Giấc mơ ô tô Việt: Cứ đi rồi sẽ đến
Phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô đến mức nào phụ thuộc vào khả năng kinh tế và công nghệ của từng tập đoàn, từng quốc gia.
Những ngày qua, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam liên tiếp chứng kiến hai sự kiện đáng lưu ý: Thứ nhất, liên doanh Tập đoàn Thành Công - Hyundai Motor khởi công dự án nhà máy Hyundai Thành Công số 2 (HTMV2) công suất 100.000 xe/năm. Nhà máy bảo đảm tiêu chuẩn khí thải khắt khe Euro 5.0 và Euro 6.0, ưu tiên tối đa hoá sử dụng năng lượng xanh trong sản xuất.
Đây là dự án nhà máy sản xuất ô tô thứ hai tại tỉnh Ninh Bình, cũng là một trong những dự án quan trọng nhất của liên doanh Tập đoàn Thành Công - Hyundai Motor.
Sự kiện thứ hai, Tập đoàn Thành Công động thổ dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp công nghiệp phụ trợ ô tô Thành Công Việt Hưng tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Thành Công, các sản phẩm của tổ hợp này sẽ là nguồn cung cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ô tô cốt lõi hiện tại của Tập đoàn Thành Công, mà còn hướng tới xuất khẩu, mang giá trị của ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam tiếp cận tới các thị trường khu vực và thế giới.
Những thông tin này mang lại không ít kỳ vọng rằng ngành công nghiệp ô tô nói chung và công nghiệp phụ trợ ô tô nói riêng của Việt Nam sẽ phát triển. Theo đó, công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam không chỉ dừng lại ở săm lốp, ghế ngồi, ắc quy, sản phẩm nhựa..., từ đó thay đổi thói quen của các doanh nghiệp ô tô FDI tại Việt Nam: sử dụng thiết bị, linh kiện tại chỗ của doanh nghiệp Việt thay vì nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, chi tiết từ nước họ hoặc từ chi nhánh mà các doanh nghiệp FDI mở tại nước khác.
Khẳng định bài toán công nghiệp ô tô là một bài toán tổng thể, GS.TS Nguyễn Khắc Trai, nguyên Giảng viên Bộ môn Ô tô và Xe chuyên dụng, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, về mặt lý thuyết, trong công nghiệp ô tô có hai cách: Một là tự sản xuất từ A tới Z; hai là tập hợp công nghiệp phụ trợ của nhiều công ty, tập đoàn khác nhau để hình thành sản phẩm cuối cùng của mình.

Phân tích cụ thể, vị chuyên gia chỉ rõ, mỗi loại xe của một quốc gia không hoàn toàn giống nhau, vì vậy mỗi tập đoàn, doanh nghiệp để có thể sản xuất được ô tô đều phải xây dựng các tổ hợp công nghiệp phụ trợ riêng của họ.
Bên cạnh những cái riêng của của mình, các tập đoàn, doanh nghiệp ô tô có thể liên kết với nhau, đặt hàng một công ty phụ trợ đa chức năng - nhà sản xuất cơ khí có thể cung cấp linh kiện, phụ tùng cho nhiều tập đoàn ô tô khác nhau, từ bánh răng, hộp số đến trục hộp số, vành bánh xe...
"Được như vậy mới là sự phát triển mạnh mẽ của một quốc gia công nghiệp ô tô", GS.TS Nguyễn Khắc Trai nói.
Lý thuyết là như vậy, nhìn lại thực tế của Việt Nam có thể thấy trong giai đoạn hiện nay các doanh nghiệp chưa thể làm được như thế khi vốn chưa có nhiều. Do đó, họ sẽ chỉ làm ra cái họ dùng, sau khi làm được rồi mới kêu gọi các doanh nghiệp khác cùng tham gia.
"Muốn phát triển công nghiệp phụ trợ, phát triển đến đâu... đều phải dựa vào khả năng kinh tế và công nghệ của từng tập đoàn, từng quốc gia. Không thể nói cách đi của các doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam không đúng hướng quốc tế, mà bởi hiện tại vốn của doanh nghiệp chỉ có vậy, sản lượng của ngành ô tô trong nước chỉ có vậy nên họ tự sản xuất.
