Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở mức nhỉnh hơn nhưng vẫn cho thấy yêu cầu cần được trợ lực kịp thời cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Giao tranh 2 mảng sáng – tối trong bức tranh ‘sức khỏe’ doanh nghiệp
Báo cáo kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2025 của Tổng cục Thống kê cho thấy bức tranh doanh nghiệp có sự tranh chấp giữa 2 mảng sáng – tối. Trong khi có hơn 111.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động cho thấy niềm tin của thị trường đang phục hồi, tuy nhiên, ở chiều ngược lại cũng có đến 111.600 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Các con số xếp xỉ này đặt ra nhiều câu hỏi về sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi sau các biến động kéo dài.
Trung bình mỗi tháng trong 5 tháng qua, có khoảng 22.300 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới và tái gia nhập thị trường chỉ nhỉnh hơn một chút, khoảng 22.400 doanh nghiệp. Điều này cho thấy “máu chảy” và “máu bơm” vào nền kinh tế đang ở thế giằng co. Tuy nhiên, mức tăng 14,4% số doanh nghiệp rút lui so với cùng kỳ năm 2024 là chỉ báo cho thấy các các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động.
Sự rút lui này gồm vấn đề giải thể, tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, chờ làm thủ tục giải thể, không còn hoạt động nhưng chưa chính thức giải thể. Những con số cụ thể trong tháng 5/2025 cho thấy: 5.924 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn (giảm 17,5% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái); 6.535 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể (tăng mạnh 43,6% so với cùng kỳ); 1.909 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 12,8% so với cùng kỳ nhưng lại tăng 9,1% so với tháng trước). Tổng cộng, chỉ riêng tháng 5 đã có hơn 14.300 doanh nghiệp rút lui theo các hình thức khác nhau.
Ông Tạ Quang Thái, startup về lĩnh vực công nghệ, người có đóng góp 1 trong số tổng 111,6 nghìn doanh nghiệp rời thị trường 5 tháng qua bộc bạch: "Thực sự, tôi không nhìn thấy điểm thuận nào để cho hoạt động lại doanh nghiệp, chúng tôi cảm nhận được rõ hơi nóng từ chuyện khách hàng thắt chặt chi tiêu".

Mặc dù vậy, cũng cần ghi nhận điểm sáng khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 5/2025 đạt hơn 8.000 doanh nghiệp, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy một bộ phận doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất và quay lại thị trường. Ngoài ra, việc số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 5 vẫn tăng 6,1% so với cùng kỳ cũng cho thấy nhiều nhà đầu tư vẫn nhìn thấy cơ hội phát triển.
Nguyên nhân nào khiến doanh nghiệp “kiệt sức”?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến làn sóng rút lui này. Quan sát tại Hà Nội, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm và duy trì sức sống của nền kinh tế Thủ đô. Tuy nhiên, theo quan sát từ Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội, tình trạng rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp đang gia tăng rõ rệt, đặc biệt ở nhóm DNNVV.
Cụ thể, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa TP. Hà Nội (HANOISME) chia sẻ với PetroTimes chỉ ra 4 nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng "kiệt sức".
Thứ nhất, áp lực chi phí đầu vào tăng cao. Giá thuê mặt bằng, nguyên vật liệu, vận chuyển, điện, nước… đều đồng loạt tăng 10-20% trong vòng một năm qua. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy giá nguyên vật liệu nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng trung bình 15-18% so với năm 2023. Với các DNNVV vốn có biên lợi nhuận thấp, việc không thể tăng giá bán tương ứng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng lỗ luỹ kế kéo dài.

Thứ hai, việc tiếp cận vốn vay gặp nhiều rào cản. Theo khảo sát của VCCI đầu năm 2025, hơn 60% DNNVV phản ánh khó vay vốn do yêu cầu tài sản bảo đảm khắt khe, thủ tục rườm rà, trong khi lãi suất vẫn duy trì ở mức cao (8–9%/năm). Các chương trình tín dụng ưu đãi hiện tại, như Quỹ phát triển DNNVV, có quy mô nhỏ và tỷ lệ giải ngân còn thấp (dưới 30%) do điều kiện cho vay chưa phù hợp.
Thứ ba, sức mua và đơn hàng đều sụt giảm. Quý I/2025 ghi nhận tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ tăng 5,6%, thấp hơn nhiều so với các năm trước. Các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, đồ gỗ cũng giảm đơn hàng mạnh, khiến dòng tiền doanh nghiệp bị đứt gãy.
Thứ tư, DNNVV còn gặp khó trong chuyển đổi số do thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực chất lượng cao. Chỉ khoảng 16% DNNVV tại Hà Nội ứng dụng công nghệ số ở mức cơ bản, trong khi phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng lớn từ doanh nghiệp FDI và nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới.
