Bloomberg: Điện mặt trời bùng nổ, Việt Nam sẽ là 'nhà vô địch' thế hệ mới?
"Hiện tượng bùng nổ năng lượng mặt trời của Việt Nam chứng minh rằng các quốc gia đang phát triển có thể nâng công suất năng lượng mặt trời ở mức đáng kể trong khoảng thời gian ngắn", đại diện BloombergNEF chia sẻ.

Một buổi chiều, khi đang nhìn ánh mặt trời chiếu xuống trang trại 4ha dưa đỏ của mình, ông Nguyễn Tuấn đã nhận ra mình có thể tận dụng nguồn tài nguyên này nhiều hơn là việc chỉ để trồng cây. Người đàn ông 40 tuổi này quyết định lắp 40 tấm pin mặt trời tại trang trại cách trung tâm TP. HCM khoảng hơn 88 km của mình.
Nhờ các khoản hỗ trợ từ cơ chế ưu đãi, ông Tuấn không chỉ tiết kiệm được hóa đơn tiền điện, mà còn nhận được khoảng 2 triệu đồng (87 USD) mỗi tháng khi bán lượng điện dư thừa cho lưới điện quốc gia.
Đây chỉ là một trường hợp nhỏ trong vô số trường hợp thúc đẩy sự gia tăng đột biến lượng điện mặt trời tại Việt Nam, gấp 100 lần chỉ trong 2 năm qua. Theo nhóm nghiên cứu năng lượng sạch BloombergNEF, Việt Nam hiện đứng thứ 7 trên thế giới về công suất điện mặt trời. Năm 2020, số lượng tấm pin mặt trời được lắp đặt tại Việt Nam đứng thứ 3 toàn cầu, chỉ theo sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Sự phát triển năng lượng mặt trời tại Việt Nam phần lớn được thúc đẩy bởi các tổ chức quốc tế. Cụ thể, nhiều ngân hàng quốc tế đã hạn chế tài trợ cho các dự án nhiên liệu hóa thạch, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam phải chật vật để vay vốn cho các dự án nhà máy than mới. Bên cạnh đó, giá giảm mạnh khiến các tấm pin mặt trời là giải pháp thay thế rẻ và tiện lợi trong hoạt động sản xuất điện.
Logan Knox, Giám đốc điều hành UPC Renewables tại Việt Nam cho biết: "Tôi chưa bao giờ chứng kiến sự bùng nổ về năng lượng mặt trời như thế này tại bất kỳ một quốc gia nào". Giới chuyên gia nhận định, các nước đang phát triển cần áp dụng xu hướng chuyển đổi tương tự, khi toàn cầu đang hướng đến mục tiêu không phát thải ròng carbon (net-zero) vào năm 2050.
Caroline Chua, chuyên gia phân tích của BNEF cho hay: "Hiện tượng bùng nổ năng lượng mặt trời của Việt Nam chứng minh rằng các quốc gia đang phát triển có thể nâng công suất năng lượng mặt trời ở mức đáng kể trong khoảng thời gian ngắn".

Trên thực tế, Việt Nam đã thành công quá nhanh chóng. Các cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam đã hết hiệu lực. Quyết định này sẽ giúp giảm lượng lắp đặt các tấm pin mặt trời vào năm 2021, nhưng theo dữ liệu của BNEF, tỷ lệ lắp đặt vẫn sẽ cao hơn rất nhiều so với hầu hết các năm gần đây.
Từ vài năm trước, khi tình trạng thiếu điện ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy chuyển hướng tập trung vào năng lượng mặt trời. Theo đó, nhu cầu điện tại nhà máy của các doanh nghiệp đa quốc gia, điển hình như Samsung hay nhiều nhà cung cấp cho Apple... tăng vọt.
Việc đáp ứng nhu cầu điện tại khu vực này cũng là một thách thức. Nguyên nhân là nhiều dự án điện than đã bị chậm tiến độ, khi cấp chính quyền lo ngại về ảnh hưởng môi trường, đồng thời phải đối mặt với khó khăn về tài chính do hàng loạt ngân hàng toàn cầu đã ngừng cho vay đối với các dự án nhiên liệu hóa thạch.

