CEO Boeing từ chức giữa khủng hoảng sự cố hàng không
Tổng giám đốc của Boeing, Dave Calhoun, sẽ rời khỏi công ty vào cuối năm nay khi cuộc khủng hoảng về tiêu chuẩn an toàn của công ty ngày càng trầm trọng.
Boeing đang phải vật lộn với một cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng sau vụ chiếc 737 MAX bị bung cửa trên không vào tháng 1. Mặc dù không có thương vong, nhưng sự cố này dẫn đến việc một số máy bay 737 MAX bị đình chỉ hoạt động tạm thời ở Mỹ, sau đó là các phiên điều trần tại Quốc hội, sự chậm trễ trong sản xuất và giao hàng, nhiều cuộc điều tra liên bang.

Không chỉ có ông Calhoun, Chủ tịch tập đoàn Boeing Larry Kellner và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Boeing Commercial Airplanes Stan Deal cũng là những người sẽ rời khỏi chiếc ghế đang nắm giữ.
Ông Dave Calhoun đã đảm nhận vị trí CEO vào đầu năm 2020, sau khi ông Dennis Muilenburg, người tiền nhiệm, bị sa thải sau một trong những vụ bê bối lớn nhất trong lịch sử của Boeing. Trong vòng năm tháng sau đó, hai chiếc máy bay 737 Max hoàn toàn mới đã gặp tai nạn gần như tương tự nhau, khiến 346 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Mới đây, một báo cáo sơ bộ từ Cơ quan An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ đã kết luận rằng bốn ốc vít được sử dụng để cố định cửa trên máy bay không được đặt đúng vị trí. Do đó, Boeing đang phải đối mặt với một cuộc điều tra hình sự về sự cố này, cũng như phải đối diện với hành động pháp lý từ phía hành khách trên máy bay.
Trong một bức thư gửi nhân viên Boeing trong ngày 25/3, ông Calhoun gọi sự cố của Alaska Airlines là một "thời điểm quan trọng" đối với Boeing. Ông nói thêm rằng: "Mọi con mắt của thế giới đang đổ dồn vào chúng ta và tôi biết rằng thời điểm này chúng ta sẽ trở thành một công ty tốt hơn, dựa trên tất cả những gì chúng ta đã học được khi làm việc cùng nhau để xây dựng tập đoàn Boeing trong nhiều năm qua".
Việc phá sản đã đặt ra thách thức đối với mối quan hệ của Boeing với các đối tác hàng không và cơ quan quản lý ở Washington. Đồng thời, điều đó cũng dấy lên lo ngại về việc văn hóa của công ty đã tập trung vào tốc độ sản xuất thay vì an toàn.
Stewart Glickman, một nhà phân tích tại CFRA Research, nói: "Việc thay đổi vị trí quản lý cao cấp là điều cần thiết." Ông tin rằng vấn đề của Boeing hiện nay bắt nguồn từ những vấn đề trong văn hóa của công ty và chỉ có thể được giải quyết thông qua các quan điểm mới.
Một báo cáo từ một nhóm chuyên gia nghiên cứu về văn hóa an toàn của Boeing đã chỉ ra "khoảng cách" giữa ban quản lý cao cấp và nhân viên, với dấu hiệu cho thấy nhân viên e ngại báo cáo vấn đề vì lo sợ phải đối mặt với hậu quả.
Sau hai vụ tai nạn máy bay vào năm 2018 và 2019, phần mềm điều khiển chuyến bay bị phát hiện lỗi, và Boeing được cho là đã che giấu thông tin này trước cơ quan quản lý. Mặc dù đã đồng ý trả 2,5 tỷ USD để giải quyết các cáo buộc gian dối, Boeing vẫn không thừa nhận tội danh trong các phiên tòa. Điều này đã khiến công ty phải đối mặt với các cáo buộc về việc ưu tiên lợi nhuận hơn là an toàn của hành khách.
Cuộc khủng hoảng ở Boeing đã gây ra sự rung chuyển đáng kể trong ngành du lịch, khi công ty - một trong những nhà sản xuất máy bay lớn nhất thế giới - phải giảm tốc độ sản xuất để giải quyết các vấn đề.
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Vì sao hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh nhưng số lượng "kỳ lân" vẫn hạn chế?
