Vì sao dầu khí được miễn trừ thuế nhập khẩu vào Mỹ?
Giữa làn sóng thuế quan mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố, có một chi tiết quan trọng nhưng ít được chú ý: Các mặt hàng năng lượng được miễn trừ.

Theo thông báo từ Nhà Trắng hôm thứ Tư, mức thuế cơ bản 10% áp dụng cho tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, cùng với mức thuế cao hơn đối với nhiều đối tác thương mại lớn, sẽ không áp dụng cho dầu thô, khí đốt và các sản phẩm lọc dầu.
Việc miễn trừ nhập khẩu năng lượng rõ ràng là một chiến lược nhằm giảm thiểu tác động tăng giá mà người dân Mỹ có thể phải gánh chịu từ thuế quan, đồng thời phù hợp với mục tiêu lâu dài của ông Trump là giữ giá năng lượng ở mức thấp.
Tuy nhiên, động thái này cũng đặt phần còn lại của thế giới vào tình thế khó xử khi phải tìm cách ứng phó với sự đảo lộn của hệ thống thương mại toàn cầu do ông Trump tạo ra.
Một trong những "quân bài" đàm phán mạnh nhất mà nhiều quốc gia có thể sử dụng để đối phó với thuế quan của Mỹ chính là lượng năng lượng mà họ đang mua, hoặc có thể mua, từ Mỹ.
Mỹ hiện là nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và sản phẩm dầu tinh chế lớn nhất thế giới, đồng thời đứng thứ tư về xuất khẩu dầu thô và than đá.
Trong thời gian qua, một số quốc gia đã cố gắng tránh bị áp thuế bằng cách cam kết mua thêm năng lượng từ Mỹ.
Tuy nhiên, với mức thuế đồng loạt 10% và mức thuế cao hơn lên tới 20% đối với Liên minh châu Âu, 34% đối với Trung Quốc, 24% đối với Nhật Bản và 26% đối với Ấn Độ, câu hỏi đặt ra là liệu những nỗ lực này có thực sự hiệu quả. Đây đều là những thị trường lớn của năng lượng Mỹ, hoặc từng là khách hàng quan trọng, hoặc có tiềm năng gia tăng nhập khẩu trong tương lai.
Liệu các quốc gia này có đưa nhập khẩu năng lượng từ Mỹ vào bàn đàm phán để đáp trả thuế quan của ông Trump?
Để đối phó với thuế quan mới của Mỹ, các quốc gia đứng trước ba lựa chọn cơ bản.
Lựa chọn đầu tiên là đối đầu trực diện. Điều này đồng nghĩa với việc chấp nhận thiệt hại, bị tổn thương, thậm chí có thể thất bại trong ngắn hạn. Nhưng về lâu dài, hành động cứng rắn này có thể giúp giành được sự tôn trọng và tạo ra lợi thế chiến lược.
Lựa chọn thứ hai là cố gắng thương lượng, tránh đối đầu bằng cách nhượng bộ hoặc thỏa hiệp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, điều này chỉ khiến các nước mất cả lợi ích kinh tế lẫn vị thế chính trị.
Lựa chọn cuối cùng là tránh né. Việc trì hoãn phản ứng hoặc tạm thời lùi bước có thể giúp làm dịu tình hình trong ngắn hạn, nhưng rốt cuộc chỉ là trì hoãn điều không thể tránh khỏi.
Đối mặt với lựa chọn
Về vấn đề nhập khẩu năng lượng từ Mỹ, Trung Quốc đã chọn cách đứng lên đối đầu, áp thuế lên dầu thô, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá nhập khẩu từ Mỹ. Động thái này về cơ bản đã chấm dứt hoạt động thương mại các mặt hàng này giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, tác động đến giá cả trên thị trường toàn cầu không đáng kể, chủ yếu vì Trung Quốc vốn không phải là khách hàng lớn của năng lượng Mỹ, và có thể dễ dàng tìm nguồn thay thế mà không gây xáo trộn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhưng châu Âu thì khác. Khu vực này nhập hơn một nửa lượng LNG từ Mỹ và khó có thể tìm nguồn thay thế mà không gây gián đoạn lớn đến thị trường toàn cầu. Châu Âu cũng là khách hàng lớn của dầu thô và các sản phẩm lọc dầu của Mỹ. Giống như LNG, việc tìm nguồn thay thế sẽ rất khó khăn và có thể đẩy giá cả lên cao, làm đảo lộn dòng chảy thương mại quốc tế.
