BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
Trong bối cảnh thị trường biến động mạnh, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã chủ động xây dựng nhiều kịch bản ứng phó với nhiều giải pháp đồng bộ để giảm thiểu các ảnh hưởng của giá dầu thô đang giảm nhanh và đột ngột.
Năm 2024, doanh thu đạt gần 123.000 tỷ đồng
BSR vừa công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán với kết quả khả quan như doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 122.986 tỷ đồng; nộp ngân sách Nhà nước đạt 13.554,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 316,7 tỷ đồng
Dù kết quả có phần giảm so với năm 2023, tuy nhiên doanh thu của BSR đạt được trong năm 2024 vẫn ở mức cao đáng kể so với giai đoạn trước, vượt xa kế hoạch mà ban lãnh đạo đã đề ra.
Đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh giá dầu thô biến động mạnh dẫn đến biên lợi nhuận ngành lọc dầu bị thu hẹp, nhiều nhà máy lọc hóa dầu trên thế giới và tại Việt Nam đã buộc phải tái cấu trúc hoặc tạm dừng hoạt động.

Đứng trước thách thức đó, BSR đã chủ động thực hiện quyết liệt các giải pháp ứng phó với diễn biến thị trường rất phức tạp nhằm giảm thiểu tổn thất cũng như nắm bắt cơ hội khi thị trường có dấu hiệu tích cực; tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, khả năng dự báo thị trường và chủ động đề ra các giải pháp để thích ứng linh hoạt.
Năm qua, Nhà máy Lọc dầu (NMLD) Dung Quất luôn được vận hành an toàn, ổn định và liên tục ở công suất tối ưu. BSR cũng đã chinh phục giới hạn vận hành mới, có những thời điểm nhà máy vận hành ở công suất 118% và đạt sản lượng hơn 6,6 triệu tấn xăng dầu các loại.
Vốn chủ sở hữu chốt năm tài chính 2024 của BSR đạt 55.491,5 tỷ đồng. Về công tác đầu tư, trong năm BSR tiếp tục giải ngân công tác đầu tư của Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Dự án bổ sung bể chứa dầu thô cho NMLD Dung Quất và các công trình khác với tổng giá trị đạt 1.352,5 tỷ đồng.
Năm 2025, BSR đặt mục tiêu về kế hoạch sản lượng là 6,69 triệu tấn; doanh thu 114,5 nghìn tỷ đồng; nộp ngân sách khoảng 12.992 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế ước khoảng 746 tỷ đồng; giá trị đầu tư khoảng 1.740 tỷ đồng.
So với kế hoạch đề ra cho năm 2024, mục tiêu về sản lượng và doanh thu năm 2025 đều được ban lãnh đạo BSR điều chỉnh cao hơn, dựa trên kết quả vượt mức kỳ vọng đã đạt được trong năm vừa qua. Tuy nhiên, trước những lo ngại về diễn biến giá dầu thô trên thế giới, mục tiêu về lợi nhuận vẫn được tính toán một cách thận trọng. Dẫu vậy, so với mức thực hiện của năm 2024, ban lãnh đạo BSR vẫn kỳ vọng doanh nghiệp có thể lấy lại đà tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2025.
Xây dựng nhiều kịch bản, giải pháp đồng bộ
BSR luôn chú trọng vào công tác dự báo để chủ động trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm ứng phó linh hoạt và thích ứng trước những biến động của thị trường. BSR thường xuyên tổ chức các cuộc họp của Ban Chỉ đạo ứng phó giá dầu thô giảm nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời, giảm thiểu rủi ro. Trước đó, bộ phận chuyên môn của BSR đã nhận định rằng năm 2025 sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường.
Giá dầu thô Dated Brent đảo chiều và giảm mạnh xuống dưới mốc 70 USD/thùng vào ngày 5/3/2025, so với mức giá trung bình hơn 79 USD/thùng trong tháng 1/2025, sau khi Mỹ công bố nhiều chính sách mới.
Bên cạnh đó, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định tăng sản lượng trở lại từ tháng 4/2025 với mức 138.000 thùng/ngày. Giá dầu cũng chịu áp lực giảm từ các yếu tố địa chính trị và kinh tế, bao gồm căng thẳng kinh tế gia tăng do chính sách thuế quan của Mỹ, tiến trình hòa bình Nga - Ukraine được thúc đẩy bởi Mỹ, tình hình Trung Đông có dấu hiệu hạ nhiệt.