Dù còn nhiều thách thức, song thị trường vẫn ghi nhận những dấu hiệu tích cực và tiềm năng phục hồi. Theo Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HANOISME, cơ hội từ Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị đã mở ra một hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, trong đó có nhấn mạnh đến việc cải thiện môi trường đầu tư, tài chính, chuyển đổi số và phát triển doanh nghiệp lớn từ DNNVV.
Xu hướng khởi nghiệp công nghệ và đổi mới sáng tạo, AI, thương mại điện tử tăng mạnh, đặc biệt tại các khu đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM. Năm 2024, có trên 3.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thu hút hơn 800 triệu USD vốn đầu tư.
Doanh nghiệp cũng chú trọng chuyển đổi xanh và bền vững, ứng dụng năng lượng tái tạo, phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường, đặc biệt trong các ngành nông nghiệp công nghệ cao, chế biến thực phẩm sạch.
Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng được cơ hội phục hồi, HANOISME kiến nghị về tài chính – tín dụng, cần giãn nộp thuế và bảo hiểm xã hội đến hết năm 2025, tương tự chính sách thời COVID-19. Đồng thời, nên nới lỏng điều kiện vay từ Quỹ Phát triển DNNVV, cho phép thế chấp tài sản trí tuệ, phần mềm, nền tảng số. Hiệp hội đề xuất nâng quy mô gói tín dụng ưu đãi lên tối thiểu 50.000 tỷ đồng, lãi suất không quá 5%/năm.
Trong chuyển đổi số và phát triển xanh, cần thành lập Quỹ hỗ trợ chuyển đổi số từ nguồn ODA hoặc ngân sách nhà nước. Nên thí điểm mô hình cụm công nghiệp xanh, trung tâm logistics xanh để DNNVV dùng chung hạ tầng, giảm chi phí.
Để mở rộng thị trường, Hiệp hội đề xuất đẩy mạnh xúc tiến thương mại, kết nối DNNVV với chuỗi cung ứng lớn. Việc xây dựng cổng thông tin đơn hàng theo ngành cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội nhanh hơn. Đồng thời, cần triển khai đào tạo ngắn hạn về kỹ năng số, kỹ năng quản trị và tăng liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo để thúc đẩy thực tập và tuyển dụng sớm.
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là ‘xương sống’ của nền kinh tế, nhưng đang đối mặt với áp lực lớn từ chi phí, vốn, thị trường và chuyển đổi. Bức tranh có cả những mảng tối và mảng sáng, đòi hỏi sự đồng hành quyết liệt hơn từ phía Nhà nước, đặc biệt là các bộ ngành như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ. Việc cấp thiết lúc này là triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo đúng tinh thần Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị, không chỉ tháo gỡ khó khăn trước mắt mà còn tạo nền tảng cho một thế hệ doanh nghiệp Việt Nam tự cường, đổi mới, xanh hóa và hội nhập sâu rộng trong tương lai”, ông Mạc Quốc Anh nhấn mạnh. |
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin ngân hàng ngày 10/6: ACB tăng vốn, áp sát quy mô của Agribank
-
Khẳng định năng lực quản trị, PVCFC vào Top 5 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu Việt Nam
-
SHB cấp gói tín dụng cho doanh nghiệp thuộc chuỗi cung ứng đầu vào cho Kim Long Motor, hỗ trợ đến 90% nhu cầu vốn
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/6: Yêu cầu doanh nghiệp bất động sản không lợi dụng khan hiếm để thao túng...
Dầu khí Nam Sông Hậu (PSH) đặt mục tiêu doanh thu tăng 21 lần, đặt cược lớn vào mảng bán lẻ
Dầu khí Nam Sông Hậu cho biết, trong thời gian tới, hoạt động kinh doanh bán lẻ sẽ tiếp tục là một trong những lĩnh vực chủ lực, đóng vai trò quan trọng trong việc...
Khi thị trường biến động - cơ hội để BSR tăng tốc
Thị trường dầu mỏ thế giới nửa đầu năm 2025 tiếp tục biến động do căng thẳng địa chính trị leo thang, đặc biệt là xung đột vũ trang giữa Iran và Israel...
Vietravel Airlines tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông thường niên 2025
Ngày 19/6, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, thông qua nội dung tăng vốn điều lệ nhằm nâng cao năng lực...
Kết nối cộng đồng doanh nghiệp cùng hành động vì tương lai xanh
Tiếp nối thành công của Hội thảo “Hành trình chuyển đổi xanh và các giải pháp tài chính - công nghệ” được tổ chức tại Hà Nội, ngày 20/06/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và...
Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) nâng tỷ lệ sở hữu tại bất động sản CRV lên 51%
Thành công trong thương vụ thâu tóm HHS Capital giúp CTCP Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (HHS) chính thức nâng tỷ lệ sở hữu tại CRV lên 51,03%...
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Xem nhiều




