Điểm tin ngân hàng ngày 9/9: Tín dụng có khả năng đạt 15% trong năm 2024
Dư nợ tín dụng bất động sản tại TPHCM tiếp tục tăng;Bà Nguyễn Thúy Hạnh được bầu làm Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam;Khoanh nợ cho ngư dân vay vốn theo Nghị định 67…là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Tín dụng có khả năng đạt 15% trong năm 2024
Mới đây, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú thông báo rằng dư nợ tín dụng hiện tại đã tăng 7,75%, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 là 15%. Ông Tú khẳng định với tình hình khởi sắc của nền kinh tế hiện tại, mục tiêu này hoàn toàn có thể đạt được.
Theo báo cáo, tính đến ngày 26/8, tăng trưởng tín dụng là 6,63%, tuy nhiên, con số này đã tăng lên 7,75% vào đầu tháng 9. Dù trong những tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng có thời điểm âm, nhưng từ tháng 4 trở đi, tín dụng đã phục hồi tích cực. Tăng trưởng tín dụng trong tháng 7 và 8 tiếp tục có dấu hiệu tích cực, đạt 5,33% vào thời điểm này năm 2023 và kết thúc năm với con số 13,71%.
Ông Tú cho biết mục tiêu 15% không phải là con số áp đặt mà là định hướng điều hành. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, bao gồm phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho các ngân hàng thương mại và giảm lãi suất cho vay. Hiện lãi suất cho vay trung bình là 6,23%, giảm 0,86% so với cuối năm 2023, trong khi lãi suất huy động là 3,84%, tăng nhẹ 0,23%.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã cải cách cơ chế chính sách, giảm bớt thủ tục cho các ngân hàng thương mại và ứng dụng công nghệ trong hoạt động tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho cả người vay và người cho vay. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục thực hiện các gói tín dụng ưu đãi, bao gồm gói 140.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội và gói tín dụng cho xuất khẩu thủy hải sản, với dự kiến tăng số dư lên khoảng 50.000-60.000 tỷ đồng.
Phó Thống đốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường khả năng hấp thụ vốn vay của doanh nghiệp và cam kết Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2024.
Dư nợ tín dụng bất động sản tại TPHCM tiếp tục tăng
Mới đây, đại diện Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh TP.HCM cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, tháng sau cao hơn tháng trước.
Đến cuối tháng 7/2024 tổng dư nợ tín dụng bất động sản trên địa bàn TP.HCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, chiếm 27,6% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 5,5% so với cuối năm 2023 (cao hơn mức tăng chung của tín dụng trên địa bàn, 7 tháng đầu năm tín dụng chung trên địa bàn tăng 3,9%).
Trong đó, tín dụng nhà ở (gồm nhà ở xã hội, nhà ở thương mại, nhà ở khác) chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 57% trong tổng dư nợ tín dụng bất động sản.
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội đạt 2.543 tỷ đồng, tăng 78% so với cuối năm 2023. Nguyên nhân dư nợ phân khúc này tăng cao do từ đầu năm đến hết tháng 7, các tổ chức tín dụng ở TP.HCM đã tăng cường giải ngân cho vay các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn. Trong đó, giải ngân cho vay từ gói 120.000 tỷ đồng đạt 170 tỷ đồng với dự án nhà ở cho công nhân thuê tại TP. Thủ Đức.
Tín dụng bất động sản phục vụ sản xuất kinh doanh như: cho vay phát triển hạ tầng khu công nghiệp - khu chế xuất; cho vay xây dựng văn phòng, cao ốc; xây dựng nhà hàng, khách sạn khu du lịch.. đều đạt tốc độ tăng trưởng khá.
Cụ thể, dư nợ cho vay phát triển hạ tầng khu công nghiệp - khu chế xuất đạt 48.392 tỷ đồng, tăng 18,4%; cho vay văn phòng cao ốc đạt 24.041 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2023.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước- Chi nhánh TP.HCM, tăng trưởng tín dụng bất động sản trên địa bàn gắn với xu hướng tăng trưởng của thị trường. Tuy nhiên, tín dụng bất động sản chủ yếu là cho vay trung và dài hạn, có thời gian dài, bởi vậy sự tăng trưởng và phát triển hiệu quả, bền vững của thị trường có tác động quan trọng đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. Do đó, các tổ chức, cá nhân liên quan cần tuân thủ nghiêm các quy định về tín dụng, về mục đích sử dụng vốn vay và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh được bầu làm Tổng giám đốc Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam
Bà Nguyễn Thúy Hạnh là người Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất tại Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam.
