Gặp sự cố nghiêm trọng liên tục, sàn chứng khoán chỉ thông báo và hết trách nhiệm
Hệ thống giao dịch chứng khoán bị gián đoạn là vấn đề nghiêm trọng, gây ra những bất tiện và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Vì vậy, việc quy trách nhiệm và xác định nguyên nhân để khắc phục được cơ quan quản lý ở các nước hết sức coi trọng.
Hệ thống giao dịch chứng khoán bị gián đoạn là vấn đề nghiêm trọng, gây ra những bất tiện và thiệt hại lớn cho nhà đầu tư. Vì vậy, việc quy trách nhiệm và xác định nguyên nhân để khắc phục được cơ quan quản lý ở các nước hết sức coi trọng.
Việc xảy ra lỗi ở sàn HoSE đã không còn là chuyện gì lạ lẫm với nhà đầu tư chứng khoán, kéo dài suốt từ đầu năm 2021 tới nay. Việc khắc phục tưởng như đã giúp sàn HoSE ổn định trong khoảng 2 tháng vừa qua, nhưng khi cơn sóng đầu tư quay trở lại trong tháng 5 thì hiện tượng này diễn ra càng ngày càng nghiêm trọng.
Vào phiên cuối cùng của tháng ngày 31/5, sàn HoSE đã ngay lập tức phải xin dừng phiên chiều để tạm đảm bảo an toàn. Đây là việc hết sức nghiêm trọng, làm biến dạng thị trường chứng khoán, và làm ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư.
Ở các nước, việc sàn giao dịch gặp lỗi sẽ phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu hoặc quản lý sàn chứng khoán.
Một trong những vụ lỗi hệ thống giao dịch nghiêm trọng gần đây xảy ra vào ngày thứ Năm, 1/10/2020 tại Nhật Bản. Do trục trặc bất ngờ về phần cứng, Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) đã phải đóng cửa nguyên ngày – sự kiện chưa từng có tiền lệ tại thị trường chứng khoán lớn thứ 3 thế giới.
Theo Bloomberg, sự cố tại TSE đã gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý nhà đầu tư khi xảy ra vào đúng ngày đầu tiên của quý, đồng thời là ngày đầu của nửa sau năm tài chính ở Nhật Bản. Thanh khoản giao dịch trong ngày này thường rất cao do các quỹ điều chỉnh danh mục định kỳ. Người đứng đầu TSE thẳng thắn nhận lỗi về mình, không đổ lỗi cho công ty thiết kế hệ thống là Fujitsu và không yêu cầu bồi thường.
Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Miyahara cho rằng, Fujitsu nên cảm thấy có "trách nhiệm to lớn" trong vụ việc. Ngày hôm sau, 2/10, TSE mở cửa trở lại và giao dịch diễn ra suôn sẻ. Ngày 30/11/2020, ông Miyahara từ chức Tổng Giám đốc TSE. Ông Akira Kiyota – Tổng Giám đốc công ty mẹ của TSE đã kiêm nhiệm chức vụ mà ông Miyahara để lại. Bản thân ông Kiyota bị trừ 50% lương trong 4 tháng, hai lãnh đạo khác cũng bị trừ 20% và 10% lương.
Hệ thống sàn Nasdaq cũng đã có nhiều lần gặp lỗi trong lịch sử và từng bị phạt tiền. Năm 2012, Nasdaq bị chỉ trích nặng nề vì để xảy ra hàng loạt vấn đề trong ngày IPO của Facebook. Thời điểm bắt đầu giao dịch chậm 30 phút mà không có thông báo trước, nhiều nhà đầu tư đặt lệnh hợp lệ nhưng không được khớp, nhiều người khớp mua với giá cao hơn giá đặt.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã phạt Nasdaq 10 triệu USD vì "hệ thống lởm và ra quyết định yếu kém" trong vụ IPO Facebook. Ngày 24/8/2015, NYSE tạm ngừng giao dịch toàn thị trường không đúng quy định. Về sau, NYSE bị SEC cáo buộc đã lạm quyền và xử phạt 14 triệu USD.
Mới đây tại Ấn Độ, 24/2/2021, từ khoảng 10h08, các chỉ số làm cơ sở cho giao dịch hợp đồng phái sinh ngừng cập nhật giá trị theo thời gian thực, gây hoang mang cho nhà đầu tư. Phải đến 11h30, NSE mới ra thông báo chính thức, cho biết giao dịch sẽ tạm ngừng từ 11h40.
Đáng chú ý, trục trặc xảy ra khi chỉ còn một ngày nữa là đến ngày đáo hạn nhiều hợp đồng phái sinh hàng tháng. Đến 15h17 cùng ngày, NSE đột ngột thông báo thị trường sẽ hoạt động bù trở lại từ 15h45 đến 17h cùng ngày. Nếu NSE ra thông báo trước 15h, ảnh hưởng tới nhiều nhà đầu tư chắc hẳn đã nhỏ hơn rất nhiều.