Thị trường năng lượng mặt trời của Việt Nam đang bùng nổ. Năm 2020, Việt Nam đã bổ sung thêm hơn 13 GW công suất mặt trời. Nguồn: BloombergNEF
Ngay cả khi không có lộ trình rõ ràng về việc cắt giảm các dự án phát thải, một số nước đang phát triển có thể bị buộc phải chuyển đổi sang năng lượng xanh bởi áp lực lượng thị trường. Bangladesh đang dừng tất cả các dự án nhà máy điện than mới, ngoại trừ 5 nhà máy hiện đang xây dựng và hoạt động. Năm ngoái, Philippines đã tuyên bố dừng cấp phép cho các dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới.
Đáng chú ý, Việt Nam đang được đánh giá là hình mẫu cho các quốc gia khác trong việc chuyển đổi sang năng lượng xanh, đảm bảo việc tăng công suất phát điện. Tuy nhiên, việc phát triển năng lượng tái tạo quá nhanh cũng gây ra nhiều vấn đề mới.
Lê Việt Phú, chuyên gia kinh tế môi trường tại Đại học Fulbright Việt Nam, khẳng định, hệ thống điện mặt trời cùng lưới điện "chằng chịt" của quốc gia dẫn đến việc trong khi một số khu vực có quá nhiều điện năng, một số khác lại có nguy cơ bị mất điện trong hè này và cả những năm tới.
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp nhà nước phải mua điện mặt trời với giá đắt hơn cả giá bán ra. Ngoài ra, giá các tấm pin mặt trời cũng không còn rẻ và ổn định như trước, do nhu cầu tăng vọt khiến giá nguyên liệu polysilicon tăng gấp 3 lần, tạo ra trở ngại cho việc tiêu thụ năng lượng mặt trời.

Dự thảo Quy hoạch điện VIII của Việt Nam đã được đề xuất nhằm giải quyết các vấn đề trong phát triển của ngành điện hiện tại và trong tương lai. Viện Năng lượng tính toán, tổng vốn đầu tư phát triển điện lực giai đoạn 2021-2030 khoảng 128,3 tỷ USD, trong đó cho nguồn điện là 95,4 tỷ USD, cho lưới điện khoảng 32,9 tỷ USD.
Với ông Tuấn và trang trại của mình, việc lắp thêm các tấm pin mặt trời không chỉ mang lại lợi nhuận, mà còn nâng cao hiệu quả trong hoạt động tiếp thị. Mỗi tháng, ông Tuấn bán khoảng 6 tấn dưa. Trên mỗi quả dưa đều có nhãn dán với hình ảnh mặt trời chiếu xuống những ngọn đồi cùng biểu tượng nhà kính.
"Tôi có thể chứng minh cho khách hàng của mình rằng trang trại của chúng tôi là một trang trại sạch, sử dụng công nghệ trồng cây sạch và năng lượng sạch", ông kết luận.
TIN LIÊN QUAN
-
Trong lúc EVN cắt giảm điện từ năng lượng tái tạo, ông lớn xây dựng lại 'đổ bộ làm' điện gió
-
FLC GAB muốn đầu tư mạnh vào mảng năng lượng tái tạo, đặt mục tiêu doanh thu 380 tỷ trong năm 2021
-
Việt Nam vượt Pháp, Đức, xếp thứ 8 về đầu tư năng lượng tái tạo
-
Đầu tư mạnh vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, gánh nặng nợ vay 'đè nặng' Tập đoàn Hà Đô
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024...
Đề xuất miễn thuế thu nhập cá nhân với nhân lực công nghiệp công nghệ số
Ngày 9/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ...
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1, liên tục đổi hướng di chuyển
Sáng ngày 11/6, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông đã mạnh lên thành bão số 1. Dự báo bão sẽ tiếp tục mạnh thêm và liên tục đổi hướng di chuyển.
Tình hình kinh tế xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2025
Theo số liệu từ Cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 tiếp tục cho thấy xu hướng tích cực, với nhiều chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng...
Xem nhiều