Ngày 06/09/2024, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam thông báo bổ nhiệm bà Nguyễn Thúy Hạnh vào vai trò Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp và đầu tư. Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.
Bà Nguyễn Thúy Hạnh là người Việt đầu tiên được bổ nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất tại ngân hàng Standard Chartered Việt Nam.
Theo Standard Chartered Việt Nam, quyết định này củng cố thêm cam kết của Ngân hàng trong việc thúc đẩy sự đa dạng và phát triển nhân tài quốc gia.
Với 30 năm kinh nghiệm trong ngành, bà Thúy Hạnh có sự am hiểu sâu sắc về thị trường trong nước và kinh nghiệm từ ngân hàng quốc tế. Từ khi gia nhập Standard Chartered vào năm 1997, bà Hạnh đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo cấp cao, như Giám đốc định chế tài chính, phụ trách thị trường Việt Nam, Lào, Campuchia, Giám đốc khối doanh nghiệp toàn cầu và định chế tài chính, Giám đốc doanh nghiệp thương mại.
Khoanh nợ cho ngư dân vay vốn theo Nghị định 67
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa đề xuất cần có nguồn ngân sách cấp bù lãi suất cho các ngân hàng trong trường hợp áp dụng cơ chế khoanh nợ cho ngư dân vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP. Đề xuất này nhằm hỗ trợ giải quyết khó khăn cho ngư dân và ngân hàng thương mại trong bối cảnh nhiều ngư dân không còn khả năng trả nợ và bị kê biên tài sản.
Theo phản ánh từ cử tri Quảng Ngãi, nhiều ngư dân đã gặp khó khăn lớn khi không thể trả nợ vay vốn đóng tàu theo Nghị định 67, dẫn đến việc bị thu hồi nhà, đất. Cử tri đề nghị có giải pháp khoanh nợ hoặc giãn nợ để giảm bớt khó khăn và ổn định tình hình địa phương.
Từ năm 2014 đến cuối năm 2017, các ngân hàng đã ký hợp đồng tín dụng cho vay đóng mới và nâng cấp 1.177 tàu với tổng số tiền trên 11.700 tỷ đồng. Đến quý I/2024, dư nợ cho vay theo chương trình này đạt hơn 8.660 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều ngư dân vẫn không thể trả nợ, gây khó khăn cho các ngân hàng và làm tăng trích lập dự phòng rủi ro.
NHNN cho rằng cần sự phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương để triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ. Hiện tại, Nghị định 67 và các văn bản sửa đổi không quy định về chính sách khoanh nợ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang làm việc với các đơn vị liên quan để trình Chính phủ ban hành Nghị định thay thế, nhằm giải quyết các khó khăn trong triển khai chính sách.
Ngoài việc sửa đổi chính sách, NHNN cũng cho biết sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quá trình điều chỉnh chính sách. Đặc biệt, trong trường hợp khoanh nợ được thực hiện, cần tính đến nguồn ngân sách cấp bù lãi suất cho ngân hàng và đánh giá khả năng trả nợ của ngư dân sau thời gian khoanh nợ.
Về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, Nghị định 67 đã quy định các khoản vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan có thể được cơ cấu lại thời hạn và tiếp tục hưởng hỗ trợ lãi suất theo quy định của Bộ Tài chính. Để hỗ trợ thêm, NHNN đã ban hành Thông tư 02/2023/TT-NHNN và Thông tư 06/2024/TT-NHNN, yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết ngày 31/12/2024.
TIN LIÊN QUAN
Đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tháng
Theo Reuters đưa tin, ngày 3 10 đồng đô la đã tăng lên mức cao nhất trong gần 2 tháng so với đồng Yen khi sự vững mạnh của thị trường việc làm Hoa Kỳ củng cố cho đồn đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ không vội vàng cắt giảm lãi suất.
Giá vàng hôm nay (3/10): Thị trường thế giới quay đầu giảm
Giá vàng thế giới hôm nay (3/10) giảm nhẹ khi đồng USD hồi phục và thị trường chứng kiến hoạt động chốt lời của các nhà đầu tư sau phiên tăng mạnh trước đó.
Điểm tin ngân hàng ngày 3/10: Tài khoản không xác thực thông tin CCCD sẽ bị dừng giao dịch
NCB ra mắt tính năng mở tài khoản qua ứng dụng VNeiD và website ưu đãi mới; Tăng cường giám sát hoạt động của các đại lý thu đổi ngoại tệ tại TP HCM;...
