Đông Anh có trở thành “mỏ vàng” giúp Viglacera (VGC) thắng lớn với dự án nhà ở xã hội?
Trong bối cảnh quỹ nhà ở thương mại tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp.
Sáng 3/3, tại Khu đô thị mới Kim Chung (Huyện Đông Anh, Hà Nội), Liên danh Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội (Handico), Tổng công ty Viglacera - CTCP đã tiến hành nghi thức trang trọng khởi công công trình CT3 - thuộc Dự án nhà ở xã hội (NOXH) Kim Chung (Đông Anh - Hà Nội). Dự án còn có tên gọi Thăng Long Green City.

Trên ô đất CT3 được khởi công, có 3 tòa với tổng diện tích sàn khoảng 109.000m2. Các tòa cao 12 tầng và một tum, sẽ cung cấp hơn 1.100 căn, đáp ứng chỗ ở cho hơn 3.900 người.
Trong bối cảnh quỹ nhà ở thương mại tại Hà Nội ngày càng đắt đỏ, dự án này được kỳ vọng sẽ góp phần giải bài toán nhà ở cho người thu nhập thấp, đồng thời phản ánh chiến lược kinh doanh dài hạn của Viglacera.
Tuy nhiên, liệu đầu tư vào nhà ở xã hội có thực sự mang lại lợi ích lớn cho Viglacera và vì sao doanh nghiệp này chọn Đông Anh?
Nhà ở xã hội có thực sự “hời” với Viglacera?
Nhà ở xã hội là phân khúc đặc thù, có nhiều ưu đãi nhưng biên lợi nhuận thấp hơn so với nhà ở thương mại.
Theo khoản 2 Điều 85 Luật Nhà ở 2023 quy định chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội không bằng vốn đầu tư công được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội. Con số này thấp hơn đáng kể so với biên lợi nhuận của phân khúc thương mại. Giá bán cũng bị khống chế, không thể thả nổi theo thị trường.

Tuy nhiên, Viglacera có lợi thế riêng khi có thể tự chủ nguồn cung vật liệu xây dựng như gạch, kính, xi măng, giúp tối ưu chi phí phát triển. Có thể nói, dù lợi nhuận trực tiếp không cao, Viglacera vẫn có thể hưởng lợi do NOXH có nhu cầu rất lớn, khả năng hấp thụ cao, ít rủi ro tồn kho như nhà ở thương mại.
Vì sao Viglacera chọn Đông Anh?
Đông Anh đang trở thành điểm nóng đô thị hóa nhờ loạt dự án hạ tầng lớn, giúp kết nối thuận lợi với trung tâm Hà Nội và các khu công nghiệp lân cận. Trong đó, cầu Tứ Liên hơn 20.000 tỷ đồng sẽ rút ngắn quãng đường từ Đông Anh đến Tây Hồ, Long Biên, còn đường Vành đai 4 sẽ giảm tải cho giao thông nội đô, tạo động lực phát triển bất động sản. Khi những công trình này hoàn thành, Đông Anh sẽ trở thành cửa ngõ quan trọng, thu hút nhiều cư dân và doanh nghiệp.

Ngoài ra, so với các quận nội thành, Đông Anh có lợi thế quỹ đất rộng, giá cả hợp lý hơn. Hiện tại, giá đất tại đây thấp hơn mức trung bình toàn Hà Nội.
Bên cạnh yếu tố vị trí, việc đầu tư sớm vào Đông Anh có thể là chiến lược dài hạn của Viglacera. Khi khu vực này phát triển mạnh, giá trị bất động sản sẽ tăng, tạo cơ hội cho doanh nghiệp mở rộng sang phân khúc nhà ở thương mại hoặc khu đô thị cao cấp. Việc tham gia NOXH từ sớm cũng giúp Viglacera xây dựng hệ sinh thái, thu hút dân cư và nâng cao giá trị quỹ đất.
Về phương án phát triển hệ thống đô thị Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ngoài 12 quận hiện hữu, định hướng đến năm 2030, TP. Hà Nội dự kiến thành lập 6 quận, thành phố. Trong đó, huyện Đông Anh được dự kiến lên quận.
