Đừng giúp doanh nghiệp kiểu “thầy bói xem voi”
Hai làn sóng Covid-19 quét qua khiến hi vọng phục hồi của hàng trăm ngàn doanh nghiệp Việt mong manh hơn. Phải có chiến lược ứng phó thế nào?
Đã không còn nhiều căn cứ cho niềm hy vọng Việt Nam sẽ vượt qua dịch bệnh Covid-19 một cách đỡ thiệt hại nhất, ngoạn mục nhất.
Làn sóng dịch Covid-19 lần hai xuất hiện một cách đột ngột như cách nó gây nên cơn ác mộng cho đời sống kinh tế, xã hội toàn thế giới khiến những người lạc quan nhất cũng không đủ tự tin mà xác quyết, đó sẽ là cơn tai biến cuối cùng.
Giới chuyên gia từng dự báo, dịch bệnh Covid-19 có thể kéo dài trong 2 năm, cho tới khi có miễn dịch cộng đồng. Diễn biến thực tế của bệnh dịch đang củng cố cho nhận định này, đồng nghĩa, các nền kinh tế thế giới phải có phương án ứng phó với viễn cảnh chẳng hề sáng sủa này.
Việt Nam đương nhiên không là ngoại lệ. Độ mở cực lớn của nền kinh tế dải đất hình chữ S khiến cho tác động của sự suy giảm chung của kinh tế toàn cầu thể hiện càng rõ nét. Duy trì tăng trưởng dương đương nhiên là một thành tích đáng nể, thế nhưng xét về giá trị tuyệt đối, sự sụt giảm ở tất cả các ngành, các lĩnh vực sẽ không hề nhỏ.
Điều đáng nói hơn, đối với cơ thể kinh tế vẫn tương đối khiêm tốn, sức chống chịu sẽ hạn chế hơn. Nói nôm na, những người kiếm được hàng triệu USD/năm giờ giảm 70% thu nhập thì duy trì cuộc sống vẫn dễ dàng hơn rất nhiều so với những người bị giảm 30% trên thu nhập vài trăm USD trong khoảng thời gian tương tự. Đã vậy, dịch bệnh Covid-19 có vẻ không phải là một câu chuyện ngày một ngày hai.
Lựa chọn hỗ trợ người dân và doanh nghiệp là điều ‘tất dĩ ngẫu’ đối với bất cứ một quốc gia nào chịu tác động của dịch bệnh. Đối tượng được ưu tiên trước hết là người dân. Các biện pháp giúp người dân có thể vượt qua đại dịch trong một điều kiện sống thiết yếu nhất đã được Việt Nam triển khai và đã phát huy những hiệu quả nhất định.
Thế nhưng, ai cũng hiểu, duy trì hình thức hỗ trợ bằng tiền trong 1-2 năm là khó khả thi, đặc biệt với những nước có năng lực ngân sách không lớn. Cũng phải tính tới độ lùi, khi dịch bệnh qua đi, nền kinh tế sẽ còn mất nhiều thời gian để phục hồi, nghĩa là chưa thể có những nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên cho người lao động.
Chiếc chìa khóa quan trọng nhất mà chúng ta buộc phải tìm ra là làm cách nào duy trì được sự tồn tại của doanh nghiệp, tạo việc làm cho người dân và thúc đẩy nền kinh tế hồi phục, phát triển.
Với nguồn lực có hạn, bao gồm cả nguồn lực chính sách và nguồn lực tín dụng, để đạt được tối đa các mục tiêu nói trên, nói như nhiều chuyên gia kinh tế, chúng ta phải chọn được người thắng cuộc.
Nếu quên đi những áp lực, khó khăn hiện tại, hẳn nhiều doanh nghiệp đã có thể nở rộng một nụ cười. Câu trả lời trên đúng trong mọi hoàn cảnh, thời đại, thậm chí từng cá thể doanh nghiệp. Không ai không muốn tuyên bố rằng, tôi là người chiến thắng, đặc biệt khi lời tuyên bố đó đi kèm với phần thưởng mà ai ai cũng phải mong chờ.
Lời khuyên chọn doanh nghiệp mạnh không chọn doanh nghiệp yếu cũng được hiểu theo cách như vậy. Thế nào là doanh nghiệp mạnh? Đó là nhóm những doanh nghiệp thân hữu hoặc bán thân hữu đã và đang được hưởng vô số những ưu ái cả về chính sách, tín dụng lẫn thị trường? Hay đó là những doanh nghiệp có sản phẩm, sòng phẳng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường nội địa cũng như thế giới mà đang gục ngã vì bệnh dịch?
Kể cả trong một nền kinh tế thị trường hoàn hảo, đáp án cũng không thể đơn giản là yếu hay mạnh. Nhóm doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh mang tính chất phái sinh như du lịch hay giáo dục… sẽ là những người đón sóng dữ sau và đón niềm vui trước. Vậy có nên ưu tiên cho nhóm những doanh nghiệp này? Nếu trả lời là có, đó cũng không thể là những chính sách ưu đãi tương đương nhóm các doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều hơn.