Chủ tịch HĐQT VietBank và người có liên quan sở hữu tỷ lệ lớn nhất 11,89%
Ông Dương Nhất Nguyên - Chủ tịch HĐQT VietBank và những người có liên quan trong gia đình nắm giữ số lượng cổ phiếu lớn nhất với tỷ lệ 11,89%.
Giá vàng hôm nay (2/10): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (2/10) tăng mạnh khi được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư...
Điểm tin ngân hàng ngày 2/10: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tháng 10 tăng nhẹ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục bơm ròng thanh khoản vào cuối quý III/2024; SCB điều chỉnh hạn mức chuyển tiền nhanh Napas 247 cho khách hàng cá nhân;...
Giá vàng hôm nay (1/10): Thị trường trong nước và thế giới trái chiều
Giá vàng thế giới hôm nay (1/10) giảm khi chứng kiến hoạt động bán chốt lời từ các nhà đầu tư. Tại thị trường trong nước, giá vàng đồng loạt tăng ở cả chiều mua và bán.
Điểm tin ngân hàng ngày 1/10: Dong A Bank tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm
Cảnh giác trước lừa đảo liên quan đến xác thực sinh trắc học; Triển khai chuyển đổi tài khoản thu phí sang tài khoản giao thông;...
SeABank dành 5.000 tỷ đồng cho vay khách hàng cá nhân bổ sung vốn kinh doanh
Nhằm tiếp tục tri ân và hỗ trợ tối đa cho khách hàng nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tiếp tục triển khai...
Diễn biến trái chiều về dự phòng rủi ro cho vay tại loạt ngân hàng
Trong khi nhiều ngân hàng tăng mức dự phòng rủi ro cho vay, có nơi lên đến hơn 20%-30%, một số khác lại giảm dự phòng rủi ro trong 6 tháng đầu năm 2024.
Giá vàng hôm nay (30/9): Thị trường thế giới giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
Giá vàng thế giới hôm nay (30/9) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Cuộc khảo sát vàng của Kitco News cho thấy các chuyên gia đang cân bằng giữa kỳ vọng tăng...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/9: Đề xuất thắt chặt chính sách tín dụng với người đầu cơ bất động sản
VND đã tăng giá so với USD trong tháng 9; NHNN tiếp tục hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng; Đề xuất thắt chặt cấp tín dụng cho nhóm khách khách hàng...
PGBank mua lại trái phiếu 500 tỷ đồng trước hạn
Ngày 25 9, PGBank đã mua lại trước hạn toàn bộ 500 tỷ đồng trái phiếu của mã PGBL2325001, đây cũng là lô trái phiếu duy nhất đang lưu hành của PGBank.
Giá vàng trong tuần (23/9-29/9): Ghi nhận tuần tăng thứ ba liên tiếp
Giá vàng trong tuần (23/9-29/9) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, vàng tiếp tục giữ đà tăng giá...
Điểm tin ngân hàng tuần qua: Hơn 94.000 khách hàng vay vốn bị thiệt hại sau bão Yagi
VietinBank sắp họp ĐHĐCĐ bất thường; Sacombank vẫn chưa thể xử lý khoản nợ xấu 5.833 lượng vàng SJC; Nguy cơ nợ xấu tăng vọt, các ngân hàng đua nhau xin giãn...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/9: Điều chuyển chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng giữa các ngân hàng
ADB viện trợ 2 triệu USD hỗ trợ Việt Nam ứng phó thiên tai do bão Yagi; Vietbank tăng vốn điều lệ lên 7.139 tỷ đồng; Rao bán khoản nợ xấu của Bệnh viện...
VIS Rating: Dư nợ bất động sản lớn, khoảng 50% trái phiếu đáo hạn của các chủ đầu tư trong 12 tháng
Theo báo cáo của VIS Rating, tình hình vay nợ của các doanh nghiệp bất động sản tăng cao trong nửa đầu năm 2024. Khả năng trả nợ của một số công ty...
Techcombank tham gia đồng sáng lập Trung tâm cách mạng công nghiệp thứ 2 của Đông Nam Á
Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thành phố (HEF) lần thứ 5 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM", Ngân hàng TMCP Kỹ thương...
Ấn Độ nhập khẩu vàng tăng gấp 3 lần
Nhu cầu vàng của Ấn Độ dự báo sẽ tăng mạnh trong vài tháng tới khi thuế nhập khẩu được cắt giảm và mùa lễ hội, mùa cưới hứa hẹn sẽ thúc đẩy hoạt động mua vàng tại quốc gia tiêu thụ kim loại quý lớn thứ hai thế giới này.