Cú hích ngắn hạn cho ngành lọc dầu toàn cầu
Ngành lọc dầu thế giới đang trải qua giai đoạn “ăn nên làm ra”, khi biên lợi nhuận tăng mạnh nhờ giá nhiên liệu – đặc biệt là xăng và dầu diesel – leo thang. Sự phục hồi này được xem là cú hích ngắn hạn cho một lĩnh vực đã gặp nhiều thách thức trong thời gian qua.

Trong khi giá dầu thô vừa giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua do OPEC+ bất ngờ tăng sản lượng, thì nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu thực tế vẫn giữ ổn định. Sự trái ngược này cho thấy tình hình cung – cầu đang tạo ra lợi thế lớn cho các nhà máy lọc dầu.
Theo ông Neil Crosby – chuyên gia tại Sparta Commodities, biên lợi nhuận lọc dầu hiện vẫn ở mức cao, do nguồn cung nhiên liệu chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, đặc biệt trong mùa hè cao điểm.
Biên lợi nhuận lọc dầu là phần chênh lệch giữa giá dầu thô đầu vào và giá các sản phẩm đầu ra như xăng, dầu diesel. Chỉ số này phản ánh hiệu quả hoạt động của ngành lọc dầu. Chỉ vài tháng trước, nhiều tập đoàn dầu khí như BP và TotalEnergies còn dự báo tương lai ảm đạm cho ngành, khi lợi nhuận quý I sụt giảm do doanh thu nhiên liệu yếu.
Thực tế, ngành lọc dầu toàn cầu đang chịu sức ép từ nhiều hướng: Tăng trưởng kinh tế chững lại kéo theo nhu cầu yếu, xu hướng chuyển dịch sang xe điện ngày càng rõ rệt, và sự cạnh tranh từ các nhà máy mới, hiện đại tại châu Á và châu Phi.
Tuy nhiên, theo số liệu từ Wood Mackenzie, biên lợi nhuận lọc dầu tổng hợp toàn cầu trong tháng 5/2025 đã tăng lên 8,37 USD/thùng – mức cao nhất trong hơn một năm. Dù thấp hơn rất nhiều so với đỉnh 33,50 USD/thùng vào tháng 6/2022, đây vẫn là mức cải thiện đáng kể trong bối cảnh hiện tại.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhiều nhà máy lọc dầu ở Mỹ và châu Âu đã đóng cửa trong thời gian qua, khiến tổng năng lực lọc dầu không theo kịp đà phục hồi nhu cầu. Điều này giúp các nhà máy còn hoạt động được “hưởng lợi” nhờ giá sản phẩm đầu ra tăng cao.
Dự báo của FGE – một công ty tư vấn năng lượng – cho thấy nguồn cung dầu diesel toàn cầu năm 2025 sẽ giảm 100.000 thùng/ngày, trong khi nhu cầu chỉ giảm nhẹ 40.000 thùng/ngày. Với xăng, tình hình còn căng hơn: Nguồn cung giảm 180.000 thùng/ngày, trong khi nhu cầu lại tăng 28.000 thùng/ngày.
Ông Eugene Lindell từ FGE nhận định, thị trường nhiên liệu vận tải đang ngày càng khan hiếm, tạo áp lực khiến biên lợi nhuận lọc dầu tăng. Đây là tín hiệu tích cực, dù có thể chỉ là “cú hồi sức” ngắn hạn cho ngành lọc dầu toàn cầu.
Theo ông Qilin Tam, Trưởng bộ phận lọc dầu của FGE, cho biết, các nhà máy lọc dầu trên toàn cầu đang được hưởng lợi từ biên lợi nhuận cao, nhờ giá tăng mạnh ở cả hai nhóm sản phẩm: Xăng (nhiên liệu nhẹ) và dầu FO (nhiên liệu nặng).
Tại châu Âu, nhiều nhà máy đã, hoặc sắp đóng cửa, khiến nguồn cung càng thêm thắt chặt. Năm nay, nhà máy Grangemouth (Scotland) và cơ sở Wesseling (Đức) đã dừng hoạt động, trong khi một phần nhà máy Gelsenkirchen do BP vận hành cũng bị ngừng hoạt động.
