Chuyển đổi xanh: Thách thức của doanh nghiệp trong phát triển bền vững
Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh những cơ hội và lợi ích, chuyển đổi xanh cũng đặt ra các thách thức và khó khăn cho doanh nghiệp. Trong đó, hạn chế về kinh nghiệm, vốn và công nghệ, chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng…là những rào cản chính cần phải có giải pháp để tháo gỡ.
Chuyển đổi xanh và tầm quan trọng của nền kinh tế xanh
Một nền kinh tế xanh sẽ gắn liền với những nhà máy, xí nghiệp ít khói bụi; nguồn năng lượng sử dụng sạch và có thể tái tạo, thân thiện với môi trường; trong khi tài nguyên thế giới đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học đang bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét,... Kinh tế xanh cho kết quả là, hoạt động sản xuất và kinh doanh không dùng chất độc hại gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người...
Nhiều quốc gia lựa chọn kinh tế xanh là mô hình phát triển mới để giải quyết đồng bộ những vấn nạn đang tiếp diễn phức tạp. Mô hình kinh tế xanh ghi nhận giá trị và vai trò của đầu tư vào vốn tự nhiên, tạo ra việc làm, là trụ cột để giảm nghèo... Thay vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các quốc gia nên tập trung nguồn lực hướng đến phát triển nền kinh tế xanh sử dụng năng lượng tái tạo và công nghệ carbon thấp, khuyến khích sử dụng nguồn lực và năng lượng hiệu quả hơn...
Nền kinh tế carbon thấp là một hình mẫu lý tưởng cho nền kinh tế xanh, tập trung vào việc giảm thiểu khí thải nhà kính, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu. Việc phát triển nền kinh tế không carbon không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ và sản xuất, tạo ra cơ hội tăng trưởng bền vững.
Chuyển đổi xanh đang là xu hướng và mục tiêu thiên niên kỷ của toàn thế giới, đây cũng là một trong những giải pháp được toàn cầu hướng đến để giảm thiểu tác động của con người đối với môi trường. Hoạt động này gồm nhiều hạng mục như chuyển dịch năng lượng xanh, công nghiệp xanh, năng lượng bền vững và kinh tế tuần hoàn. Chuyển đổi xanh đang là ưu tiên trong lựa chọn định hướng phát triển của nhiều quốc gia. Chuyển đổi xanh mang đến cơ hội tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp, gắn với lợi ích bền vững cho cộng đồng về văn hoá, xã hội và môi trường...
Trong chuyển đổi xanh tăng trưởng doanh thu và tạo việc làm được thúc đẩy bởi các khoản đầu tư công và tư, với đặc điểm là sử dụng tốt hơn các nguồn tài nguyên, chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải carbon, chất thải và ô nhiễm, ngăn ngừa mất đa dạng sinh học và suy thoái hệ sinh thái. Công nghệ xanh và các ngành công nghiệp xanh là động cơ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia về chuyển đổi xanh.
Thách thức trong chuyển đổi xanh của doanh nghiệp
Thời gian qua, sự hiểu biết của cộng đồng doanh nghiệp về kinh doanh bền vững, giảm phát thải ra môi trường đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy chuyển đổi xanh là chiến lược và là lợi thế cạnh tranh...

Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra chủ yếu ở khối các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trong khi đó, số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ ở Việt Nam chiếm đa số, nhưng chưa được quan tâm thích đáng và chưa có chuyển biến rõ nét... Theo thống kê, chuyển đổi xanh mới chỉ chiếm khoảng 5% quy mô nền kinh tế, kinh tế nâu (kinh tế dựa vào các nguồn năng lượng hóa thạch, chưa quan tâm đến các vấn đề xã hội, suy thoái môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên) vẫn tới 95% quy mô nền kinh tế...
Các chuyên gia kinh tế cũng khẳng định, bên cạnh những cơ hội và lợi ích, chuyển đổi xanh cũng đặt ra các thách thức và khó khăn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Các rào cản chính như: hạn chế về kinh nghiệm, vốn và công nghệ, nhận thức và hiểu biết về lợi ích dài hạn của chuyển đổi xanh, chính sách hỗ trợ và biện pháp khuyến khích chuyển đổi xanh cho các doanh nghiệp chưa đồng bộ...
