Cảng Quy Nhơn thua “lấm lưng trắng bụng” trong một vụ kiện, buộc phải trả hơn 1,8 tỷ đồng
Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP - HOSE) vừa bị Toà án nhân dân cấp cao (TAND cấp cao) tại Đà Nẵng xử thua trong vụ kiện, buộc phải trả hơn 1,1 tỷ đồng tiền vay và 707 triệu đồng tiền lãi.
Mập mờ đổ lỗi cho thủ quỹ
TAND cấp cao tại Đà Nẵng vừa ban hành quyết định giám đốc thẩm số 06/2024/KDTM-GĐT ngày 4/9/2024 về việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vay tài sản trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền” giữa Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP - Cảng Quy Nhơn) và Công ty TNHH Vận tải biển Cửu Long (Cửu Long).
Theo nội dung quyết định giám đốc thẩm này, ngày 23/11/2021, Cảng Quy Nhơn khởi kiện yêu cầu Cửu Long thanh toán tiền mua dầu còn nợ từ năm 2018 là gần 239 triệu đồng và không yêu cầu thanh toán tiền lãi. Đến ngày 24/5/2023, Cảng Quy Nhơn thay đổi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu Cửu Long thanh toán tiền lãi chậm trả của gần 239 triệu đồng với lãi suất 10%/năm.
Số tiền Cảng Quy Nhơn yêu cầu Cửu Long thanh toán là hơn 124 triệu đồng. Sau đó, Cửu Long có yêu cầu phản tố đề nghị Cảng Quy Nhơn phải trả số tiền hơn 1,1 tỷ đồng mà đại diện Cảng Quy Nhơn đã vay của Công ty Cửu Long vào ngày 1/2/2018 để phục vụ cho công việc của Cảng Quy Nhơn.
![]() |
Trước đó, tại bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 52/2023/KDTM-ST ngày 6/9/2023, TAND TP Quy Nhơn quyết định: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cảng Quy Nhơn về việc yêu cầu Cửu Long thanh toán tiền lãi chậm trả đối với số tiền mua bán dầu. Đồng thời chấp nhận yêu cầu phản tố của Cửu Long, buộc Cảng Quy Nhơn trả cho Cửu Long số tiền gần 1,8 tỉ đồng bao gồm tiền vay hơn 1,1 tỉ đồng và tiền lãi.
Ngày 19/9/2023, Công ty Cảng Quy Nhơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nêu trên. Sau đó, tại bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 05/2024/KDTM-PT ngày 12/4/2024, TAND tỉnh Bình Định quyết định: Chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn, sửa Bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 52/2023/KDTM-ST ngày 6/9/2023 của TAND Quy Nhơn. Theo nội dung bản án, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cảng Quy Nhơn, buộc Cửu Long trả cho Cảng Quy Nhơn hơn 124 triệu đồng. Chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Cửu Long, buộc Cảng Quy Nhơn trả cho Cửu Long số tiền gốc hơn 1,1 tỷ đồng và không chấp nhận yêu cầu trả tiền lãi của số tiền gốc hơn 1,1 tỷ đồng.
Trong vụ án này, bà Phạm Thị Thuý Linh - Thủ quỹ của Cảng Quy Nhơn là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bà Linh là người trực tiếp nhận hơn 1,1 tỷ đồng từ đại diện Cửu Long đem tới. Bà Phạm Thị Thuý Linh cho rằng, khi đại diện Cửu Long tới để giao hơn 1,1 tỷ đồng thì bà có hỏi ý kiến kế toán và lãnh đạo Cảng Quy Nhơn; nhận được sự đồng ý từ lãnh đạo, bà đã nhận tiền, viết phiếu thu và đóng dấu “Tài vụ Cảng Quy Nhơn đã thu tiền”. Tuy nhiên, đại diện Cảng Quy Nhơn cho rằng số tiền hơn 1,1 tỷ đồng đang tạm giữ trong tài khoản của công ty là “giữ giúp” cho bà Phạm Thị Thuý Linh chứ không phải tiền vay với Cửu Long. Ông Nguyễn Kim Toàn - Kế toán Cảng Quy Nhơn cũng đưa ra ý kiến rằng Cảng Quy Nhơn “không thu và giữ tiền của Công ty Cửu Long”, “chỉ thu và giữ tiền của bà Phạm Thị Thuý Linh”. Sau đó, TAND cấp cao tại Đà Nẵng đã bác bỏ quan điểm này và khẳng định “Cảng Quy Nhơn có vay của Công ty Cửu Long số tiền 1.133.250.000 đồng”.