Chỉ khi nào doanh nghiệp ô tô tại Việt Nam vươn ra tầm khu vực, bán được ô tô cho các nước lân cận, thậm chí bán cho thế giới, cần số lượng xe và cả vốn nhiều hơn thì họ không tự sản xuất nữa. Khi ấy, họ sẽ đặt hàng doanh nghiệp cơ khí khác -đơn vị chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện theo yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật họ đưa ra, nghiệm thu và sử dụng sản phẩm.
Điều quan trọng nhất là: các doanh nghiệp muốn đầu tư gì cũng phải nắm được công nghệ lõi của mình là gì, và phải có công nghệ lõi chủ động để có thể làm được sản phẩm mà mình mong muốn", GS.TS Nguyễn Khắc Trai phân tích và nhấn mạnh, phải bước đi từ từ rồi dần sẽ có được cái nền cơ bản của ngành công nghiệp ô tô.
Ở phía cơ quan quản lý, vị chuyên gia chỉ ra rằng, trong mấy chục năm, Việt Nam đã có nhiều chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư ô tô FDI vào Việt Nam. Đương nhiên ưu đãi luôn đi kèm theo các điều kiện, đặc biệt là yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa, về sự liên kết với doanh nghiệp trong nước...
Thế nhưng, sau nhiều năm, như thừa nhận của Bộ Công thương, ngành công nghiệp ô tô Việt am mới chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.
Bên cạnh đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chưa tạo được sự hợp tác - liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất - lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn; giá bán xe ô tô trong nước vẫn so với các nước trong khu vực.
Đáng chú ý, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Đối với các sản phẩm đã được nội địa hóa còn mang hàm lượng công nghệ thấp…
GS.TS Nguyễn Khắc Trai nhìn nhận, việc không đạt được các mục tiêu phần nào cho thấy sự yếu kém trong quản lý ở ta. Thế nhưng, ông cũng chỉ ra cái khó của Việt Nam và những người quản lý: chúng ta mời gọi doanh nghiệp ô tô FDI vào với rất nhiều ưu đãi, ra điều kiện với họ, nhưng cuối cùng doanh nghiệp FDI không thực thi, không lẽ chúng ta đuổi họ đi, mà ta không có gì, cũng không tận dụng được doanh nghiệp ô tô FDI cái gì?
Trả lời cho chính câu hỏi mình đặt ra, vị chuyên gia cho rằng, quản lý của ta bị chính thực tế tài chính o ép. Cho đến nay, so với nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn còn kém xa, cho nên ngành công nghiệp ô tô có muốn vươn lên cũng phải chờ.
"Công nghiệp ô tô tượng trưng cho sức mạnh của một quốc gia. Với dân số của Việt Nam, phát triển công nghiệp ô tô cũng là phù hợp. Thế nhưng GDP bình quân đầu người còn thấp (hơn 2.500 USD/người/năm), liệu người dân Việt Nam có thể mua ô tô được đến mức nào? Khi thu nhập còn thấp so với các nước xung quanh thì chưa thể hy vọng các doanh nghiệp tăng sản lượng để phát triển thị trường công nghiệp ô tô", GS.TS Nguyễn Khắc Trai nói.
TIN LIÊN QUAN
Ông Trump đi nước cờ hiểm: Áp thuế với dầu thô Nga
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế bổ sung từ 25% đến 50% đối với những nước mua dầu thô Nga – một động thái táo bạo và có phần liều lĩnh, qua...
VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục tăng 0,3-1,9% trong kỳ điều hành ngày 3/4
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/4/2025, giá xăng dầu có thể tăng từ 0,3-1,9% nếu...
40 mỏ vàng vừa được phát hiện nằm ở những đâu?
Trong bối cảnh giá vàng liên tục phá kỷ lục, thông tin 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn được phát hiện đã thu hút sự quan tâm, chú ý.
Cú "lật kèo" của ông Trump khiến OPEC+ mất kiểm soát giá dầu?