Chia sẻ với phóng viên PetroTimes về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt Nam, chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của kinh tế xanh và còn e ngại về chi phí ban đầu cho các dự án xanh.
Bên cạnh đó, hệ thống chính sách và pháp lý hỗ trợ kinh tế xanh vẫn chưa hoàn thiện và thiếu tính đồng bộ. Các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ còn hạn chế. Việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư vào các dự án xanh vẫn còn khó khăn do thiếu các cơ chế tài chính phù hợp và hỗ trợ từ các tổ chức tài chính.
“Các dự án xanh thường đòi hỏi công nghệ cao và nguồn nhân lực có chuyên môn sâu, trong khi đó, nguồn lực này ở Việt Nam còn hạn chế”, PGS. TS Ngô Trí Long nhận định.
Giải pháp nào giúp doanh nghiệp vượt qua thách thức
Theo các chuyên gia, để giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn tài chính và phát triển bền vững trong chuyển đổi xanh, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ, thiết thực và hiệu quả.

Trao đổi với PetroTimes, chuyên gia tài chính, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, một trong những giải pháp quan trọng giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn tài chính là việc tăng cường các gói hỗ trợ tín dụng xanh từ Nhà nước và các tổ chức tài chính. Các doanh nghiệp cần được tiếp cận với các khoản vay ưu đãi và lãi suất thấp để đầu tư vào công nghệ, sáng kiến bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, Nhà nước cần xây dựng các cơ chế bảo lãnh tín dụng cho các dự án xanh của doanh nghiệp, giúp giảm thiểu rủi ro tài chính và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững.
Chính phủ, các tổ chức xã hội và các hiệp hội ngành nghề cần thúc đẩy các chương trình đào tạo, hội thảo và chia sẻ kiến thức về kinh tế xanh. Việc nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức về các giải pháp xanh sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về lợi ích của việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, từ đó đưa ra các quyết định sáng suốt trong việc áp dụng công nghệ và phương thức sản xuất mới.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng, Chính phủ có thể xây dựng một hệ sinh thái khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào các giải pháp xanh thông qua các chính sách như miễn giảm thuế, tín dụng ưu đãi hoặc hỗ trợ pháp lý cho các sáng kiến bảo vệ môi trường. Đồng thời, doanh nghiệp có thể được hỗ trợ trong việc chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường, hoặc được ưu tiên trong các hợp đồng cung cấp của các đơn vị công.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể học hỏi kinh nghiệm và hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp nước ngoài đã thành công trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế xanh. Chính phủ có thể tạo điều kiện để các doanh nghiệp kết nối và hợp tác thông qua các chương trình chia sẻ công nghệ và mô hình kinh doanh bền vững. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình chuyển đổi, qua đó giúp các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm xanh, tiết kiệm năng lượng và tái chế hiệu quả.
“Kinh tế xanh bền vững không phải là một lựa chọn mà là một yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay. Để xây dựng một nền kinh tế xanh bền vững, Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng các chính sách, tăng cường đầu tư vào công nghệ sạch, và thay đổi nhận thức cộng đồng. Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, chuyển đổi xanh chính là cơ hội lớn để các doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững. Bằng cách áp dụng các giải pháp đồng bộ và hỗ trợ thích hợp từ Nhà nước, các doanh nghiệp sẽ vượt qua khó khăn tài chính và thực hiện thành công chuyển đổi xanh, góp phần bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia’, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định.
Vinamilk (VNM) đạt doanh thu "khủng", đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mở rộng quy mô
Không chỉ giữ vững thị phần trong nước, Vinamilk còn mở rộng trên thị trường quốc tế với doanh thu thuần thị trường nước ngoài tăng trưởng ấn tượng 12,6% so với cùng kỳ.
Siêu nhà máy ô tô công suất 120.000 xe/năm tại Quảng Ninh chuẩn bị khánh thành, tham vọng chinh phục thị trường quốc tế
Tập đoàn Thành Công (TC Group) sẽ khánh thành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào ngày 26/3 tại KCN Việt Hưng, TP. Hạ Long. Đây là nhà máy ô tô đầu tiên...
