Chứng khoán tuần mới (từ 8 đến 11/4): Cơ hội cho nhà đầu tư giá trị
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần giao dịch từ ngày 31/3 đến 4/4/2025 đã trải qua một cú sốc lớn, đánh dấu bằng sự sụt giảm mạnh mẽ của VN-Index, với nguyên nhân trọng yếu xuất phát từ yếu tố địa chính trị và chính sách thương mại toàn cầu.
Quyết định đột ngột từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ đã tạo nên một hiệu ứng “thiên nga đen” đối với thị trường – sự kiện chưa từng được dự báo bởi các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Chỉ số VN-Index lao dốc từ vùng 1.325 điểm xuống mức 1.160 điểm trong vài phiên giao dịch, đánh dấu mức điều chỉnh nhanh và mạnh bậc nhất trong lịch sử. Kết tuần, VN-Index đóng cửa ở mức 1.210,67 điểm, tương ứng mức giảm 8,11% trong vòng năm ngày.
Mặc dù có sự hồi phục nhẹ vào cuối phiên ngày thứ 6 khi một số cổ phiếu dẫn dắt như LPB tăng trần, VIC và VHM cũng hồi phục đáng kể, thị trường vẫn chịu áp lực bán ròng lớn từ khối ngoại cũng như hoạt động giải chấp trên diện rộng. Dòng tiền nội dù có phần trở lại trong phiên cuối tuần nhưng nhìn chung vẫn trong trạng thái phòng thủ, chưa thể tạo lập lại xu thế tăng trưởng rõ ràng.

Về mặt vĩ mô, thông tin về chính sách thuế quan mới từ chính quyền Mỹ đã phủ bóng đen lên toàn cảnh kinh tế và thị trường tài chính Việt Nam. Cụ thể, Mỹ công bố áp dụng thuế nhập khẩu phổ quát 10% đối với tất cả các quốc gia từ ngày 5/4/2025 và mức thuế cao hơn – hiện tại là 46% – đối với các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn, trong đó có Việt Nam, từ ngày 9/4/2025. Tổng thống Mỹ có quyền điều chỉnh mức thuế linh hoạt tùy theo phản ứng từ các đối tác thương mại cũng như diễn biến thực tế của thị trường toàn cầu. Một số mặt hàng như thép, nhôm, dược phẩm và hàng hóa quốc phòng được miễn trừ.
Việt Nam hiện có không nhiều thời gian để đàm phán lại mức thuế 46%. Mục tiêu của Mỹ là triệt tiêu hoàn toàn thâm hụt thương mại, tuy nhiên trong thực tế, phương pháp tính toán này mang tính học thuật và có thể chưa phản ánh đầy đủ các yếu tố cấu thành cán cân thương mại giữa hai nước. Mức 46% vẫn là một mức thuế cực kỳ bất lợi, phản ánh xu hướng bảo hộ mậu dịch đang được đẩy lên cao dưới thời Trump.
Rủi ro hiện tại là rất rõ ràng. Thâm hụt thương mại của Việt Nam với Mỹ hiện chiếm khoảng 30% GDP, điều này có nghĩa rằng nếu các chính sách thuế quan không được điều chỉnh hợp lý, Việt Nam sẽ gần như mất đi lợi thế cạnh tranh với các quốc gia như Hàn Quốc, Mexico hoặc Ấn Độ – những nước có năng lực xuất khẩu tương đương nhưng ít bị đánh thuế hơn. Trong lĩnh vực FDI, đặc biệt là ngành công nghệ cao, nếu Việt Nam không đàm phán được mức thuế ưu đãi hơn các đối thủ cạnh tranh, thì nguy cơ các tập đoàn như Samsung rút bớt nhà máy là có cơ sở. Điều này kéo theo áp lực tiêu cực lên tỷ giá, làm giảm dự trữ ngoại hối, ảnh hưởng chuỗi sản xuất và gia tăng thất nghiệp trong nước.
Ở góc độ thị trường tài chính, yếu tố “giảm thuế bao nhiêu không quan trọng, mà là mình phải thấp hơn các quốc gia khác” trở thành nguyên lý sống còn. Lịch sử cho thấy Việt Nam từng bị áp các mức thuế rất cao nhưng đã đàm phán thành công trong nhiều tình huống. Cụ thể, năm 2018, Việt Nam bị Mỹ đánh thuế trên 80% với nông sản nhưng đã thương lượng thành công để đưa về mức cũ. Năm 2019, Mỹ áp thuế lên đến 120% với thép, gỗ, may mặc, nhưng cũng được hạ xuống sau đàm phán. Năm 2020, khi Việt Nam bị xếp vào danh sách thao túng tiền tệ, thuế vọt lên 30–95%, nhưng cuối cùng được hoãn lại và sau đó được gỡ bỏ khi chính quyền Biden lên nắm quyền. Do đó, vẫn còn kỳ vọng rằng Việt Nam có thể đạt được một thoả thuận tốt hơn nếu tận dụng hiệu quả “khoảng đệm” một tuần trước thời điểm thuế cao chính thức có hiệu lực.
