Dự báo xuất khẩu dầu của Nga trong đầu năm 2025
Năm 2025, xuất khẩu dầu thô của Nga sẽ phải đối mặt với một năm bất ổn nữa do những áp lực thường thấy: hạn chế sản lượng của OPEC+, áp lực trừng phạt ngày càng gia tăng và tình trạng bất ổn đang diễn ra trên thị trường trong nước. Trong ba tháng đầu năm 2025, ít nhất, xuất khẩu dầu sẽ giảm so với các lô hàng dự kiến trong ba tháng cuối năm 2024.
![]() |
Các nguồn tin thân cận với dữ liệu chính thức cho biết các chuyến hàng dầu thô đến các quốc gia không thuộc Liên Xô cũ (FSU), bao gồm cả dầu qua đường ống và dầu vận chuyển bằng đường biển, đã được dự kiến ở mức 3,85 triệu thùng mỗi ngày trong 3 tháng đầu năm 2025, giảm hơn 200.000 thùng/ngày so với kế hoạch cho 3 tháng cuối năm 2024.
Ngoài ra, Nga dự khiến sẽ cung cấp khoảng 600.000–700.000 thùng/ngày không qua đường ống Transneft. Trong khi đó, sẽ có tới 350.000 thùng/ngày được chuyển đến nước láng giềng Belarus, mặc dù trong những tháng gần đây, khối lượng này đã giảm một nửa do các vấn đề tại hai nhà máy lọc dầu của nước này.
Chương trình xuất khẩu hằng quý của Nga thường thay đổi vì các lô hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, chương trình xuất khẩu ba tháng do Bộ năng lượng lập ra, đưa ra bức tranh chung về kế hoạch giao hàng cho các nước không thuộc FSU. Ngoài ra, các lô hàng trong quý đầu tiên thường thấp hơn vì hầu hết các cảng hướng về phía tây đều phải đối mặt với mùa băng giá và bão khắc nghiệt.
Trong 3 tháng đầu năm 2025, các chuyến hàng vận chuyển bằng đường biển dự kiến sẽ giảm gần 160.000 thùng/ngày xuống còn khoảng 3 triệu thùng/ngày so với kế hoạch 3 tháng cuối năm 2024. Các nguồn tin cho biết, sự sụt giảm lớn nhất được ghi nhận tại các cảng Ust-Luga trên Biển Baltic và Novorossiysk trên Biển Đen.
Ở phía đông, dự kiến sẽ có sự sụt giảm trong các chuyến hàng tại Kozmino. Các chuyến hàng từ cảng Thái Bình Dương này đã đạt nhiều kỷ lục về khối lượng trong năm 2024 nhờ nhu cầu mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong 11 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu dầu thô của Nga sang Trung Quốc ước tính đạt trung bình 2,17 triệu thùng/ngày, tăng 28.000 thùng/ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều này thật đáng chú ý khi xét đến việc nhu cầu tăng trưởng của Trung Quốc đã đạt mức thấp kỷ lục trong năm nay. Hơn nữa, nhu cầu tăng trưởng của năm tới vẫn còn mập mờ.
Ngoài các yếu tố về nhu cầu, hoạt động giao hàng bằng đường biển của Nga vào năm 2025 sẽ vẫn chịu áp lực trừng phạt ngày càng tăng, đặc biệt là các biện pháp nhắm vào "đội tàu bóng đêm" chuyên chở dầu của Nga. EU và Vương quốc Anh gần đây đã trừng phạt hơn 60 tàu chở dầu của Nga đến các thị trường toàn cầu, trong khi Hoa Kỳ đã hứa sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mới. Nhiều báo cáo cho thấy các nước G7 cũng đang thảo luận về biện pháp cứng rắn hơn đối với xuất khẩu dầu của Nga, bao gồm cả việc hạ giá trần từ mức hiện tại là 60 đô la một thùng xuống còn 40 đô la một thùng.
