Chuyện chưa kể về nghẽn lệnh Hose: Coi nghẽn lệnh là trường hợp khẩn cấp quốc gia
Thiết kế của hệ thống HoSE chỉ có một ngưỡng chịu lỗi nhất định, nếu lỗi quá ngưỡng có thể gây sụp đổ hệ thống và đó là điều Sở lo ngại, gây ra việc phải đóng cửa thị trường vào 1/6 vừa qua.
Sáng nay CLB Nhà báo tổ chức toạ đàm trực tuyến "Nghẽn lệnh tại HOSE: Thực trạng và Giải pháp" là cơ hội kết nối thông tin từ nhà quản lý đến các thành viên thị trường, để giải đáp các nghi vấn, thắc mắc quanh câu chuyện nghẽn lệnh kéo dài và làm rõ giải pháp trước mắt, giải pháp trung hạn của việc thông lệnh, giữ an toàn giao dịch.
Đồng thời, gợi mở một số giải pháp nền tảng khác cho thi trường chứng khoán để phát triển bền vững hơn, rộng mở cơ hội cho nhiều người.
Nhà báo Phạm Oanh: Xin anh Trà chia sẻ về tình trạng nghẽn lệnh thời gian qua. Thị trường trải qua nhiều phiên NĐT không được sửa huỷ lệnh, liệu có xảy ra tình trạng mất cân bằng giữa các CTCK, giữa tự doanh các CTCK với nhau?
Ông Lê Hải Trà, Tổng giám đốc Hose: Nói lại về bản chất của việc quá tải hệ thống công nghệ của Hose thời gian qua, chúng ta biết rằng mỗi hệ thống được xây dựng trên các nền tảng và tham số khác nhau, hệ thống của Hose liên quan đến một tham số cơ bản là số lượng lệnh mà hệ thống có thể xử lý trong 1 ngày giao dịch, năng lực tối đa xử lý của hệ thống HOSE là 900.000 lệnh/ngày. Chúng ta nói nhiều về dữ liệu tăng trưởng TTCK thời gian qua (số lượng nhà đầu tư, thanh khoản..), để nói lên thực tế rằng số lượng lệnh tham gia vào thị trường vượt quá 900.000 lệnh. Nó giống như con đường thiết kế để sử dụng 900.000 xe tham gia giao thông, nhưng số lượng xe thực tế vượt quá số lượng đó gây ra tắc nghẽn. Khác biệt của hoạt động giao dịch so với giao thông là mỗi lệnh giao dịch không giống như xe ở trên đường, nó khác nhau ở tham số lệnh giao dịch.
Lệnh mua 100 cổ phiếu cũng là một lệnh, hay 10.000 cổ phiếu cũng là một lệnh, tất cả được tính vào con số 900.000 lệnh. Nên nếu tôi mua 100 cổ phiếu giá 10.000 đồng và lệnh 10.000 cổ phiếu giá 100.000 đồng nó làm cho giá trị giao dịch khác nhau.
Hệ thống được thiết kế theo phân bổ lệnh một CTCK sử dụng, khi CTCK sử dụng hết lượng lệnh phân bổ thì tình trạng nghẽn xảy ra ở CTCK đó nhưng nó không phải nghẽn ở tất cả các CTCK, do đó thời gian qua có tình trạng một số CTCK lớn nghẽn lệnh nhưng một số CTCK nhỏ lệnh vẫn vào được bình thường vì họ chưa dùng hết quota được phân bổ.
Thứ hai, về việc sửa huỷ lệnh. Các nỗ lực của cơ quan quản lý và thành viên thị trường thời gian qua nhằm xử lý khối lượng lệnh tham gia vào hệ thống gây nghẽn. Bước đầu tiên chúng ta thực hiện là nâng lô cổ phiếu từ 10 cp lên 100 cp, chúng ta giảm được 15-18% số lượng lệnh, thực tế có nhiều lệnh được khớp hơn và giá trị giao dịch đã tăng lên trong thời gian đó. Tuy nhiên con số này không duy trì được lâu vì số tài khoản mở mới vẫn gia tăng. Bước tiếp theo mà Sở GDCK đã đề xuất và phân tích với cơ quan quản lý như nếu nâng lô tiếp lên 1.000 thì giảm lượng lệnh tham gia 50% nữa, hay đề xuất khác việc hạn chế sửa huỷ lệnh.