Về các diễn biến kinh tế khác, Trung Quốc dự kiến đẩy nhanh các biện pháp kích thích kinh tế, trong khi các ngân hàng trung ương trên thế giới bắt đầu giảm lãi suất vay. Đồng USD tiếp tục đà tăng, cũng góp phần kéo giá dầu giảm mạnh.
Tại cuộc họp mới nhất của Ban Chỉ đạo ứng phó giá dầu thô giảm, Tổng Giám đốc BSR Nguyễn Việt Thắng đã chỉ đạo kích hoạt công tác điều hành sản xuất kinh doanh từ VUCA sang BANI, phân tích rõ và đề ra 3 bộ kịch bản cho BSR: Kịch bản thực, kịch bản quản trị và kịch bản dự báo để bất cứ biến động nào của giá dầu cũng có giải pháp ứng phó cụ thể. Ngoài ra, ông Thắng cũng nhấn mạnh, BSR cần tận dụng lợi thế về chênh lệch giá giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra đang còn ở mức tốt để tăng công suất của NMLD Dung Quất, trước hết là tăng công suất một số phân xưởng còn dư địa; tiếp tục giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, áp dụng chính sách bán hàng linh hoạt, cạnh tranh với hàng nhập khẩu, duy trì tồn kho NMLD Dung Quất ở mức ổn định.
Song song với đó, BSR triển khai đồng bộ các giải pháp về vận hành sản xuất, kinh doanh - điều độ và đầu tư - tài chính. Trong đó, vận hành sản xuất được bảo đảm an toàn, ổn định, duy trì công suất cao. Về kinh doanh và điều độ, tiếp tục mua dầu thô để tối ưu công suất, duy trì tồn kho thấp, đôn đốc khách hàng nhận hàng đúng tiến độ, đồng thời xem xét phương án thuê kho phù hợp. Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm mới như hạt nhựa, xăng dầu trung gian. Về đầu tư - tài chính, tối ưu dòng tiền và công tác đầu tư, bảo đảm nguồn lực tài chính vững mạnh cho công ty.

Để ứng phó với tình hình giá dầu biến động và giảm mạnh, ngoài các giải pháp trên, BSR cần tập trung vào các giải pháp quản trị, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với công tác quản trị, tiếp tục rà soát, cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả và cắt giảm chi phí không cần thiết. Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ quản lý, nâng cao khả năng thích ứng với thị trường. Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao. Mở rộng hợp tác trong và ngoài nước, trao đổi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Đối với công tác nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Xây dựng môi trường làm việc sáng tạo, khuyến khích sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng AI và công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành. Nghiên cứu, đầu tư vào năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn, hướng tới phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.
Với việc linh hoạt áp dụng các giải pháp phù hợp, kết hợp tinh thần đoàn kết, sáng tạo, BSR tự tin vượt qua thách thức, chủ động ứng phó với biến động giá dầu. Công ty sẽ tiếp tục tối ưu hóa hoạt động sản xuất, kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả vận hành và đẩy mạnh chuyển đổi số. Đồng thời, tận dụng tốt các cơ hội từ thị trường và chính sách kinh tế vĩ mô để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2025, giữ vững vai trò nòng cốt trong ngành lọc hóa dầu Việt Nam.
-
BSR chủ động xây dựng kịch bản ứng phó với giá dầu thô giảm
-
Lọc hóa dầu Bình Sơn niêm yết cổ phiếu trên HOSE: Bước trưởng thành trong tiến trình phát triển bền vững
-
Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) công bố quyết định bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc mới
-
BSR: Vì mục tiêu phát triển bền vững ngành lọc hóa dầu Việt Nam
Vụ sáp nhập dầu khí lớn nhất khu vực Biển Bắc nước Anh
NEO Energy và Repsol Resources UK đã đạt thỏa thuận sáp nhập chiến lược, tạo ra một trong những công ty dầu khí độc lập lớn nhất khu vực Biển Bắc của Anh với tên...
Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện
Ngày 28/03/2025, Tạp chí Sức khỏe Việt và Công ty CP Truyền thông Nhị Vân (Nhị Vân Media) đã ký kết Biên bản Hợp tác toàn diện về việc phối hợp trong hoạt động...
VinFast Energy bắt tay ‘huyền thoại’ bóng đèn 65 năm tuổi, tham vọng thống trị thị trường năng lượng sạch?
Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu, phát triển các giải pháp lưu trữ năng lượng tiên tiến.
Bảo hiểm số OPES tăng vốn điều lệ lên 1.900 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bảo hiểm OPES được Bộ Tài chính phê duyệt tăng vốn điều lệ từ 1.265 tỷ đồng lên 1.900 tỷ đồng.
