Các nhà máy 'không ngại' tăng giá sản phẩm 20-30%, Trung Quốc đang xuất khẩu lạm phát ra toàn thế giới?
Trong nhiều năm, các nhà máy của Trung Quốc đóng vai trò như "chân phanh" kìm hãm lạm phát toàn cầu .Tuy nhiên, sự bùng nổ trong hoạt động xuất khẩu kể từ sau đại dịch đã thay đổi tất cả, giúp các nhà sản xuất tự tin "ra giá" với khách hàng nước ngoài.

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng giá mà không sợ mất khách hàng
Hoạt động kinh doanh của Zhejiang Zhendong Leisure Products đang bùng nổ. Công ty này sản xuất khoảng 1 triệu chiếc ghế gập mỗi năm từ nhà máy ở miền đông Trung Quốc, nhiều trong số đó có điểm đến là những khu vườn, hiên nhà tại Mỹ và khắp châu Âu.
Nhu cầu gia tăng đột biến kể từ khi đại dịch diễn ra đã khiến lượng đơn hàng kéo dài từ nay cho đến tháng 4 năm sau. Công ty cũng "mạnh tay" tăng giá thêm 10%. Giám đốc mảng sale thị trường quốc tế của công ty – Sonia Lu, giải thích, việc tăng giá không ảnh hưởng đến nhu cầu, khi người mua còn đặt nhiều đơn hàng hơn vì sợ giá còn tăng thêm.
Người tiêu dùng muốn mua những chiếc ghế che nắng ngoài vườn có thể đối mặt với mức giá tăng mạnh hơn. Shaoxing Gaobu Tourism Products Co. – sản xuất ô che nắng ở bãi biển và sân vườn bán hàng qua các bên bán lẻ như Walmart và Carrefour, đã nâng giá khoảng 20% và không lo "mất khách".
Nhân viên bán hàng Lyric Lian cho biết: "Dù khách hàng của chúng tôi tìm đến bất kỳ bên bán nào, thì họ vẫn phải đối mặt với thực tế là giá đang tăng lên."

Những chia sẻ về việc nâng giá sản phẩm ở hội chợ các nhà xuất khẩu thương mại Trung Quốc đang làm làm dấy lên mối lo ngại rằng lạm phát toàn cầu sẽ không chỉ là "nhất thời". Theo hãng nghiên cứu và tư vấn ngành hàng hải Drewy, các nhà xuất khẩu tăng giá do họ phải trả phí vận chuyển cao kỷ lục – cao hơn gần 300% so với 1 năm trước, chủ yếu là các nhà nhập khẩu phải trả nhiều hơn.
Trong nhiều năm, các nhà máy của Trung Quốc đóng vai trò như "chân phanh" kìm hãm lạm phát toàn cầu khi hạ chi phí để giữ chân khách hàng nước ngoài. Họ đưa ra bước đi đó trong bối cảnh nhu cầu tăng trưởng chậm chạp và đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ như Việt Nam. Tuy nhiên, sự bùng nổ trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc kể từ sau đại dịch đã thay đổi tất cả, giúp các nhà sản xuất tự tin "ra giá" với khách hàng nước ngoài.
Ngoài ra, khi nhu cầu trên toàn cầu hồi phục hậu đại dịch, mức giá cao hơn cũng không khiến khách hàng nản lỏng. Hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 21% trong năm nay, mức tăng lớn nhất trong hơn 1 thập kỷ qua.
Chỉ số giá xuất khẩu của Hong Kong – chỉ báo hiệu quả đối với giá xuất khẩu của Trung Quốc vì cảng ở thành phố này thường tiếp nhận và xử lý hàng hóa từ đại lục, tăng khoảng 5,6% so với năm trước vào tháng 7. Trong khi đó, chỉ số giá nhập khẩu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy giá hàng hóa Trung Quốc như thiết bị điện, đồ gia dụng và giày dép tăng khoảng 3-5%.