Trước khi có cơ chế tham gia sửa huỷ lệnh thì việc sửa huỷ lệnh trong 1 ngày giao dịch chiếm 1/3, tức là có khoảng 300.000 lệnh chỉ để sửa số trước đó, lệnh thực tế được khớp chỉ khoảng 600.000 lệnh. Nên khi chúng ta điều chỉnh liên quan đến việc sửa huỷ lệnh này thì số lượng lệnh được khớp tăng lên. Sau phiên 1/6 với việc tham gia của các CTCK kiểm soát sửa huỷ lệnh thì lượng lệnh sửa huỷ giảm từ 33% còn dưới 10%, chính vì vậy có thêm 200.000 lệnh được khớp nên có phiên giao dịch giá trị tăng lên 30.000 tỷ.
Quay trở lại việc kiểm soát lỗi 2G liên quan sửa huỷ lệnh, khi bị nghẽn các lệnh phải xếp hàng vào hệ thống, giống như để chờ đi qua trạm thu vé, khi đó hệ thống phải xử lý, lúc lệnh đang khớp bên trong chờ trả ra thì lại có lệnh sửa huỷ ở bên ngoài vào. Logic về mặt giao dịch gây ra lỗi và thiết kế của hệ thống này chỉ có một ngưỡng chịu lỗi nhất định, nếu lỗi quá ngưỡng có thể gây sụp đổ hệ thống và đó là điều Sở lo ngại, gây ra việc phải đóng cửa thị trường vào 1/6 vừa qua.
Việc kiểm soát sửa huỷ giảm lỗi 2G liên quan đến quy định về mặt giao dịch trực tuyến của HOSE với các CTCK. Theo Quy định hiện hành, nếu số lượng lỗi của CTCK vượt ngưỡng cho phép thì Sở có quyền ngắt kết nối CTCK đó để tránh ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống giao dịch. Đó là điều rất nặng nề và trong bối cảnh thị trường hiện nay không ai muốn điều đó xảy ra. Công văn của Hose đưa ra nhắc nhở CTCK chủ động kiểm soát lệnh sửa huỷ để tránh phát sinh lỗi 2G để tránh bị ngắt giao dịch. Các CTCK đã hưởng ứng rất tích cực, giúp việc xếp hàng "qua trạm thu phí" giảm bớt ở những giờ cao điểm, giúp khối lượng thông tin hệ thống phải xử lý giảm bớt đi, giúp thông tin trả ra mượt hơn.
Ý cuối cùng, có hay không sự phân biệt đối xử khác biệt giữa các CTCK? Có sự phân biệt giữa cơ chế phối hợp chung tay với nhau để giải quyết vấn đề với việc ra lệnh hành chính như cấm việc sửa huỷ, đảm bảo việc tuân thủ tuyệt đối, đây là nỗ lực cùng nhau để kiểm soát sửa huỷ đó. Thì, mỗi CTCK có một cách làm khác nhau nên có sự khác biệt giữa CTCK này với CTCK khác. Đó là cơ sở mà một số NĐT đặt ra câu hỏi.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 cam kết đưa vào vận hành hệ thống FPT
Nhà báo Phạm Oanh: Thưa ông Trần Văn Dũng, Chủ tịch UBCKNN, tại sao 20 năm đã qua Sở GDCK HCM không làm chủ được công nghệ trong khi sàn Hà Nội chủ động công nghệ và năng lực lớn? Ông từng giữ vai trò Chủ tịch Sở Hà Nội, chủ tịch Sở SG và hiện là Chủ tịch UBCK?
Ông Trần Văn Dũng: Để nói tại sao 20 năm qua chưa làm xong hệ thống, tóm lại như thế này.
Một quá trình nhận thức, vì dự án này bắt đầu từ năm 2000, cá nhân tôi và các nhà kinh tế hiểu biết khá nhiều về chức năng của TTCK, cách tổ chức một TTCK, nhưng một hệ thống giao dịch bao gồm những gì và vận hành ra sao thì hồi đó tôi tin rằng ở Việt Nam thời điểm đó không có nhiều người biết.
Nguyên nhân thứ 2 bắt đầu từ tính cầu toàn của cơ quan quản lý muốn tạo ra một hệ thống hiện đại theo kịp với thời đại, đồng bộ và hoàn thiện. Từ đó việc chuẩn bị hệ thống có rất nhiều vấn đề, chúng tôi thừa nhận như vậy. Khi hình thành ra dự án, một dự án khá phức tạp và thiếu kinh nghiệm triển khai thực tế. Chúng tôi cũng thừa nhận rằng, trong việc chậm có nhiều nguyên nhân khách quan và có nhiều nguyên nhân chủ quan, từ phía Cơ quan quản lý nhà nước và HOSE trong quá trình thực hiện dự án không kiểm soát được tình hình và chưa thực sự quyết liệt.