Như vậy, Đông Anh không chỉ là nơi phù hợp để triển khai NOXH mà có thể trở thành bàn đạp giúp Viglacera đón đầu xu hướng đô thị hóa, mở rộng hệ sinh thái bất động sản trong tương lai.
Tình hình kinh doanh của Viglacera 2024
Tổng công ty Viglacera (mã VGC) vừa công bố báo cáo thường niên năm 2024. Năm 2024, nền kinh tế trong nước và thế giới tiếp tục có nhiều biến động, tạo ra cả thách thức và cơ hội cho Tổng công ty Viglacera-CTCP.
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.630 tỷ đồng đạt 147% KH ĐHĐCĐ giao. Trong đó, Lợi nhuận trước thuế Công ty Mẹ đạt 1.481 tỷ đồng, vượt 35% KH ĐHĐCĐ giao, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 22%, tăng 2% so với kế hoạch ban đầu.
Doanh thu hợp nhất toàn Tổng công ty Viglacera-CTCP đạt 11.906 tỷ đồng, đạt 89% KH được ĐHĐCĐ giao. Riêng Công ty Mẹ đạt 3.935 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế KH được ĐHĐCĐ giao. Dù chưa đạt mục tiêu doanh thu, nhưng lợi nhuận hợp nhất và của công ty mẹ đều vượt kế hoạch cho thấy hiệu quả trong quản lý và điều hành vẫn đảm bảo tăng trưởng tốt.

Theo báo cáo, tình hình tài chính của Công ty Mẹ ổn định, vốn được sử dụng hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế/doanh thu của Công ty mẹ đạt 37,6%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) 15,5%, trên tổng tài sản (ROA) 7,5%. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu đến ngày 31/12/2024 là 1,0 lần đối với Công ty Mẹ và 1,49 lần đối với toàn Tổng công ty.
Tổng vốn đầu tư tại các công ty con, công ty liên kết và các khoản đầu tư khác đến thời điểm 31/12/2024 là 3.793 tỷ đồng. Nguồn thu cổ tức từ các công ty con và công ty liên kết vẫn đảm bảo ổn định; trong năm 2024, lợi nhuận thu được từ cổ tức đạt 164 tỷ đồng.
Về lĩnh vực vật liệu, năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh địa chính trị tiếp tục biến động và cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng của Tổng công ty, khiến doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng nhập khẩu. Đồng thời, nhu cầu thị trường nội địa giảm mạnh, gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Năm 2024, lĩnh vực vật liệu có lỗ phát sinh, tuy nhiên đã giảm lỗ so với năm 2023. Doanh thu đạt trên 9.200 tỷ đồng, bằng 89% mục tiêu kế hoạch và bằng 97% so với năm 2023.
Nhóm kính là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, phát sinh lỗ lớn trong năm 2024. Tổng doanh thu đạt trên 3.100 tỷ đồng bằng 92% so với năm 2023. Nguyên nhân được cho là sức ép từ hàng nhập khẩu, đặc biệt là sự gia tăng đột biến về lượng kính nhập khẩu, đã kéo giá bán trên thị trường nội địa xuống mức thấp, gây áp lực lớn lên doanh nghiệp.
Về nhóm sản phẩm sứ vệ sinh, sen vòi – thương mại. Tổng doanh thu đạt xấp xỉ 950 tỷ đồng, bằng 86% so với năm 2023. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm sứ vệ sinh gặp nhiều khó khăn, nhu cầu được đánh giá giảm 15-20% so với năm 2023. Các đơn vị đã tập trung thực hiện cơ cấu lại danh mục sản phẩm, đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực, chất lượng; đồng thời tập trung tiêu thụ tồn kho, thu hồi dòng tiên, tới thời điểm 31/12/2024, giá trị tồn kho giảm 51% và công nợ phải thu của khách hàng giảm 24% so với đầu năm..
Về nhóm sản phẩm Gạch Ốp lát - kinh doanh. Lãi trước thuế đạt trên 100 tỷ đồng, bằng 5 lần thực hiện năm 2023; Tổng doanh thu đạt gần 3.900 tỷ đồng bằng 105% so với năm 2023. Đây là nhóm sản phẩm có lợi nhuận và hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực vật liệu.