Riêng than đá của Mỹ, châu Âu có thể cắt giảm nhập khẩu mà không chịu quá nhiều tác động tiêu cực, vì thực tế lượng mua vào không lớn.
Trong khi đó, Nhật Bản và Ấn Độ có khả năng sẽ sử dụng các hợp đồng mua năng lượng từ Mỹ như một "quân bài" đàm phán với chính quyền Trump, nhằm giành được các miễn trừ hoặc ưu đãi về thuế quan.
Xét đến sự khó đoán của ông Trump và chính quyền của ông, chiến thuật này có thể đem lại kết quả, nhưng hiện tại, điều chắc chắn duy nhất là mức độ rủi ro rất cao.
Dù mỗi quốc gia hay khu vực như Liên minh châu Âu có cách phản ứng riêng, điểm chung dễ thấy là họ sẽ tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Mỹ và tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác khác.
Hệ quả cuối cùng của chính sách thuế quan này là Mỹ có nguy cơ trở thành lựa chọn thương mại cuối cùng - các nước sẽ chỉ mua hàng Mỹ khi không thể tìm được nguồn thay thế nào khác.
Nh.Thạch/AFP
TIN LIÊN QUAN
Đề xuất giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục duy trì mức giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu như hiện nay trong suốt năm 2026, thay vì điều chỉnh tăng trở...
Giá xăng dầu đồng loạt tăng trở lại từ 15h ngày 10/7
Chiều 10/7, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng sau hai kỳ giảm liên tiếp. Đây là lần tăng thứ 16 của xăng RON 95 kể từ đầu năm.
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm thuế; Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng vượt trội… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 4/7.
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
Theo thông báo từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, kỳ điều hành ngày 3/7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, đưa giá xăng RON 95 xuống dưới...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/7/2025,...
Cuộc chiến chống hàng giả: Không thể thắng nếu thực thi vẫn lỏng lẻo
Dù hành lang pháp lý chống hàng giả, hàng nhái đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm yếu nằm ở khâu thực thi,...
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
Từ 0h00 ngày 1/7/2025, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức giảm đồng loạt theo thông báo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, nhờ hiệu lực của chính sách giảm 2%...
Giá dầu hôm nay 1/7 duy trì sắc đỏ
Giá dầu thô khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng giảm khi giới đầu tư dự đoán OPEC+ sẽ tiếp tục tăng nguồn cung vào tháng tới.
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
OPEC+ sẽ đưa ra quyết định về sản lượng dầu trong tháng 8 một cách linh hoạt tại cuộc họp sắp tới vào ngày 6/7, Nga xác nhận thông tin này, cũng như nhấn mạnh...
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Sáu, nhóm phân tích EBW Analytics Group cho biết giá khí đốt giao tháng 7 đã “lao dốc không phanh” trong tuần qua.
Giá dầu hôm nay 30/6 dự báo giảm nhẹ
Tuần vừa qua, giá dầu thế giới chứng kiến những phiên tăng, giảm trái chiều.
Giá dầu hôm nay 27/6 duy trì đà tăng nhẹ
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 11 lần.
Giá dầu hôm nay 26/6 nhích tăng nhẹ
Giá dầu thế giới sáng nay nhích tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Bô Y tế cảnh báo khẩn vụ phát hiện dầu ăn cho động vật được dùng cho người
Dầu chăn nuôi bị hô biến thành dầu ăn cho người, len lỏi vào bếp ăn, hàng quán, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hưng Yên.
VPI dự báo giá xăng vẫn duy trì đà tăng 2,8-3,2% trong kỳ điều hành ngày 26/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 26/6/2025, giá xăng bán lẻ có thể vẫn duy trì...
Giá dầu hôm nay 25/6 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm hạ nhiệt rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông.
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Xem nhiều