Tại Mỹ, xu hướng tương tự đang diễn ra. Nhà máy của LyondellBasell tại Houston đã đóng cửa đầu năm nay. Phillips 66 ở Los Angeles dự kiến ngừng hoạt động vào tháng 10/2025, còn Valero tại Benicia sẽ dừng vào tháng 4/2026.
Ngoài các kế hoạch đóng cửa, nhiều sự cố bất ngờ cũng khiến nguồn cung gián đoạn. Theo JPMorgan, sự cố mất điện lớn tại bán đảo Iberia hôm 28/4 đã làm gián đoạn khoảng 1,5 triệu thùng/ngày công suất lọc dầu, và sau hai tuần, vẫn còn 400.000 thùng/ngày chưa khôi phục.
Bên cạnh đó, hai dự án lọc dầu quy mô lớn – nhà máy Dangote ở Nigeria và Olmeca ở Mexico – cũng gặp trục trặc kỹ thuật tại các đơn vị khai thác xăng vào tháng 4, buộc phải ngưng hoạt động ngoài kế hoạch, khiến kỳ vọng tăng cung toàn cầu bị ảnh hưởng.
Nguồn cung
Tồn kho nhiên liệu tại các trung tâm lớn trên thế giới đã giảm mạnh trong năm nay, đẩy nhu cầu khai thác tại các nhà máy lọc dầu tăng lên khi mùa tiêu thụ cao điểm đang tới gần.
Theo phân tích của JPMorgan, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm, lượng tồn kho nhiên liệu tại các quốc gia thuộc khối OECD (bao gồm Mỹ, châu Âu và Singapore) đã sụt giảm tới 50 triệu thùng. “Mức sụt giảm mạnh này là bằng chứng cho thấy giá các sản phẩm nhiên liệu vẫn đang trụ vững”, nhóm chuyên gia của ngân hàng nhận định.
Ở bán cầu Bắc, mùa hè luôn là giai đoạn nhu cầu nhiên liệu tăng vọt – khi người dân di chuyển bằng ô tô và máy bay nhiều hơn. Riêng tại Trung Đông, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt khiến nhu cầu tiêu thụ dầu nhiên liệu nặng cũng tăng cao để phục vụ hoạt động làm mát. “Chính nhu cầu tăng mạnh vào mùa hè đang giúp giữ biên lợi nhuận lọc dầu ở mức cao”, ông Janiv Shah – chuyên gia phân tích tại Rystad Energy – cho biết.
Tại Mỹ, các lãnh đạo trong ngành lọc dầu tỏ ra khá lạc quan. Ông Brian Mandell – Phó Chủ tịch điều hành của Phillips 66 – cho biết tồn kho xăng hiện ở mức thấp và có thể tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Bà Maryann Mannen – Tổng Giám đốc Marathon Petroleum – cũng xác nhận rằng, công ty đang ghi nhận nhu cầu xăng ổn định tại cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Trong khi đó, nhu cầu dầu diesel và nhiên liệu máy bay cũng đang tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, không phải ai cũng tin đà tăng này sẽ kéo dài. Một số chuyên gia cảnh báo rằng nhu cầu có thể chững lại, nếu các cuộc chiến thương mại bùng phát trở lại. Đồng thời, khi biên lợi nhuận lọc dầu đang cao, nhiều nhà máy có thể tăng công suất để tận dụng, khiến nguồn cung tăng lên và làm giảm sức ép thiếu hụt hiện tại. “Chúng tôi cho rằng đây chỉ là một cú hích ngắn hạn”, ông Austin Lin – chuyên gia tại Wood Mackenzie – nhận định.
Cùng quan điểm, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu trong phần còn lại của năm 2025 sẽ chững lại, trung bình chỉ khoảng 650.000 thùng/ngày – thấp hơn nhiều so với mức gần 1 triệu thùng/ngày trong quý I. Nguyên nhân là do những lo ngại về thương mại đang đè nặng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Một thương nhân kỳ cựu giấu tên đưa ra lời khuyên: “Các nhà lọc dầu nên tranh thủ chốt giá phòng rủi ro ngay từ bây giờ, vì theo tôi, đây là thời điểm thích hợp nhất”.