Sau khi chính quyền Hoa Kỳ thay đổi, OPEC+ đang mất đi khả năng kiểm soát giá dầu do nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dầu từ các nước ngoài OPEC ngày càng tăng.
Tết Hàn Thực 2025: Nhiều món bánh hương vị, tạo hình mới lạ ra mắt thị trường
Vào dịp 3/3 âm lịch năm nay, nhiều mâm lễ có tạo hình, màu sắc đẹp mắt được bán trên thị trường, với mức giá 90.000 đồng trở lên.
Phân tích thị trường dầu khí trong tháng 3/2025
Giá dầu đã tăng hơn 7% kể từ đầu tháng 3, do nguồn cung bị siết chặt và căng thẳng địa chính trị ảnh hưởng đến các khách hàng lớn. Tồn kho dầu thô Mỹ...
Sử dụng nguồn lực dầu khí như thế nào để chuyển đổi năng lượng?
Theo báo cáo mới của Offshore Energies UK, Vương quốc Anh phải khai thác nhiều dầu khí hơn để tránh phụ thuộc quá mức vào nguồn nhập khẩu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Giá xăng tăng nhẹ hơn 300 đồng/lít
Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu cho biết, giá xăng dầu thế giới trong tuần qua liên tục tăng khiến giá xăng trong nước được điều chỉnh tăng 337...
Thị trường dầu thô 3 tháng đầu năm 2025 luôn chìm trong bất ổn và dự báo còn kéo dài
Thị trường dầu thô năm nay đang bị bao trùm bởi sự bất ổn do chính sách thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump và căng thẳng địa chính trị leo thang.
Quí 1/2025: Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu tăng mạnh mẽ
Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu đã có khởi đầu mạnh mẽ trong 3 tháng đầu năm 2025, theo báo cáo do Trưởng bộ phận Nghiên cứu Hàng hóa của Ngân hàng Standard Chartered,...
Vàng nhẫn áp sát 99 triệu đồng
Giá vàng đồng loạt tăng, theo đó, vàng SJC vượt ngưỡng 98 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn tiến về mốc 99 triệu đồng/lượng.
Các Big Oil đang sai lầm về năng lượng tái tạo?
Tỷ phú khai khoáng Andrew Forrest, nhà sáng lập kiêm chủ tịch điều hành Fortescue, cho rằng các tập đoàn dầu khí lớn (Big Oil) đang mắc sai lầm khi xem nhẹ năng lượng tái...
VPI dự báo giá xăng tiếp tục tăng 1,1 - 1,2% trong kỳ điều hành ngày 27/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 27/3/2025, giá xăng, dầu hỏa và dầu diesel có thể...
Giá dầu sắp có đợt tăng mạnh mẽ?
Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran có thể khiến thị trường mất tới 1 triệu thùng/ngày, tạo áp lực tăng giá dầu thô. Căng thẳng địa chính trị tại Biển Đỏ và Trung...
Phân tích thị trường LNG toàn cầu tuần qua
Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á nhích nhẹ trong tuần qua, nhưng vẫn duy trì gần mức thấp nhất trong 3 tháng qua, do nguồn cung dồi dào và...
Giá vàng hôm nay (24/3): Thị trường thế giới giữ vững mốc 3.000 USD/ounce
Giá vàng thế giới hôm nay (24/3) ổn định, giữ vững mốc trên 3.000 USD/ounce trong bối cảnh thị trường lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump và...
Trung Quốc bùng nổ đầu tư vào ngành khí đốt
Lượng nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ châu Phi đã giảm mạnh trong những năm gần đây, nhưng các khoản đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc vào khí tự...
Các ông lớn dầu khí Châu Âu ngày càng thu hẹp các mục tiêu khí hậu
Các ông lớn dầu khí của Châu Âu đang ngày càng thu hẹp các mục tiêu về khí hậu khi họ đang phải vật lộn để thực hiện các cam kết đầy tham vọng về..
Giá xăng tăng sau 3 kỳ giảm liên tiếp
Giá xăng trong nước trong kỳ điều hành chiều nay, 20/3, được điều chỉnh tăng trở lại.
Xem nhiều




