Giá dầu xuống thấp, kẻ mừng người lo
Giá dầu thế giới đang lao dốc, chạm mức thấp nhất kể từ thời kỳ đại dịch Covid-19. Nguyên nhân đến từ nhiều yếu tố đan xen: Chính sách thuế quan cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, lời kêu gọi gia tăng sản lượng “khoan, khoan đi”, cùng với quyết định nâng hạn ngạch khai thác của OPEC+.

Diễn biến này được xem là tín hiệu tích cực cho người tiêu dùng và các nền kinh tế nhập khẩu dầu, nhưng lại tạo sức ép lớn cho các nước và doanh nghiệp khai thác dầu mỏ.
Tính đến hiện tại, giá dầu Brent – loại dầu chuẩn toàn cầu – đã tụt xuống dưới mốc 65 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh trên 120 USD hồi năm 2022, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Giá dầu giảm, lạm phát hạ nhiệt
Việc giá dầu đi xuống đang góp phần làm dịu áp lực lạm phát trên toàn cầu, đồng thời hỗ trợ đà phục hồi kinh tế ở các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng, trong đó có phần lớn các nước châu Âu.
Tại Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 4 đã giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước – một phần nhờ chi phí nhiên liệu hạ nhiệt.
Theo chuyên gia kinh tế Pushpin Singh từ Viện nghiên cứu kinh tế Cebr (Anh), giá dầu rẻ hơn giúp người tiêu dùng tiết kiệm chi phí, từ đó có thể chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ như du lịch, giải trí – những mặt hàng có tính tùy chọn cao.
Hiện giá dầu Brent đang thấp hơn hơn 10 USD so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này kéo theo giá các loại nhiên liệu dẫn xuất giảm theo, giúp giảm chi phí vận tải và khai thác – qua đó có thể tiếp tục kiềm chế giá hàng tiêu dùng trong trung hạn.
Tuy vậy, ông Singh cũng cảnh báo rằng giá dầu giảm chưa chắc đã mang lại lợi ích dài hạn. Một mặt, giá dầu thấp có thể làm giảm sức hấp dẫn của các nguồn năng lượng tái tạo, khiến dòng vốn đầu tư vào công nghệ xanh bị chững lại. Mặt khác, nhiều nguyên liệu đầu vào khác – như kim loại – vẫn có nguy cơ tăng giá, khiến rủi ro lạm phát vẫn còn.
Các nước khai thác đối mặt khó khăn
Ở chiều ngược lại, giá dầu thấp đang tạo ra áp lực lớn cho các nước xuất khẩu và doanh nghiệp khai thác dầu.
“Với các nhà khai thác có chi phí cao, nếu giá dầu tiếp tục duy trì ở mức hiện tại, hoặc giảm sâu hơn trong thời gian tới, họ buộc phải cắt giảm sản lượng”, ông Ole Hansen – Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa của ngân hàng Saxo Bank – nhận định.
Ông Jorge Leon, chuyên gia phân tích của Rystad Energy, cho biết mức giá dầu quanh mốc 60 USD/thùng là “rất bất lợi” cho các công ty khai thác dầu đá phiến ở Mỹ. “Giá thấp sẽ làm chậm quá trình phát triển của họ”, ông nói thêm trong cuộc trao đổi với AFP.
Dưới ảnh hưởng của giá dầu sụt giảm, nhiều công ty dầu đá phiến Mỹ đã bắt đầu cắt giảm đầu tư, đặc biệt tại lưu vực Permian – khu vực khai thác lớn nhất nước này. Động thái này phản ánh tâm lý thận trọng trước triển vọng thị trường kém khả quan.
Trong khi đó, phản ứng của OPEC+ lại không đồng bộ. Các quốc gia như Ả Rập Xê Út, UAE và Kuwait – nhờ tiềm lực tài chính mạnh – vẫn duy trì đầu tư phát triển kinh tế, bất chấp giá dầu thấp. Theo chuyên gia Ole Hansen, về dài hạn, những nước khai thác lớn thuộc OPEC+ sẽ là bên hưởng lợi, khi có thể giành lại thị phần đã mất từ sau năm 2022.
Từ năm 2022, OPEC+ – liên minh 22 quốc gia do Ả Rập Xê Út và Nga dẫn đầu – đã nhiều lần cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá dầu. Tuy nhiên, mới đây nhóm bất ngờ công bố tăng sản lượng thêm 411.000 thùng/ngày trong tháng 7, trái ngược với chính sách siết nguồn cung suốt hai năm qua.
Quyết định này đã khiến giới quan sát bất ngờ. Một số chuyên gia cho rằng OPEC+ đang muốn gây sức ép lên những thành viên không tuân thủ hạn ngạch, đồng thời phản ứng trước sức ép chính trị – đặc biệt từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có xu hướng ủng hộ giá dầu thấp để hỗ trợ người tiêu dùng trong nước.