Lỗi giao dịch cùng với kiểu thông tin giật cục của NSE đã khiến cho nhiều công ty thiệt hại lớn vì phải thanh lý vị thế. Ngày hôm sau, 25/2, NSE lại đóng cửa vì hệ thống không thể vận hành hết tính năng. Ngày 1/3 vừa qua, bà Nirmala Sitharaman – nữ Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ phải thừa nhận rằng: "Lỗi giao dịch này đã khiến Ấn Độ thiệt hại khổng lồ".
Quay lại thị trường chứng khoán Việt Nam, dù rất nhiều lần nhà đầu tư “kêu trời” nhưng chưa một lần nhận được lời xin lỗi, mà mặc nhiên phải sống chung với lũ trong suốt hàng tháng trời nay.
Trước tiên, bản thân HoSE và ngân sách Nhà nước chịu thiệt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm vì thất thu phí.
Nhà đầu tư càng bức xúc hơn khi không thể giao dịch theo ý muốn và phải chịu thiệt hại. Niềm tin của nhà đầu tư vì thế cũng kéo theo nhiều ảnh hưởng không nhỏ. Dù số lượng tài khoản mở mới tăng lên theo tháng, nhưng không vì thế mà bỏ qua điểm tiêu cực này. Đã có bao nhiêu người bỏ HoSE để sang HNX và UPCoM, hoặc thậm chí nghỉ hẳn chứng khoán, vì nghẽn lệnh? Đã có bao nhiêu nhà đầu tư, trong nước cũng như ngoài nước, định gia nhập thị trường nhưng thấy sàn lỗi liên tục nên lại thôi? Việc khối ngoại bán ròng gần 1 tỷ USD trong mấy tháng qua cũng không loại trừ khả năng xuất phát từ lo ngại lỗi giao dịch.
Tháng 2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó đặt ra mục tiêu số lượng nhà đầu tư đạt mức 3% dân số vào cuối năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Tính đến cuối tháng 2/2021, Việt Nam có gần 2,92 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán, tương đương mục tiêu 3% dân số theo Đề án, không phải con số cao bất ngờ.
Vậy tại sao hệ thống của HoSE không đáp ứng được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư? Các cơ quan quản lý ngành chứng khoán đã làm gì để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng cũng như "dọn ổ đón đại bàng ngoại" khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường vốn quốc tế?
Một lời xin lỗi của HoSE có thể không giúp phiên giao dịch mượt mà hơn, nhưng là cần thiết vào lúc này để trấn an nhà đầu tư, và cam kết về một lộ trình khắc phục cho việc giao dịch bình thường trên sàn chứng khoán, để đây trở thành một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả.
TIN LIÊN QUAN
-
Bộ Tài chính: “Chưa có kế hoạch tiếp tục nâng lô giao dịch, FPT đang gấp rút khắc phục sự cố nghẽn lệnh”
-
Cổ phiếu SHB được chấp thuận niêm yết giữa lúc HOSE đang 'nghẽn lệnh'
-
Liên tục nghẽn lệnh, sàn HoSE vẫn "nhận" thêm 3 doanh nghiệp với hơn 1,2 tỷ cổ phiếu mới vào giao dịch
-
VnIndex giảm nhẹ trước khi HoSE nghẽn lệnh, khối ngoại vẫn ròng rã bán mạnh
-
Nghẽn lệnh tiếp diễn, VnIndex vẫn tăng vù vù lên sát mốc 1.100 điểm
Ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang chỉ mua 85% lượng cổ phiếu MSN đã đăng ký
Đăng ký mua 10 triệu cổ phần, song bà Nguyễn Yến Linh, ái nữ nhà tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan, chỉ mua được gần 8,5 triệu do không đạt được thỏa thuận.
Chứng khoán MB chuẩn bị phát hành gần 26 triệu cổ phiếu MBS
Đây là đợt chào bán hơn 25.7 triệu cp, tương đương 7.404% vốn điều lệ, nhằm bổ sung nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh.
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 22/11: Tiếp tục xu hướng tăng
Thị trường chứng khoán trong nước duy trì đà hồi phục tích cực trong phiên giao dịch ngày 21/11 giúp VN Index có thêm 12 điểm, áp sát mốc tâm lý 1.230...
Thị trường chứng khoán ngày 21/11: Đà hồi phục tiếp diễn nhưng thanh khoản giảm mạnh
Phiên đáo hạn phái sinh ngày 21/11 đã diễn ra khá tích cực khi thị trường duy trì đà tăng và không có biến động bất ngờ vào cuối phiên...