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, TAND cấp cao tại Đà Nẵng quyết định không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Cảng Quy Nhơn về việc yêu cầu Cửu Long thanh toán tiền lãi chậm trả với số tiền mua bán dầu trị giá hơn 283 triệu đồng. Đồng thời chấp nhận yêu cầu phản tố của Cửu Long, buộc Cảng Quy Nhơn phải trả hơn 1,1 tỷ đồng tiền vay và hơn 700 triệu đồng tiền lãi. Tổng cộng là hơn 1,8 tỷ đồng.
Chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, gây thiệt hại cho cổ đông
Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là công ty đại chúng, niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) với mã chứng khoán QNP. Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/9, cổ phiếu QNP có giá 37.800 đồng, giảm 0,5% so với phiên trước đó.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ năm 2024, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng hàng hoá thông qua cảng Quy Nhơn đạt hơn 6 triệu tấn, tăng 46,3% so với cùng kỳ. Trong đó hàng container tăng 24,6% so với cùng kỳ, đạt trên 96.000 teus.
Vì sản lượng hàng hoá tăng nên doanh thu thuần 6 tháng của Cảng Quy Nhơn cũng tăng vọt lên mức 607,2 tỷ đồng, tăng 46% so với nửa đầu năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 75,5 tỷ đồng, tăng 47%. Với lợi nhuận này, Cảng Quy Nhơn đã đạt hơn 83% kế hoạch lợi nhuận năm 2024.
Tuy các chỉ số tài chính, kinh doanh khác đều tăng vọt nhưng nợ phải trả của Cảng Quy Nhơn cũng tăng 127 tỷ đồng, từ 437 tỷ đồng lên 534 tỷ đồng, tương đương tăng 29% so với đầu năm. Nợ phải trả của Cảng Quy Nhơn tập trung nhiều ở nợ vay tài chính dài hạn 240 tỷ đồng và trả người bán ngắn hạn 169 tỷ đồng.
Đối với khoản tiền hơn 1,1 tỷ đồng mà TAND cấp cao tại Đà Nẵng khẳng định Cảng Quy Nhơn vay từ Cửu Long; trong báo cáo tài chính năm 2022 và 2023 của Cảng Quy Nhơn đều thể hiện ở mục “Phải trả ngắn hạn khác”. Trong báo cáo tài chính giữa niên độ 2024 đã được soát xét của Cảng Quy Nhơn tiếp tục thể hiện khoản vay này ở mục “Phải trả ngắn hạn khác”. Cảng Quy Nhơn thuyết minh báo cáo tài chính cho khoản tiền này với việc thuật lại diễn biến vụ kiện “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng vay tài sản trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền” và cập nhật đến thời điểm ngày 12/4/2024 khi TAND tỉnh Bình Định ban hành bản án phúc thẩm “buộc Cảng Quy Nhơn có trách nhiệm trả cho Công ty Cửu Long số tiền gốc 1.133.250.000 đồng”.
![]() |
Với diễn biến mới nhất từ quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn sẽ phải trả hơn 1,1 tỷ đồng tiền gốc và hơn 700 triệu tiền lãi cho Cửu Long. Với tư cách là một công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán, có thể nhận thấy, với việc chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền và phải trả thêm tiền lãi, Cảng Quy Nhơn đã gây thiệt hại cho cổ đông hơn 700 triệu đồng.