Nh.Thạch/AFP
TIN LIÊN QUAN
Vì sao giá dầu thế giới tăng nhưng chưa bùng nổ?
Cuộc xung đột giữa Israel và Iran từng được dự báo sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Thực tế cho thấy, ngay trong những giờ đầu sau khi chiến sự bùng phát, giá dầu đã...
Giá xăng dầu đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/lít
Chiều 19/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ, áp dụng từ 15h00. Theo đó, tất cả các mặt hàng xăng dầu đều...
Giá dầu cần thêm “chất xúc tác” để bứt phá
Giá dầu tăng trở lại khi giới đầu tư dõi theo căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chờ đợi tín hiệu chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù...
VPI dự báo giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 6,5-7,7% trong kỳ điều hành ngày 19/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đồng loạt...
Những yếu tố nào đang khiến giá dầu thế giới biến động mạnh?
Thị trường dầu mỏ và tài chính toàn cầu đang trải qua một tuần đầy biến động do nhiều yếu tố cùng lúc: Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, Tổng thống Donald...
Giá dầu hôm nay 18/6 tăng vọt trước những rủi ro địa chính trị
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Tin Thị trường: Giá dầu duy trì sắc xanh khi Trung Đông "tăng nhiệt"
Giá dầu thế giới hôm nay duy trì sắc xanh; Giá khí tự nhiên tại các thị trường lớn cũng tăng mạnh...
Giá dầu hôm nay 16/6: Tình hình Trung Đông căng thẳng, WTI duy trì đà tăng
Tính đến đầu giờ sáng nay 16/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 74,43 USD/thùng - tăng 1,99%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 75,67 USD/thùng - tăng 1,94%.
Quyền lực nào đang chi phối giá dầu toàn cầu?
Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho thấy hai thuật toán tài chính đang nổi lên là Risk-Parity và Crisis Alpha đang ảnh hưởng ngày càng mạnh đến thị trường...
Những yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ thế giới?
Bước sang nửa cuối năm 2025, triển vọng thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi những gam màu xám. Dù nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng...
Giá dầu hôm nay 13/6 bật tăng kỷ lục
Tính đến đầu giờ sáng nay 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 73,25 USD/thùng - tăng 7,66%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 74,49...
Giá xăng dầu tăng lần thứ 3 liên tiếp
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (12/6) được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá xăng RON 95 đã vượt 20.300 đồng/lít.
Giá dầu hôm nay 12/6 đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng
Tính đến đầu giờ sáng nay 12/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 67,9 USD/thùng; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 69,48 USD/thùng.
VPI dự báo giá xăng dầu tăng 0,9-1,8% trong kỳ điều hành ngày 12/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể tăng từ...
Giá dầu hôm nay 11/6: Chờ kết quả đàm phán Mỹ - Trung
Tính đến đầu giờ sáng nay 11/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,63 USD/thùng - giảm 0,43%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức...
Giá vàng tiệm cận 119 triệu đồng
Giá vàng trong nước tiệm cận 119 triệu đồng/lượng cùng động thái tăng của thị trường thế giới trước bối cảnh cuộc đàm phán thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung...
Tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông, Vietjet tặng tuần lễ vàng với hàng nghìn vé 0 đồng
Với mong muốn kết nối nhanh chóng, thuận tiện hơn giữa hai địa phương, Vietjet tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông (Trung Quốc) lên 14 chuyến khứ hồi mỗi tuần từ...
Giá dầu hôm nay 10/6 duy trì sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 10/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 65,41 USD/thùng - tăng 0,18%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 67,15...
Giá dầu hôm nay 9/6 giữ ổn định trong sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 9/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,60 USD/thùng - tăng 0,03%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 66,50 USD/thùng - tăng 0,05%.
Xem nhiều