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt Nam có thể bứt phá, cần một hệ thống tài chính và thị trường vốn linh hoạt hơn.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử: Sân chơi ngày càng bị thu hẹp
Nhiều chị em chọn cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử vì đây là kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân công… Tuy nhiên, khi các...
Tập đoàn Yeah1 bất ngờ dừng sản xuất 2 chương trình truyền hình thực tế ăn khách
Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) thông báo tạm dừng sản xuất hai chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió".
Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn...
Dòng tiền đảo chiều, các quỹ đầu tư đang chọn chiến lược mới?
Báo cáo Tình hình hoạt động của các Quỹ đầu tư tại Việt Nam của Fiingroup (2/2025) cho thấy nhiều diễn biến đáng chú ý, phản ánh xu hướng đầu tư và sự dịch chuyển...
Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) tại Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự thay đổi và có những tín hiệu quan trọng trong những tháng đầu năm 2025. Từ số liệu trong báo...
Doanh nghiệp công nghệ mong nhanh chóng xây dựng Sàn dữ liệu của Việt Nam
Tổng Giám đốc FPT IS mong Ban Chỉ đạo nhanh chóng thúc đẩy xây dựng Sàn Dữ liệu của Việt Nam để các công ty công nghệ, các nhà khoa học có cơ hội tiếp...
Tham vọng trở thành “ông lớn” BĐS, Kosy Group kinh doanh thế nào?
Chủ tịch Tập đoàn Kosy từng đặt mục tiêu giai đoạn 2025 – 2029, trong lĩnh vực BĐS, doanh nghiệp cố gắng phải triển khai, hoàn thành cơ bản ít nhất 6 dự án...
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ tung siêu dự án 2.000 tỷ đồng: Nhà máy cà phê lớn nhất Đông Nam Á sắp xuất hiện
Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, được triển khai theo 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô gần 1.000 tỷ đồng.
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Việt Nam thu hút nhiều công ty dược quốc tế giá trị lên tới 10 tỷ USD
Thị trường dược phẩm Việt Nam đã thu hút sự chú ý của nhiều công ty dược phẩm quốc tế. Dự báo, thị trường này sẽ đạt giá trị lên tới 10 tỷ USD vào năm 2026...
“Cá mập” bất động sản Thái Lan chuẩn bị mở thêm khu công nghiệp 500ha tại Việt Nam
Amata VN - công ty con của Amata Corporation, ông lớn bất động sản Thái Lan muốn đầu tư khu công nghiệp với diện tích khoảng 500ha tại Việt Nam ngay trong năm nay.
CTCP Tổng Bách Hóa đang đi nước cờ gì khi đóng vai trò lớn trong dự án trở lại của Tân Hoàng Minh?
CTCP Tổng Bách Hoá và Tập đoàn Tân Hoàng Minh vừa khởi công dự án Khu nhà ở tại số 486 đường Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì....
Trăn trở lớn nhất của doanh nghiệp là giảm thủ tục hành chính
Các chuyên gia kinh tế tham dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2025 đều có chung cảm nhận rằng, đất nước đang có bầu không khí và niềm tin mạnh mẽ vào cơ...
VietinBank iPay Mobile chính thức ra mắt tính năng OTT Voice
VietinBank chính thức ra mắt tính năng OTT Voice, một bước đột phá trong dịch vụ ngân hàng số, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thông báo biến động số dư qua giọng nói....
Đông Anh có trở thành “mỏ vàng” giúp Viglacera (VGC) thắng lớn với dự án nhà ở xã hội?
Trong bối cảnh quỹ nhà ở thương mại tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Petrovietnam - Trụ cột kinh tế Việt Nam và bước chuyển mình trong kỷ nguyên năng lượng mới
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) không chỉ khẳng định vai trò là “đầu tàu” kinh tế của Việt Nam mà còn cho thấy khả năng thích ứng đáng kinh ngạc trước những thách thức lớn.
Rót gần 4.000 tỷ đồng xây siêu dự án KCN tại Thái Nguyên, Viglacera đang toan tính điều gì?
Dự án Khu công nghiệp (KCN) Sông Công II - Giai đoạn 2 có quy mô 296,24 ha với tổng vốn đầu tư gần 4.000 tỷ đồng.
Xem nhiều