Về nhóm sản phẩm gạch ngói đất sét nung. Tổng doanh thu đạt trên 1.200 tỷ đồng, bằng 92% thực hiện năm 2023. Năm 2024 tiếp tục là năm khó khăn khi thị trường sản phẩm gạch ngói đất sét nung, nhu cầu giảm sút kéo dài đã làm ảnh hưởng sâu tới kết quả SXKD, bên cạnh đó là nhóm chịu ảnh hưởng trực tiếp cơn bão Yagi, chi phí thiệt hại lớn; Nguồn nguyên liệu cạn kiệt, chi phí sản xuất ở mức cao (Than, LPG)... các đơn vị đã phải chủ động thu hẹp sản xuất, lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý để duy trì công việc cho đội ngũ người lao động và đảm bảo nhu cầu dòng tiền..
Đối với lĩnh vực bất động sản, lãi trước thuế đạt trên 1.900 tỷ đồng, đạt 140% KH năm; Doanh thu lĩnh vực đạt trên 5.200 tỷ đồng. Lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp đạt hiệu quả cao, góp phần quan trọng cho Công ty Mẹ hoàn thành vượt kế hoạch năm đã được ĐHĐCĐ thông qua.
Trong năm 2024 nhờ sự thay đổi lớn trong hệ thống pháp lý liên quan đến thị trường bất động sản (với các dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS) đã trợ lực cho các doanh nghiệp Bất động sản trong nước, góp phần tháo gỡ và đẩy nhanh tiến độ thi công, kinh doanh các dự án.
Theo đó, Tổng công ty tập trung đầu tư tại các dự án đang triển khai; thực hiện nghiên cứu chuẩn bị đầu tư, phát triển mở rộng quỹ đất tại các địa bản mới.
Mặc dù có những thách thức khó khăn không nhỏ cả về khách quan và chủ quan, năm 2024 Tổng công ty Viglacera tiếp tục hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch lợi nhuận được ĐHĐCĐ giao, đồng thời tiếp tục duy trì vị thế là doanh nghiệp tiên phong trong ngành vật liệu xây dụng và đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam với những giải thưởng thương hiệu vinh dự đạt được như: Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 (lần thứ 7 liên tiếp), Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và trong Top 10 Công ty sản xuất VLXD, Top 10 nhà phát triển bất động sản công nghiệp (VNR500), vinh danh "Top 50 Công ty Kinh doanh Hiệu quả nhất Việt Nam 2024", Top 10 Giải thưởng Thương hiệu xanh Việt Nam 2024; Khu nhà ở công nhân tại KCN Đồng Văn IV do Viglacera làm chủ đầu tư vinh dự được trao tặng là “Dự án đáng sống".
Tại thời điểm 31/12/2024, tổng tài sản của Công ty mẹ là 16.746 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt 7.963 tỷ đồng. Năm 2024, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA) của Công ty mẹ là 7,5%. Toàn bộ tài sản cố định được quản lý, sử dụng và trích khấu hao tuân thủ quy định của nhà nước và quy định nội bộ của Tổng công ty.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/3, cổ phiếu VGC giao dịch ở mức 52.200 đồng/cổ phiếu. Có sự hồi phục nhẹ kể từ đầu năm 2025 đến nay.
Lãi đột biến trong quý I/2025, Kinh Bắc của đại gia Đặng Thành Tâm bơm thêm 6.800 tỷ đồng vào siêu dự án Tràng Cát
Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc - CTCP (mã chứng khoán: KBC, sàn HoSE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng...
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT được giao tạm thời điều hành Petrolimex
Ông Phạm Văn Thanh - Chủ tịch HĐQT, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được giao tạm thời điều hành Tập đoàn. Thời gian có hiệu lực từ ngày 8/5.
PV GAS tăng trưởng tích cực trong quý I/2025
Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025, ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ. Trong đó,...
Novaland (NVL) mở rộng quỹ đất, rót hơn 1.400 tỷ vào một doanh nghiệp bất động sản
Giữa bối cảnh thị trường đầy biến động và áp lực nợ lớn, việc mạnh tay chi nghìn tỷ đầu tư của NVL khiến giới kinh doanh không khỏi đặt câu hỏi...
Petrovietnam và SOCAR mở rộng hợp tác chiến lược trong lĩnh vực năng lượng
Ngày 7/5, đoàn công tác của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã có buổi làm việc với Công ty Dầu mỏ Quốc gia Azerbaijan (SOCAR).