Xuất khẩu đường ống ổn định
Xuất khẩu qua đường ống của Nga dự kiến sẽ ổn định trong quý đầu tiên, mặc dù có thể có sự sụt giảm nhẹ do lượng hàng vận chuyển qua đường ống Druzhba giảm.
Hoạt động xuất khẩu qua Druzhba tới Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc vẫn là ẩn số lớn nhất đối với các chuyến hàng qua đường ống này, vì Prague chuẩn bị chấm dứt nhập khẩu từ Nga vào nửa đầu năm 2025 sau khi hoàn thành việc mở rộng hệ thống đường ống Transalpine có công suất 900.000 thùng/ngày.
Ba quốc gia nói trên vẫn được hưởng quyền miễn trừ khỏi lệnh cấm vận của EU đối với việc mua dầu của Nga. Budapest và Bratislava đều hướng đến mục tiêu duy trì nguồn cung cấp dầu thô qua đường ống của Nga, vốn rẻ hơn so với các phương án thay thế.
Nguồn cung qua đường ống Druzhba đã trở thành tâm điểm chú ý nhiều lần trong tháng qua, cũng vì các sự cố tại nhiều điểm khác nhau trên tuyến đường ống này. Ví dụ, nguồn cung đã bị dừng lại trong gần hai ngày vào ngày 20/12 vì các vấn đề kỹ thuật trên đoạn đường ống ở Belarus. Đây là lần thứ ba trong một khoảng thời gian ngắn, có các chuyến hàng bị dừng lại vì các vấn đề kỹ thuật không xác định.
Trong khi đó, nguồn cung cấp dầu Kazakhstan qua nhánh phía bắc của đường ống Druzhba chạy đến Đức cũng sẽ ổn định vào năm tới. Năm nay, Kazakhstan đang trên đà vận chuyển khoảng 1,4 triệu tấn đến nhà máy lọc dầu PSC Schwedt, trong khi các lô hàng của năm tới được chốt ở mức 1,2 triệu tấn theo thỏa thuận giữa Berlin và Astana. Trong ba tháng đầu năm 2025, các lô hàng được dự kiến ở mức 400.000 tấn (32.000 thùng/ngày).
Ngoài các lệnh trừng phạt, vấn đề xuất khẩu của Nga cũng sẽ phụ thuộc tương đối vào OPEC+, vì nhóm này đã chuẩn bị bắt đầu dỡ bỏ lệnh cắt giảm tự nguyện 2,2 triệu thùng/ngày của 8 quốc gia, trong đó có Nga, vào tháng 4 năm 2025. Tuy nhiên, nhiều nhà dự báo cho rằng nhóm các nhà khai thác này không đủ khả năng mở rộng sản lượng vào năm tới, do nguồn dầu dồi dào đến từ các quốc gia bên ngoài liên minh.
Hạ nguồn của Nga cũng sẽ là một yếu tố quan trọng, vì sự cân bằng giữa xuất khẩu dầu thô và nguồn cung trong nước phần lớn phụ thuộc vào nhu cầu trong nước và hiệu suất của công đoạn lọc dầu của Nga.
Energy Intelligence
TIN LIÊN QUAN
-
VPI dự báo giá xăng đảo chiều giảm 1,8% trong kỳ điều hành ngày 26/12
-
Phân tích và dự báo thị trường dầu mỏ đến năm 2025
-
Các công ty dầu khí dự báo ảnh hưởng của ông Trump trước nguy cơ dư thừa dầu năm 2025
-
Đồng Nai: Bắt nhiều lãnh đạo chủ chốt của Công ty Cổ phần Du lịch Giang Điền
-
Loạt sai phạm tại 2 dự án bất động sản của Hoàng Huy Group
-
Xử phạt nhiều doanh nghiệp vi phạm trên sàn chứng khoán
-
Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án
Giá dầu cần thêm “chất xúc tác” để bứt phá
Giá dầu tăng trở lại khi giới đầu tư dõi theo căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông và chờ đợi tín hiệu chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Dù...
VPI dự báo giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh từ 6,5-7,7% trong kỳ điều hành ngày 19/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 19/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể đồng loạt...