Người tiêu dùng nước ngoài có "thiệt" khi giá hàng hóa Trung Quốc tăng?
Dù giá chào bán từ các nhà máy Trung Quốc đang có sự thay đổi, nhưng đó có thể không phải là yếu tố xoay chuyển kỳ vọng lạm phát toàn cầu. Nguyên nhân là bởi, đối với người tiêu dùng ở các nước phát triển, hàng hóa do Trung Quốc sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ trong các khoản chi tiêu hàng ngày của họ.
Ở Mỹ, nhà ở, phương tiện đi lại và y tế chiếm 2/3 số hàng hóa được sử dụng để ước tính lạm phát giá tiêu dùng. NHTW Canada cho biết hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm khoảng 5% trong danh sách tương tự của họ. Trong khi đó, qua những gì đã diễn ra trong chiến tranh thương mại, các nhà nhập khẩu và bán lẻ thường chịu chênh lệch giá chứ không phải người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khả năng mức giá tăng mạnh hơn cũng có thể xảy ra. Cơn sốt nguyên liệu thô trên toàn cầu đang khiến lạm phát giá tại cổng nhà máy ở Trung Quốc tăng mạnh nhất trong 26 năm. Bắc Kinh cũng cho biết các nhà máy có thể phải chịu chi phí điện tăng 20% do cuộc khủng hoảng năng lượng.
Chen Zijian – giám đốc bộ phận sale tại Guangzhou GL Supply Chain Co., công ty sản xuất đồ làm vườn xuất khẩu sang Mỹ và Tây Âu, cho biết ông đã nâng giá 10% trong năm nay và có thể tăng nhiều hơn nữa. Chen nói: "Giá điện đang tăng và chúng tôi cũng phải tăng giá sản phẩm."
Stanley Chao là nhà sáng lập của All In Cousulting – công ty hợp tác với doanh nghiệp Mỹ tìm nguồn cung ứng từ Trung Quốc. Theo ông, quy mô của công ty là yếu tố quyết định. Một số công ty Trung Quốc trong các lĩnh vực như đồ điện tử, đồ chơi và dệt may đang tăng giá 20-30% do với cùng kỳ năm ngoái.
Chao cho hay: "Các nhà máy nhỏ với tỷ suất lợi nhuận thấp đang chuyển chi phí cho khách hàng. Các nhà cung cấp lớn hơn có thể cầm cự được."
Dữ liệu chính thức cho thấy, hầu hết các nhà sản xuất Trung Quốc có thể chịu chi phí cao hơn mà không bị lỗ, khi tỷ suất lợi nhuận trung bình của họ trong tháng 8 là 6,6%, cao hơn so với mức 5,5% trước đại dịch. Đó là bởi phần lớn chi phí sản xuất như tiền lương, thuê mặt bằng, bảo trì thiết bị và các khoản lãi vay đều không liên quan trực tiếp đến giá sản xuất.
Việc tăng giá sẽ phụ thuộc vào ước tính nhu cầu trong tương lai của các công ty. Trong khi đó, khi nền kinh tế hồi phục sau đại dịch, có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc đang giảm dần.
Khối lượng thương mại toàn cầu đã đạt đỉnh vào tháng 3, theo báo cáo World Trade Monitor. Ngoài ra, tăng trưởng hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc cũng đang giảm dần và có khiến các nhà xuất khẩu "thiếu tự tin" hơn. Theo Drewy, cước vận tải biển cũng đã giảm trong những tuần gần đây.
Tham khảo Bloomberg
TIN LIÊN QUAN
-
Sếp Dragon Capital nói về 3 chu kỳ BĐS: Chu kỳ Xe đạp, Xe máy và Ô tô, viễn cảnh thị trường Việt Nam sẽ như Trung Quốc 12 năm trước!
-
Biti's xin lỗi dùng gấm Trung Quốc tôn vinh hàng Việt
-
Doanh nghiệp Bất động sản Trung Quốc gánh khối nợ hơn 5.200 tỷ USD
-
Khủng hoảng năng lượng Trung Quốc: Việt Nam không lo lệ thuộc nguồn cung
-
Giấc mơ ôtô Việt Nam: Bài học từ Trung Quốc, Thái Lan
Đề xuất giảm 2% VAT với toàn bộ hàng hóa, dịch vụ
Nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) 2% áp dụng đồng loạt cho tất cả hàng hóa, dịch vụ.
Hà Nội triển khai bệnh án điện tử tại tất cả bệnh viện trước 30/9/2025
Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, tối ưu hóa quy trình quản lý, vận hành hệ thống y tế, đồng thời từng bước xây dựng nền y tế số hiện...
Hải Phòng: 100% người có công với cách mạng đã nhận trợ cấp qua tài khoản
Theo số liệu báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng, đến nay, thành phố Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu 100% người có công với cách mạng được mở tài khoản và nhận...
Miễn thuế 3 năm: Cú hích đáng kể cho kinh tế tư nhân
Theo ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín, việc Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù...
Phạt tới 200 triệu đồng với hành vi mua bán, cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng... có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, tăng gấp 2-4 lần so với mức hiện hành.
Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế
Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và phát triển ngành công nghiệp y tế Thủ đô, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND về hợp tác quốc...
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế suất thuế VAT với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%) đến hết ngày 31/12/2026.
Nợ toàn cầu đạt vượt 324.000 tỷ USD đạt mức cao kỷ lục
Theo báo cáo của Viện Tài chính Quốc tế (IIF, có trụ sở tại Mỹ) công bố, nợ toàn cầu đã tăng khoảng 7,5 nghìn tỷ USD trong quý I/2025 và đạt mức cao kỷ lục hơn 324 nghìn tỷ USD.
Hà Nội yêu cầu tận dụng tối đa điện mặt trời trong giờ cao điểm
Để đảm bảo cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025 và thời gian tới, UBND Thành phố yêu các đơn vị huy động, tận dụng tối đa các nguồn điện rác, mặt...
Đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu đến hết năm 2026
Ngày 13/5, trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã trình đề xuất mở rộng danh mục hàng hóa, dịch vụ được giảm 2% thuế giá trị gia tăng...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng 1,2 - 1,9% trong kỳ điều hành ngày 15/5
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 15/5/2025, giá xăng bán lẻ có thể đảo chiều tăng từ 1,2 - 1,9% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Kinh doanh online không kê khai thuế sẽ bị xử lý nghiêm
Ngày 12/5, Cục Thuế vừa có thư ngỏ gửi người nộp thuế về thực hiện nghĩa vụ thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số.
Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội: Thống nhất thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo...
Sáng 12/5, trong khuôn khổ phiên họp Quốc hội, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày...
EVN điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8%
Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), việc điều chỉnh tăng giá điện thêm 4,8% được xác định là hợp lý và cần thiết. Mức tăng...
Chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu để phát triển
Theo ông Đỗ Đức Duy- Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên và áp lực tăng trưởng xanh, các mô hình...
Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng
Sáng ngày 9/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc...
Lộ diện nhiều khí tài "khủng" tại lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng
Nga hôm nay tổ chức lễ duyệt binh tại thủ đô Moscow để kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 - 9/5/2025).
Thị trường lao động trước thách thức từ cải cách và thuế đối ứng của Mỹ
Thị trường lao động Việt Nam tháng 4/2025 tiếp tục duy trì xu hướng phục hồi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm sáng, các rủi ro tiềm ẩn bắt...
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Nếu chính sách được thông qua, dự kiến sẽ tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước trong 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026 khoảng 121,74 nghìn tỷ đồng.
Xem nhiều