Tập đoàn Hòa Phát đề xuất đầu tư dự án thép chất lượng cao tại Quảng Ngãi
Theo báo cáo, Thép Hòa Phát Dung Quất đề xuất triển khai một số dự án mới, nổi bật trong đó là dự án cán thép chất lượng cao với mục tiêu sản xuất các...
Khẳng định vị thế dẫn đầu, BIDV nhận trọn bộ giải thưởng danh giá từ The Asian Banker
Ngày 27/3/2025 tại Hà Nội, BIDV tiếp tục thiết lập cột mốc mới trên hành trình một thập kỷ dẫn đầu với cú đúp giải thưởng từ The Asian Banker: Ngân hàng có sản phẩm...
Rạng Đông hợp tác cùng VinFast Energy phát triển giải pháp năng lượng tái tạo và lưu trữ toàn diện
Ngày 26/3, Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Siêu dự án đường sắt cao tốc 102.000 tỷ đồng của Vingroup: Dự kiến tốc độ lên tới 250km/h, công suất khủng hơn 30.000 khách/giờ
Vingroup đề xuất tuyến metro 102.000 tỷ đồng kết nối TP.HCM - Cần Giờ với tốc độ 250 km/h, gấp hơn hai lần các tuyến đang khai thác trong nước.
Siêu dự án tỷ USD của Bitexco tái khởi động: Hà Nội sắp có thêm hàng trăm căn hộ cao cấp
UBND TP. Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Bitexco được tiếp tục thực hiện phần đất còn lại (khoảng 6,6ha) ở dự án The Manor Central Park.
Vinamilk (VNM) đạt doanh thu "khủng", đầu tư hàng nghìn tỷ đồng mở rộng quy mô
Không chỉ giữ vững thị phần trong nước, Vinamilk còn mở rộng trên thị trường quốc tế với doanh thu thuần thị trường nước ngoài tăng trưởng ấn tượng 12,6% so với cùng kỳ.
Siêu nhà máy ô tô công suất 120.000 xe/năm tại Quảng Ninh chuẩn bị khánh thành, tham vọng chinh phục thị trường quốc tế
Tập đoàn Thành Công (TC Group) sẽ khánh thành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng vào ngày 26/3 tại KCN Việt Hưng, TP. Hạ Long. Đây là nhà máy ô tô đầu tiên...
Nông nghiệp BAF - Doanh nghiệp đứng sau "chung cư nuôi heo" đầu tiên Việt Nam báo lãi đậm
Bên cạnh việc củng cố hệ thống sản xuất, CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam cũng tích cực mở rộng quy mô với kế hoạch mua lại 10-12 công ty...
Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
Sau nhiều lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, và trải qua 4 giai đoạn đấu nối, nhà máy điện mặt trời Sao Mai (tỉnh An Giang) do Công ty cổ phần tập đoàn Sao...
Thaco, Hòa Phát, Viettel sẵn sàng làm chủ công nghệ đường sắt
Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ ngành công nghiệp đường sắt, từ sản xuất ray, toa xe đến hệ thống tín hiệu. Hòa Phát, Thaco, Viettel và nhiều doanh nghiệp khác đã sẵn sàng.
Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
Trong bối cảnh chuyển đổi năng lượng toàn cầu, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình ngành năng lượng. Họ không chỉ góp phần giải quyết...
AI đang thay đổi diện mạo ngành marketing tại Việt Nam như thế nào?
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang nhanh chóng định hình lại ngành marketing Việt Nam, mang lại mức độ hiệu quả, cá nhân hóa và đổi mới chưa từng có. Đó là nhận định...
Lộ diện “ông lớn” đứng sau thương hiệu Chagee Việt Nam
Chagee Việt Nam lao đao vì scandal “đường lưỡi bò” và thông tin sai lệch về lịch sử Việt Nam, danh tính "ông lớn" đứng sau thương hiệu này gây nhiều tò mò.
Báo lãi đậm trong năm 2024, ‘trùm’ chăn nuôi Dabaco đang làm ăn ra sao?
Năm 2024, tập đoàn Dabaco Việt Nam (DBC) ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản của tập đoàn lại có dấu hiệu chững lại...
Vinmec lập kỷ lục số 1 Việt Nam, chuỗi bệnh viện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vừa lập kỳ tích
Mới đây, Indochina Research Vietnam công bố báo cáo về dịch vụ y tế cho người nước ngoài, xếp hạng Vinmec là hệ thống y tế số 1 tại Việt Nam.
Xem nhiều