Năm 2000 chúng ta có quyết định của Chính phủ phê duyệt dự án, nhưng tại sao chúng ta không làm ngay vì không ai biết hệ thống ra làm sao. Khi đó chúng ta được Thái Lan hỗ trợ hệ thống, mở được thị trường vào tháng 7/2000, khi đó làm chậm lại. Trong quá trình chậm lại, để có hệ thống thực sự hiện đại thì cơ quan quản lý đã 2 lần thuê tư vấn nước ngoài xây dựng hệ thống TTCK Việt Nam và lập hồ sơ mời thầu cho hệ thống.
Khi chúng ta đấu thầu xong, trong quá trình triển khai chúng tôi nhận thấy giới hạn về mặt nhận thức là rào cản và mất thời gian để định hình các tính năng của hệ thống. Lúc triển khai, ban đầu chỉ dành cho Hose, nhưng thực tế dự án là tổng thể cho ngành chứng khoán, vừa cho Hose, HNX và VSD, thay thế cho HNX cho nên phạm vi mở rộng ra từ thị trường cổ phiếu, đáp ứng nhu cầu cả thị trường trái phiếu và phái sinh nên phạm vi mở rộng rất nhiều. Đó là quá trình rất khó khăn. Đặc biệt năm 2008-2009 quy mô đã lớn, chúng ta ký hợp đồng dịch vụ với Sở Thái Lan đang chạy rất trơn tru giai đoạn 2 nên có tâm lý chưa quyết liệt.
Cũng có những câu chuyện không may, khi ký hợp đồng với Sở Hàn Quốc thì một nhà thầu phụ của Sở Hàn Quốc thực hiện cấu phần thanh toán lưu ký họ bỏ cuộc, nên Sở Hàn Quốc mất rất nhiều thời gian để tìm đối tác thay thế. Đến khi mọi việc xử lý xong, chúng ta giải quyết các bài toán tổng thể, thi công, lắp đặt xong phần cứng và phần mềm đưa vào kiểm thử thì bùng phát Covid.
Có thể quý vị nghĩ bùng phát chỉ chậm cùng lắm 1 tháng, 14 ngày cách ly thì chuyên gia có thể sang, nhưng có những vấn đề kỹ thuật trong thực hiện dự án. Hợp đồng ký kết dưới hình thức EPC không được thay đổi nội dung và kinh phí dự án, nên nếu hàng chục chuyên gia sang mất rất nhiều kinh phí, chúng tôi thấy có rất nhiều điều không may.
Trong quá trình làm HOSE và chúng tôi có lúc chưa xử lý vấn đề dứt điểm. Nhưng đến giờ phút này, từ 14/6 đã chạy thử nghiệm, cuối năm nay hệ thống KRX sẽ đưa vào hoạt động. Chúng tôi sẽ thực hiện đúng cam kết cuối tháng 6 đầu tháng 7 sẽ đưa vào vận hành hệ thống của FPT.
Coi sự cố nghẽn lệnh là trường hợp khẩn cấp quốc gia
"Nghẽn lệnh xảy ra từ ngày 21/12/2020, lãnh đạo Bộ Tài Chính từ đó đến nay đã chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, HOSE, để xử lý nhanh nhất hiệu quả nhất. Từ Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (trước đây), và bây giờ là Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, từ tháng 4 đã coi sự cố nghẽn lệnh và quán triệt với chúng tôi đó là trường hợp khẩn cấp quốc gia cần phải tập trung mọi nguồn lực, nỗ lực để xử lý", Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước cho biết.
Bộ Tài chính chỉ đạo tất cả đơn vị liên quan vào cuộc, HOSE, Uỷ ban Chứng khoán nhà nước, Vụ Tài chính Ngân hàng… tạo điều kiện hết sức nguồn lực, công nghệ. Bộ Tài chính cũng nhận thức trường hợp này là khẩn cấp quốc gia, lập ban chỉ đạo do Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải làm trưởng ban, Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán nhà nước làm Phó Trưởng ban, các đơn vị liên quan Bộ Tài chính đều tham gia.
Một trong những phương án rất gần với phường án FPT triển khai. Nâng lô hay Uỷ ban Chứng khoán nhà nước kêu gọi công ty chứng khoán huỷ sửa lệnh nhưng kết quả không được nhiều.
"Đối với phần mềm KRX khi ký xong với Hàn Quốc thì một cấu phần quan trọng là công ty bù trừ lại huỷ bỏ không theo nữa. Rồi khi xong hệ thống phần cứng, phần mềm thì Covid-19 lại diễn ra. Chúng tôi cũng đồng cảm với bên Hàn Quốc. Tuy nhiên, từ ngày 14/6 đã tiến hành thử nghiệm hệ thống, dự kiến đến cuối năm sẽ đưa hệ thống vào hoạt động chính thức", ông Trần Văn Dũng nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
Ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ mua 85% lượng cổ phiếu MSN đã đăng ký
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do không đạt được thỏa thuận.
Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.