Trái khoáy ở chỗ đó là những doanh nghiệp có thể được xếp vào dạng ‘doanh nghiệp mạnh’. Với các hiệp hội hay nhóm doanh nghiệp ‘bạo chi’ hơn, họ sẽ có sức mạnh để vận động chính sách và thuyết phục truyền thông.
Lời kêu cứu của họ sẽ tạo thành mật ngọt cho chính họ, và khi miếng bánh đã bị cắt đi nhiều phần, doanh nghiệp sản xuất những ngành hàng cốt lõi bị đánh gục vì mất thị trường sẽ buộc phải chia nhau phần còn lại ít ỏi. Trong tình huống đó, ai sẽ là người thua cuộc cuối cùng?
Tất nhiên, không ai có thể bỏ quên cái thước thị trường. Điều này có nghĩa, hỗ trợ doanh nghiệp phải dựa trên tiêu chí thị trường và nhu cầu của thị trường, cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.
Đối với thị trường nội địa, quy mô gần 100 triệu dân là một ưu thế. Sự ngưng trệ trong giao thương giữa Việt Nam với nhiều nền kinh tế khác trên thế giới có thể tạo ra một khoảng trống để các doanh nghiệp trong nước lấp chỗ trống.
Vậy thì nhiệm vụ đặt ra là tìm ra khoảng trống đó và hỗ trợ những ai có thể tạo ra sản phẩm thay thế các mặt hàng vốn vẫn được nhập ngoại. Xét về dài hạn, đây là cơ hội để người Việt thực sự dùng hàng Việt.
Một ưu thế khác của thị trường Việt Nam, rất bất ngờ, đến từ nhóm lao động không hoặc rất ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, thuộc khu vực nhà nước. Gánh nặng công chức, viên chức, trong hoàn cảnh này lại tạo nên một nhóm ‘thượng đế’ vẫn có khả năng chi tiêu cho những mặt hàng và dịch vụ ở phân khúc trung lưu.
Khi thời tiết khô hạn, một giếng nước nhỏ có thể đủ duy trì đời sống cho cả một làng, đã vậy, với các đối tượng khách hàng này, có thể sử dụng cả những mệnh lệnh đặc biệt.
Về dài hạn, những sản phẩm nào có thể được tiêu dùng tại thị trường nội địa, và có thể có những biện pháp ưu ái với những sản phẩm này mà không vi phạm các thỏa thuận thương mại tự do hay không?
Nếu câu trả lời là có, nên tập hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất được các sản phẩm như trên ra sao? Ngoài hỗ trợ về chính sách và tín dụng, nên hỗ trợ thế nào về phương thức quản lý và công nghệ để tiết giảm nhất chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một cuộc phân nhóm thị trường và phân nhóm ngành hàng xuất khẩu nên được thực hiện rốt ráo. Sẽ xuất hiện nhiều gợi mở, chẳng hạn, các thị trường khác đang thiếu hụt mặt hàng nào, Việt Nam có thể đáp ứng nguồn cung không và con đường đến với các thị trường đó ra sao? Hay trong trung hạn và dài hạn, những mặt hàng nào có cơ hội phát triển? Vòng quay một sản phẩm như vậy kéo dài trong thời gian bao lâu và nếu doanh nghiệp Việt muốn đáp ứng, việc đầu tư nên bắt đầu khi nào?
Sẽ cần rất nhiều câu hỏi tương tự, từ đó đưa ra những phương án hỗ trợ cho từng ngành hàng, từng lĩnh vực sản xuất.
Các vị ‘thầy đời’ trong lĩnh vực kinh tế, dù theo trường phái kinh tế nào, cũng cần ngồi lại với nhau, tranh luận để tìm ra một đáp án tối ưu nhất, tránh cảnh ai ai cũng nhiệt thành nêu quan điểm, nhưng cuối cùng lại chỉ là ‘thầy bói xem voi’. Và cần phải nhận thức rõ rằng, việc này đang rất… vội.
Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
Đó là câu chuyện đại sự mà Quốc hội đang thảo luận: Đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao. Đại đa số tán thành, phải làm ngay, không bàn lùi, để mất cơ hội...
Giới chuyên gia dự báo giá dầu toàn cầu sẽ chạm mức thấp mới vào năm 2025
Trong một báo cáo gửi tới AFP vào tối thứ Tư tuần này, các chiến lược gia của Macquarie cho biết họ kỳ vọng giá dầu thế giới sẽ “chạm mức thấp mới” vào năm 2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với Tập đoàn Petronas
Ngày 22/11, tại Kuala Lumpur, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Malaysia (Petronas)...
Ủy ban Tài chính, Ngân sách: Tán thành việc ban hành Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Sáng 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chính phủ và cơ quan thẩm tra báo cáo về dự án...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội
Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành biểu quyết và chính thức thông qua Nghị quyết về...
Sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế
Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế...
Cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 23,28 tỷ USD
Trong kỳ 1 tháng 11/2024, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 31 triệu USD. Theo đó, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/11/2024, cán cân thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Bãi bỏ các Quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ý ban hành Quyết định số 67 2024 QĐ-UBND ngày 21/11/ 2024 về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2019 QĐ-UBND ngày 15/10/2019...
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...