Tuy nhiên, động thái tăng sản lượng có thể gây bất lợi cho các quốc gia phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ như Iran và Venezuela. Trong bối cảnh giá dầu thấp, ngân sách của các nước này sẽ chịu áp lực lớn hơn. Nigeria – một thành viên khác của OPEC+ – cũng gặp khó khăn, do hạn chế về khả năng vay vốn, khiến nước này dễ tổn thương trước biến động giá năng lượng.
Ngoài OPEC+, Guyana – quốc gia từng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng nhờ phát hiện mỏ dầu lớn – hiện cũng đối mặt nguy cơ tăng trưởng chững lại nếu giá dầu không phục hồi.
Nh.Thạch/AFP
TIN LIÊN QUAN
Vì sao giá dầu thế giới tăng nhưng chưa bùng nổ?
Cuộc xung đột giữa Israel và Iran từng được dự báo sẽ khiến giá dầu tăng vọt. Thực tế cho thấy, ngay trong những giờ đầu sau khi chiến sự bùng phát, giá dầu đã...
Giá xăng dầu đồng loạt tăng hơn 1.000 đồng/lít
Chiều 19/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chu kỳ, áp dụng từ 15h00. Theo đó, tất cả các mặt hàng xăng dầu đều...
Giá dầu cần thêm “chất xúc tác” để bứt phá
Giá dầu tăng trở lại khi giới đầu tư dõi theo căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chờ đợi tín hiệu chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù...
VPI dự báo giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 6,5-7,7% trong kỳ điều hành ngày 19/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đồng loạt...
Những yếu tố nào đang khiến giá dầu thế giới biến động mạnh?
Thị trường dầu mỏ và tài chính toàn cầu đang trải qua một tuần đầy biến động do nhiều yếu tố cùng lúc: Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, Tổng thống Donald...
Giá dầu hôm nay 18/6 tăng vọt trước những rủi ro địa chính trị
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Tin Thị trường: Giá dầu duy trì sắc xanh khi Trung Đông "tăng nhiệt"
Giá dầu thế giới hôm nay duy trì sắc xanh; Giá khí tự nhiên tại các thị trường lớn cũng tăng mạnh...
Giá dầu hôm nay 16/6: Tình hình Trung Đông căng thẳng, WTI duy trì đà tăng
Tính đến đầu giờ sáng nay 16/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 74,43 USD/thùng - tăng 1,99%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 75,67 USD/thùng - tăng 1,94%.
Quyền lực nào đang chi phối giá dầu toàn cầu?
Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho thấy hai thuật toán tài chính đang nổi lên là Risk-Parity và Crisis Alpha đang ảnh hưởng ngày càng mạnh đến thị trường...
Những yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ thế giới?
Bước sang nửa cuối năm 2025, triển vọng thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi những gam màu xám. Dù nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng...
Giá dầu hôm nay 13/6 bật tăng kỷ lục
Tính đến đầu giờ sáng nay 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 73,25 USD/thùng - tăng 7,66%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 74,49...
Giá xăng dầu tăng lần thứ 3 liên tiếp
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (12/6) được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá xăng RON 95 đã vượt 20.300 đồng/lít.
Giá dầu hôm nay 12/6 đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng
Tính đến đầu giờ sáng nay 12/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 67,9 USD/thùng; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 69,48 USD/thùng.
VPI dự báo giá xăng dầu tăng 0,9-1,8% trong kỳ điều hành ngày 12/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể tăng từ...
Giá dầu hôm nay 11/6: Chờ kết quả đàm phán Mỹ - Trung
Tính đến đầu giờ sáng nay 11/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,63 USD/thùng - giảm 0,43%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức...
Giá vàng tiệm cận 119 triệu đồng
Giá vàng trong nước tiệm cận 119 triệu đồng/lượng cùng động thái tăng của thị trường thế giới trước bối cảnh cuộc đàm phán thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung...
Tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông, Vietjet tặng tuần lễ vàng với hàng nghìn vé 0 đồng
Với mong muốn kết nối nhanh chóng, thuận tiện hơn giữa hai địa phương, Vietjet tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông (Trung Quốc) lên 14 chuyến khứ hồi mỗi tuần từ...
Giá dầu hôm nay 10/6 duy trì sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 10/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 65,41 USD/thùng - tăng 0,18%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 67,15...
Giá dầu hôm nay 9/6 giữ ổn định trong sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 9/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,60 USD/thùng - tăng 0,03%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 66,50 USD/thùng - tăng 0,05%.
Xem nhiều




