế toàn cầu mới, có hiệu lực từ ngày...
PVcomBank và Bệnh viện An Bình ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện, thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế
Ngày 08/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Bệnh viện An Bình đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện. Sự kiện đánh dấu...
Thuế đối ứng: Nguy hay cơ? Doanh nghiệp Việt nên ứng phó như thế nào?
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng, các kịch bản về thuế quan mới từ phía Hoa Kỳ đã và đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng...
Manulife Việt Nam báo lãi năm 2024 nhờ đầu tư tài chính và quản lý chi phí, chất lượng kinh doanh hiệu quả
Manulife Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, với các chỉ số ấn tượng từ hoạt động đầu tư tài chính.
Cần chuẩn bị gì trước làn sóng layoff?
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, từ lạm phát gia tăng đến nhu cầu tiêu dùng suy giảm, cụm từ “layoff” – sa thải nhân sự...
Siêu dự án 1.000ha của Novaland có động thái mới: Đã có cư dân đầu tiên tại phân khu Habana Island
Liệu đây có thể trở thành cột mốc quan trọng trong hành trình phục hồi của “ông lớn” bất động sản phía Nam sau giai đoạn tái cấu trúc nhiều sóng gió.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam đề xuất gì khi Mỹ áp thuế 46%?
Trước việc Mỹ áp mức thuế nhập khẩu 46% lên hàng dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã đưa ra một loạt các đề xuất...
Áp thuế mới từ Mỹ, cổ phiếu dệt may rơi tự do: May sông Hồng, Đầu tư và Thương mại TNG báo lãi "bứt phá"...
Ngay sau tuyên bố từ Mỹ về chính sách thuế mới, nhóm cổ phiếu dệt may chịu ảnh hưởng nặng nề. Dù vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận tăng...
Hà Nội đặt mục tiêu có 10.000 doanh nghiệp công nghệ số vào năm 2025
Hà Nội xác định phát triển các loại hình doanh nghiệp công nghệ số là một hướng đi để hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế số.
Xem nhiều