ECB cảnh báo về bong bóng cổ phiếu AI
Theo Reuters đưa tin, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã đưa ra cảnh báo rằng bong bóng cổ phiếu liên quan đến trí tuệ nhân tạo (AI) có thể phát nổ bất ngờ...
Nhận định chứng khoán ngày 21/11: Thị trường đã có tín hiệu phục hồi
Với những điểm tương đồng so với giai đoạn cuối năm 2016, kỳ vọng sau phiên đáo hạn phái sinh, thị trường sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ hơn....
Đình chỉ giao dịch cổ phiếu RDP của Rạng Đông Holding
Sau khi đưa vào diện hạn chế giao dịch, CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) tiếp tục vi phạm công bố thông tin dẫn đến việc HoSE ban hành quyết định đình...
Nhận định chứng khoán ngày 20/11: Rủi ro gia tăng, mốc hỗ trợ 1.200 điểm bị đe dọa?
Thị trường đang trải qua giai đoạn khó khăn, với áp lực bán tháo và mốc hỗ trợ 1.200 điểm của VN Index đang bị đe dọa. Trong bối cảnh đáo hạn phái sinh trùng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 19/11: Lực bán gia tăng, VN Index giảm gần 12 điểm
Sau nhịp rung lắc kéo dài, áp lực bán mạnh tại loạt cổ phiếu lớn như FPT, CMG, khiến VN Index lao dốc về cuối phiên. Dòng tiền nội dè dặt cộng thêm...
Nhận định chứng khoán ngày 19/11: Kỳ vọng phục hồi sau phiên đáo hạn phái sinh
Phiên giao dịch ngày 19/11 được dự báo tiếp tục chịu áp lực giảm điểm, khi các yếu tố kỹ thuật vẫn cho thấy thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh. Tuy nhiên, kỳ vọng phục hồi hình chữ V sau đáo hạn phái sinh được đánh giá khá tích cực.
Tin nhanh chứng khoán ngày 18/11: Nhóm cơ bản hồi phục, VN Index rút chân tích cực
Áp lực bán mạnh trong phiên sáng đã đẩy chỉ số giảm sâu và rơi về gần vùng 1.200 điểm. Tuy nhiên, sự phục hồi của các nhóm cơ bản, dẫn đầu là chứng khoán...
Chứng khoán tuần mới (từ 18 đến 22/11): Chán nản là cơ hội?
Tuần giao dịch từ 11 đến 15/11 chứng kiến thị trường tiếp đà điều chỉnh mạnh khi giảm 34 điểm (tương đương 2,71%). Trên khắp các diễn đàn, nhà đầu tư đều tỏ...
Nhận định chứng khoán ngày 18/11: Liệu có lực hồi sau hai phiên giảm mạnh?
Sau hai phiên giảm mạnh cuối tuần, VN Index đánh mất mốc hỗ trợ quan trọng và đóng cửa tại mức thấp nhất tuần, 1.218,57 điểm. Các tín hiệu kỹ thuật cho thấy khả...
Tin nhanh chứng khoán ngày 15/11: Hoảng loạn xuất hiện, VN Index mất hơn 13 điểm
Thị trường vận động giảm điểm xuyên suốt phiên với áp lực bán mạnh khiến VN Index giảm hơn 13 điểm. Có đôi lúc tâm lý khủng hoảng...
Nhận định chứng khoán ngày 15/11: Chưa vội “bắt đáy”
Phiên giao dịch ngày 14/11 có diễn biến trái với mong đợi của các nhà đầu tư khi thị trường không duy trì được đà hồi phục xuất hiện từ cuối phiên trước đó....
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 14/11: Chờ dòng tiền xác nhận xu hướng
Sau khi giữ được mốc 1.246 điểm và trendline, VN Index có khả năng tiếp tục phục hồi, tuy nhiên cần dòng tiền mạnh để củng cố xu hướng tăng...
Tháng 10, chỉ số VN Index giảm 2,7%
Tính đến ngày 25/10/2024, chỉ số VN Index đạt 1.252,72 điểm, giảm 2,7% so với cuối tháng trước; tăng 10,9% so với cuối năm 2023.
Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng giảm chưa kết thúc
Thị trường không duy trì được đà hồi phục hình thành từ cuối phiên giao dịch trước đó và tiếp đà giảm điểm khi kết phiên giao dịch ngày 12/11. VN Index nhanh chóng...
Tin nhanh chứng khoán ngày 12/11: VN Index giảm phiên thứ 4 liên tiếp
Phiên giao dịch ngày 12/11, VN Index giảm hơn 5 điểm, là phiên giảm thứ 4 liên tiếp. Giao dịch khối ngoại kém tích cực khi bán ròng với giá trị 631 tỷ đồng trên toàn thị trường.