Nông nghiệp BAF - Doanh nghiệp đứng sau "chung cư nuôi heo" đầu tiên Việt Nam báo lãi đậm
Bên cạnh việc củng cố hệ thống sản xuất, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam cũng tích cực mở rộng quy mô với kế hoạch mua lại 10-12 công ty...
Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
Sau nhiều lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, và trải qua 4 giai đoạn đấu nối, nhà máy điện mặt trời Sao Mai (tỉnh An Giang) do Công ty cổ phần tập đoàn Sao...
Thaco, Hòa Phát, Viettel sẵn sàng làm chủ công nghệ đường sắt
Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng.
Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành năng lượng. Họ không chỉ góp phần giải quyết...
AI đang thay đổi diện mạo ngành marketing tại Việt Nam như thế nào?
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhanh chóng định hình lại ngành marketing Việt Nam, mang lại mức độ hiệu quả, cá nhân hóa và đổi mới chưa từng có. Đó là nhận định...
Lộ diện “ông lớn” đứng sau thương hiệu Chagee Việt Nam
Chagee Việt Nam lao đao vì scandal “đường lưỡi bò” và thông tin sai lệch về lịch sử Việt Nam, danh tính "ông lớn" đứng sau thương hiệu này gây nhiều tò mò.
Báo lãi đậm trong năm 2024, ‘trùm’ chăn nuôi Dabaco đang làm ăn ra sao?
Năm 2024, tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản của tập đoàn lại có dấu hiệu chững lại...
Vinmec lập kỷ lục số 1 Việt Nam, chuỗi bệnh viện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa lập kỳ tích
Mới đây, Indochina Research Vietnam công bố báo cáo về dịch vụ y tế cho người nước ngoài, xếp hạng Vinmec là hệ thống y tế số 1 tại Việt Nam.
Vì sao VinDT của tỷ phú Phạm Nhật Vượng liên kết đào tạo lái xe điện?
Sự xuất hiện của Công ty Cổ phần VinDT - đơn vị cung cấp dịch vụ đào tạo và sát hạch lái xe thuần điện đầu tiên tại Việt Nam đang được kỳ vọng...
Bị xử phạt 3 tỷ đồng vì dùng 164 tài khoản thao túng cổ phiếu PDR
Để bảo vệ nhà đầu tư và duy trì sự ổn định của thị trường, mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã xử phạt vi phạm hành chính...
Hóa dầu Long Sơn sẽ mở rộng đầu tư thêm 400 triệu USD
Dự án tổ hợp hoá dầu tại xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu do Tập đoàn SCG (Thái Lan) là chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư khoảng hơn 5 tỷ USD; ...
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Vì sao hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển mạnh nhưng số lượng "kỳ lân" vẫn hạn chế?
Trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu, công nghệ trở thành yếu tố cốt lõi giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Để doanh nghiệp (DN) công nghệ Việt Nam có thể bứt phá, cần một hệ thống tài chính và thị trường vốn linh hoạt hơn.
Bán hàng trên sàn thương mại điện tử: Sân chơi ngày càng bị thu hẹp
Nhiều chị em chọn cách kinh doanh trên sàn thương mại điện tử vì đây là kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả, tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân công… Tuy nhiên, khi các...
Tập đoàn Yeah1 bất ngờ dừng sản xuất 2 chương trình truyền hình thực tế ăn khách
Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 (mã chứng khoán: YEG) thông báo tạm dừng sản xuất hai chương trình truyền hình thực tế "Anh trai vượt ngàn chông gai" và "Chị đẹp đạp gió".
Phú Mỹ Hưng có vai trò gì trong "siêu dự án’" 27.000 tỷ ở Bắc Ninh?
Theo đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết, quy mô dân số tại dự án gần 28.000 người với tổng diện tích gần 200ha. Dự kiến giá bán sẽ cao hơn...
Dòng tiền đảo chiều, các quỹ đầu tư đang chọn chiến lược mới?
Báo cáo Tình hình hoạt động của các Quỹ đầu tư tại Việt Nam của Fiingroup (2/2025) cho thấy nhiều diễn biến đáng chú ý, phản ánh xu hướng đầu tư và sự dịch chuyển...
Xem nhiều