Trao đổi với PetroTimes, bà Nguyễn Thị Bích Tuyền Chuyên gia tư vấn thuộc Công ty chứng khoán VietCap nhấn mạnh, trong bối cảnh như vậy, tuần tới thị trường sẽ phụ thuộc gần như hoàn toàn vào diễn biến của tiến trình đàm phán. Kịch bản tích cực nhất là chính quyền Trump hoãn áp thuế thêm một tháng để đánh giá lại. Khi đó, VN-Index có thể hồi phục về vùng 1.228 – 1.230 điểm, và nếu thông tin hỗ trợ tiếp tục tích cực, có thể kiểm định các vùng cao hơn tại 1.250 – 1.275 điểm. Trong trường hợp đàm phán thất bại và thuế 46% có hiệu lực đúng hạn, thị trường có thể giảm sâu về các vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.100 điểm.
Chiến lược đầu tư khuyến nghị trong giai đoạn này là phòng thủ, hạ tỷ trọng cổ phiếu sử dụng margin, cơ cấu sang các nhóm ngành ít chịu ảnh hưởng bởi thuế như ngân hàng, hạ tầng, và ưu tiên các doanh nghiệp nội địa hoặc phục vụ thị trường nội địa. Ngoài ra, việc theo dõi sát biến động tỷ giá, lãi suất, cũng như dòng vốn ngoại sẽ là yếu tố then chốt để định hình chiến lược ngắn hạn.
Có thể thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một tuần biến động mạnh mẽ hiếm có, với nguyên nhân chủ yếu đến từ yếu tố chính trị - thương mại bên ngoài. Tuy nhiên, với lịch sử đàm phán khá thành công và năng lực ứng biến linh hoạt của chính sách đối ngoại, Việt Nam vẫn còn cơ hội để điều chỉnh tình thế trong tuần tới. Nhà đầu tư cần giữ sự tỉnh táo, linh hoạt trong quản trị rủi ro và luôn sẵn sàng cho cả kịch bản tích cực lẫn tiêu cực. Đặc biệt, nếu thị trường tiếp tục giảm sốc thì sẽ là cơ hội để các nhà đầu tư giá trị tiến hành giải ngân vào những mã đầu ngành, có nền tảng tài chính tốt và ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thuế đối ứng.
TIN LIÊN QUAN
-
Nhận định phiên giao dịch ngày 08/4: Áp lực bán vẫn lớn, tìm kiếm cơ hội từ cổ phiếu chiết khấu sâu
-
Đối tác chuyên cung cấp ắc quy cho VinFast, Honda, Thaco: Xây nhà máy nghìn tỷ, tham vọng ‘bỏ túi’ 11 tỷ/ngày
-
Tin nhanh chứng khoán ngày 3/4: Hoảng loạn cực độ sau tin áp thuế
-
Cổ phiếu ngành gỗ chao đảo sau đòn thuế 46% từ Mỹ: “Ông lớn” Phú Tài (PTB) công bố kết quả kinh doanh khả quan!
Nhận định phiên giao dịch ngày 29/5: khuyến nghị hạn chế mua đuổi và tận dụng nhịp điều chỉnh
Phiên giao dịch ngày 28/5 khép lại với diễn biến tích cực nhưng thận trọng, khi VN-Index tiệm cận vùng đỉnh cao nhất trong năm 2025 (1.343 điểm) song chưa thể bứt phá...
Nhận định phiên giao dịch ngày 28/5: Duy trì đà tăng, VN-Index tiến sát mốc kháng cự mạnh
Phiên giao dịch ngày 27/5 khép lại với tín hiệu tích cực khi chỉ số VN-Index tiếp tục tăng hơn 7 điểm, chốt phiên tại 1.339,81 điểm....
Nhận định phiên giao dịch ngày 27/5: Xu hướng tăng được xác nhận, dòng tiền chuẩn bị luân chuyển sang nhóm tích lũy
Phiên đầu tuần đầy cảm xúc với độ dao động lên tới 44 điểm, VN Index đã bứt phá mạnh mẽ và đóng cửa ở 1.332,51 điểm, vượt mốc kháng cự quan trọng 1.330....
Chứng khoán tuần mới (từ 26 đến 30/5): Tiền mới ở đâu?
Trong tuần giao dịch từ ngày 19 đến 23 tháng 5 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng với tuần thứ ba liên tiếp ghi nhận điểm số...
Nhận định phiên giao dịch ngày 26/5: Xu hướng tăng trung hạn vẫn còn, nhưng ngắn hạn cần quan sát kỹ
Kết phiên ngày 23/5, VN Index tăng nhẹ 0,62 điểm lên mức 1.314,46 điểm, tạo thành cây nến doji cho thấy sự lưỡng lự của dòng tiền. Thanh khoản giảm mạnh...