Ngành chế biến, chế tạo bứt phá tăng 10,8%
Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Quảng Nam ‘bật đèn xanh’ cho siêu dự án 1.400 tỷ đồng, ’cứ điểm cơ khí’ miền Trung của THACO sắp thành hình
Tỉnh Quảng Nam vừa “bật đèn xanh” cho dự án mở rộng Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai Trường Hải mở rộng với tổng vốn đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng...
ACV báo lãi kỷ lục trong quý 1/2025, mạnh tay rót hàng chục nghìn tỷ đồng vào đại dự án Sân bay Long Thành
Kết thúc quý 1/2025, ACV tiếp tục khẳng định vị thế "ông trùm" ngành hàng không khi báo lãi kỷ lục, doanh thu cán mốc 6.368 tỷ đồng...
Vinpearl chào sàn HoSE được định giá 5 tỷ USD, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm một ‘siêu ngựa chiến’ trên TTCK
Vinpearl – thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam – sẽ chính thức niêm yết trên HoSE với định giá gần 130.000 tỷ đồng vào ngày 13/5 tới đây....
Dệt may Việt đón sóng tăng trưởng trước áp lực thuế: May Sông Hồng (MSH) bứt phá mạnh mẽ quý đầu năm
Sau giai đoạn dài chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu tiêu dùng suy yếu và áp lực chi phí, ngành dệt may Việt Nam bước vào quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực....
Gánh gần 90.000 tỷ nợ vay, Hòa Phát (HPG) vẫn đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục trong năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát (mã chứng khoán: HPG) do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch tiếp tục khởi đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh tích cực...
F88 chính thức trở thành công ty đại chúng
Ngày 06/05/2025, Công ty Cổ phần Đầu tư F88 (F88) vừa đạt một bước đi dài tiến gần hơn đến mục tiêu niêm yết trên sàn chứng khoán, mở ra một chương mới trong quá...
Hơn 24.000 doanh nghiệp rút khỏi thị trường mỗi tháng
Cục Thống kê (Bộ Tài chính) cho biết, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trên cả nước 4 tháng đầu năm nay khoảng 96.500 doanh nghiệp, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm...
Cảng Quảng Ninh: Doanh thu vượt 662 tỷ đồng, mục tiêu trở thành trung tâm logistics quốc tế
Cảng Quảng Ninh – một trong những cảng biển chiến lược của miền Bắc – đã khép lại năm 2024 với kết quả kinh doanh vượt xa kỳ vọng, củng cố vững chắc vị thế...
Lợi nhuận quý I tăng ‘phi mã’, Văn Phú – Invest (VPI) rục rịch bung loạt dự án trọng điểm trong năm nay
Văn Phú – Invest khởi đầu năm 2025 với kết quả kinh doanh tăng trưởng ấn tượng, đồng thời hé lộ chiến lược phát triển tập trung vào ba dự án trọng điểm...
Dệt may Thành Công bứt phá quý I/2025: Doanh thu vượt 1.000 tỷ, lợi nhuận sau thuế tăng 25%
Dệt may Thành Công (TCG) thông báo lợi nhuận tăng mạnh trong bối cảnh ngành Dệt may Việt khởi sắc, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang Mỹ và nhiều thị trường lớn thăng hoa...
VinFast đầu tư 190 triệu USD xây ‘đại bản doanh’ xe điện công suất 50.000 xe/năm tại Indonesia
Tổng số vốn lên tới 190 triệu USD sẽ được sử dụng để xây dựng nhà máy lắp ráp xe điện tại Subang, tỉnh Tây Java – dự án chiến lược...
Dự án Nhiệt điện LNG Nghi Sơn trị giá hơn 2,2 tỷ USD tái mời thầu
Thị trường năng lượng Việt Nam vừa chứng kiến một diễn biến đáng chú ý khi Ban Quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa) chính thức tái mời thầu dự án Nhà máy...
DRC báo lãi quý thấp nhất trong 10 năm qua
Theo báo cáo tài chính quý I của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC), lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt 9,47 tỷ đồng, giảm gần 81% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức lợi nhuận thấp nhất trong 10 năm qua của doanh nghiệp này.
Xem nhiều