Ngoài vụ kiện này, Cảng Quy Nhơn và Cửu Long cũng đang tiếp tục tranh chấp tại một vụ án khác. Cụ thể, ngày 16/12/2022, TAND cấp cao tại Đà Nẵng ban hành Bản án phúc thẩm 31/2022/KDTM-PT tuyên: Cảng Quy Nhơn trả cho Cửu Long hơn 53,48 tỷ đồng và Cảng Quy Nhơn phải tiếp tục thực hiện HĐ kinh tế số 274/CUULONG/2016/01.02 (ngày 12/10/2016) về thuê tàu lai với Cửu Long.
Ngày 21/4/2023, Cảng Quy Nhơn đã “tự nguyện, tha thiết” được thi hành án và đã nộp hơn 53,48 tỷ đồng. Ngày 28/4 và 4/5/2023, Cục Thi hành án dân sự Bình Định đã chi trả số tiền này cho Cửu Long.
Diễn biến tiếp theo, ngày 14/6/2023, Viện KSND Tối cao có Quyết định kháng nghị Giám đốc thẩm 02/QĐKNGĐT-VKS-KDTM đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao xét xử Giám đốc thẩm theo hướng hủy 2 bản án sơ thẩm, phúc thẩm và giao hồ sơ về TAND tỉnh Bình Định giải quyết lại. Tháng 1/2024, TAND tỉnh Bình Định đã thụ lý vụ án.
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở...
PVN và công ty liên danh ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4
Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam - PVN) vừa ký kết hợp đồng EPC dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 4.
Liên danh C47 trúng gói thầu thủy điện hơn 1.451 tỷ đồng, khởi đầu 2025 bứt phá với lợi nhuận tăng gấp 8 lần
Tham gia liên danh trúng gói thầu hơn 1.451 tỷ đồng tại Trị An, C47 tiếp tục khẳng định năng lực thi công các...
Tập đoàn Bamboo Capital tiếp tục kiện toàn ban điều hành
Ngày 06/06/2025, Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty cổ phần Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) đã ban hành nghị quyết thông qua các quyết định liên quan đến công tác nhân sự...
VEC E thắng lớn, gói thầu cao tốc 103 tỷ đồng chính thức về tay
Với gói thầu vừa trúng, VEC E đã có thêm nguồn lực để hiện thực hóa kế hoạch tăng trưởng 3 chỉ tiêu chủ lực trong năm tới.
Khẳng định năng lực quản trị, PVCFC vào Top 5 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, mã DCM) đạt kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng, cho thấy sự điều hành linh hoạt...
Thủy sản Việt và “cuộc hẹn” chuyển đổi Xanh
Hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới (8/6) và chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh”, ngày 7/6, tại TP Nha Trang, hơn 150 đại diện doanh nghiệp, nhà khoa học, cơ quan quản...
PVCFC được vinh danh Top 5 doanh nghiệp niêm yết Việt Nam có điểm quản trị cao nhất
Ngày 6/6, tại hội thảo “Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân: Cơ hội nào cho các doanh nghiệp niêm yết và công ty đại chúng?”...
Doanh thu SCG tại Việt Nam chạm mốc 301 triệu USD, bí quyết nào giúp ‘đại gia’ Thái Lan thắng lớn?
Tập đoàn công nghiệp hàng đầu Thái Lan – SCG vừa ghi nhận nhiều kết quả tích cực trong quý I/2025, với Việt Nam tiếp tục là điểm sáng đóng góp lớn vào tăng trưởng.
Tiến sĩ Philipp Rösler – Nguyên Phó Thủ tướng Đức gia nhập Vietjet
Ngày 5/6, Vietjet chính thức thông qua bầu ông Philipp Rösler, Nguyên Phó Thủ tướng Đức vào Hội đồng quản trị công ty nhiệm kỳ 2022-2027.
HAGL dự kiến phát hành 210 triệu cổ phiếu, tham vọng lợi nhuận năm 2025 đạt hơn 1.100 tỷ đồng
Phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ và không mở rộng đầu tư mới, HAGL hướng đến hiệu quả vận hành và lợi nhuận bền vững trong năm 2025
Xem nhiều