Những yếu tố nào đang khiến giá dầu thế giới biến động mạnh?
Thị trường dầu mỏ và tài chính toàn cầu đang trải qua một tuần đầy biến động do nhiều yếu tố cùng lúc: Kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu chững lại, Tổng thống Donald...
Giá dầu hôm nay 18/6 tăng vọt trước những rủi ro địa chính trị
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng mạnh do căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Tin Thị trường: Giá dầu duy trì sắc xanh khi Trung Đông "tăng nhiệt"
Giá dầu thế giới hôm nay duy trì sắc xanh; Giá khí tự nhiên tại các thị trường lớn cũng tăng mạnh...
Giá dầu hôm nay 16/6: Tình hình Trung Đông căng thẳng, WTI duy trì đà tăng
Tính đến đầu giờ sáng nay 16/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 74,43 USD/thùng - tăng 1,99%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 75,67 USD/thùng - tăng 1,94%.
Quyền lực nào đang chi phối giá dầu toàn cầu?
Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho thấy hai thuật toán tài chính đang nổi lên là Risk-Parity và Crisis Alpha đang ảnh hưởng ngày càng mạnh đến thị trường...
Những yếu tố nào đang đè nặng lên thị trường dầu mỏ thế giới?
Bước sang nửa cuối năm 2025, triển vọng thị trường dầu mỏ toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi những gam màu xám. Dù nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo sẽ tiếp tục tăng...
Giá dầu hôm nay 13/6 bật tăng kỷ lục
Tính đến đầu giờ sáng nay 13/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 73,25 USD/thùng - tăng 7,66%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 74,49...
Giá xăng dầu tăng lần thứ 3 liên tiếp
Giá xăng tại kỳ điều hành hôm nay (12/6) được điều chỉnh tăng lần thứ 3 liên tiếp. Giá xăng RON 95 đã vượt 20.300 đồng/lít.
Giá dầu hôm nay 12/6 đạt mức cao nhất trong hơn hai tháng
Tính đến đầu giờ sáng nay 12/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 67,9 USD/thùng; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 69,48 USD/thùng.
VPI dự báo giá xăng dầu tăng 0,9-1,8% trong kỳ điều hành ngày 12/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 12/6/2025, giá xăng dầu bán lẻ có thể tăng từ...
Giá dầu hôm nay 11/6: Chờ kết quả đàm phán Mỹ - Trung
Tính đến đầu giờ sáng nay 11/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,63 USD/thùng - giảm 0,43%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức...
Giá vàng tiệm cận 119 triệu đồng
Giá vàng trong nước tiệm cận 119 triệu đồng/lượng cùng động thái tăng của thị trường thế giới trước bối cảnh cuộc đàm phán thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn Mỹ - Trung...
Tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông, Vietjet tặng tuần lễ vàng với hàng nghìn vé 0 đồng
Với mong muốn kết nối nhanh chóng, thuận tiện hơn giữa hai địa phương, Vietjet tăng tần suất bay giữa TP HCM và Hồng Kông (Trung Quốc) lên 14 chuyến khứ hồi mỗi tuần từ...
Giá dầu hôm nay 10/6 duy trì sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 10/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 65,41 USD/thùng - tăng 0,18%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 67,15...
Giá dầu hôm nay 9/6 giữ ổn định trong sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 9/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 64,60 USD/thùng - tăng 0,03%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 66,50 USD/thùng - tăng 0,05%.
20 tấn cà phê giả và nỗi kinh hoàng của người tiêu dùng!
Có người ví von rằng, hàng giả bây giờ như “lũ ấy”. Đã sống chung với lũ thì cũng phải sống chung với hàng giả thôi, tránh làm sao nổi. Không, không thể bó tay rước họa vào thân như thế!
Giá dầu hôm nay 6/6 trở lại sắc xanh
Tính đến đầu giờ sáng nay 6/6 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 63,15 USD/thùng; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 65,34 USD/thùng.
Xem nhiều