Nhận định phiên giao dịch ngày 23/5: Thị trường có thể tích lũy trước khi vượt đỉnh
Sau nhịp tăng mạnh gần đây, phiên điều chỉnh ngày 22/5 cho thấy tín hiệu chốt lời bắt đầu lan rộng tại nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và midcap....
Nhận định phiên giao dịch ngày 22/5: VN Index cần sự xác nhận từ dòng tiền lớn để bứt phá vùng 1.330
Sau phiên tăng 7,9 điểm ngày 21/5, VN Index tiếp tục duy trì đà tăng và đóng cửa tại 1.323,05 điểm – mức cao nhất trong vòng 6 tuần....
Nhận định phiên giao dịch ngày 21/5: Hưng phấn lan tỏa, nhưng cần thận trọng khi VN Index tiến sát kháng cự 1.320–1.325 điểm
Với lực cầu nội đang đóng vai trò chủ đạo, VN Index có thể tiếp tục thử thách vùng kháng cự 1.320–1.325 điểm trong phiên 21/5. Tuy nhiên, trong bối cảnh tâm lý...
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 20/5: Tín hiệu kỹ thuật cảnh báo điều chỉnh
Thị trường chứng khoán ngày 19/5 giảm nhẹ, tuy nhiên thị trường cũng đang phát đi nhiều tín hiệu cho thấy nhịp điều chỉnh kỹ thuật có thể tiếp tục diễn ra...
Chứng khoán tuần mới (từ 19 đến 23/5): Thận trọng trước sóng gió vĩ mô
Thị trường chứng khoán Việt Nam khép lại tuần giao dịch từ ngày 13 đến 17/5/2025 với diễn biến tích cực, khi chỉ số VN-Index tăng mạnh 34,09 điểm, tương đương 2,69%, lên mức 1.301,39...
Nhận định phiên giao dịch ngày 19/5: VN Index có thể tiếp tục điều chỉnh kiểm định vùng hỗ trợ
Sau phiên giảm điểm rõ rệt cuối tuần trước, thị trường được dự báo sẽ bước vào giai đoạn điều chỉnh kỹ thuật trong những phiên đầu tuần tới....
Nhận định phiên giao dịch ngày 16/5: Thận trọng khi thị trường tiệm cận vùng đỉnh ngắn hạn
Thị trường ngày 16/5 nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng nhưng kèm theo rung lắc hoặc điều chỉnh kỹ thuật, nhất là khi lực bán đang dần gia tăng....
Nhận định phiên giao dịch ngày 15/5: Thị trường duy trì đà tăng, nhưng cẩn trọng nhịp điều chỉnh kỹ thuật sắp tới
Thị trường có thể rung lắc trong phiên 15/5 khi chỉ số tiệm cận vùng cản kỹ thuật, nhưng xu hướng tăng trung hạn vẫn đang được duy trì nhờ nền tảng dòng tiền...
Nhận định phiên giao dịch ngày 14/5: Tín hiệu kỹ thuật củng cố xu hướng tăng, nhưng cần thận trọng
Dù xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn đang tích cực, nhà đầu tư nên giữ tâm lý tỉnh táo, cân bằng danh mục và chuẩn bị sẵn sàng trước các biến động...
Nhận định phiên giao dịch ngày 13/5: Xu hướng tăng hình thành, nhưng thận trọng với nhịp điều chỉnh ngắn hạn
Sau phiên tăng gần 16 điểm đầu tuần, VN Index đã chính thức vượt ngưỡng kháng cự quan trọng tại 1.280 điểm, đóng cửa tại 1.283,26 điểm (+1,26%)...
Chứng khoán tuần mới (từ 12 đến 16/5): Chốt lời hay nắm giữ?
Tuần giao dịch từ ngày 5 đến 9 tháng 5 năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đã ghi nhận một đợt phục hồi mạnh mẽ, với chỉ số VN-Index tăng 41 điểm (+3,3%),...
Nhận định phiên giao dịch ngày 12/5: VN Index có thể kiểm định vùng hỗ trợ 1.255-1.260 điểm
Sau nhịp điều chỉnh nhẹ trong phiên 9/5, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục rung lắc trong phiên đầu tuần ngày 12/5. Dù xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, VN Index có thể kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.255–1.260 điểm trước khi phục hồi.
Nhận định phiên giao dịch ngày 9/5: VN Index có thể tiếp đà tăng
Thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì sắc xanh nhờ tâm lý tích cực và dòng tiền lan tỏa. Tuy nhiên, việc giao dịch cẩn trọng, có chiến lược cụ thể...
Nhận định phiên giao dịch ngày 8/5: Kỳ vọng đà tăng tiếp diễn nhưng thận trọng trước thông tin đàm phán thuế quan
Sau ba phiên tăng liên tiếp, thị trường bước vào vùng kháng cự mạnh 1.260–1.270 điểm. Tuy nhiên, phiên ngày 8/5 có thể xuất hiện rung lắc ngắn hạn khi thị trường chờ đợi kết...
Xem nhiều




