Hòa Phát làm vỏ container: Có đủ sức cạnh tranh Trung Quốc?
Chuyên gia khẳng định Hòa Phát thừa năng lực để đóng vỏ container rỗng, tuy nhiên, thị trường đầu ra mới là vấn đề quan trọng cần tính tới.
Tập đoàn Hòa Phát vừa được Sở KH-ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho Công ty CP sản xuất container Hòa Phát để khởi động dự án sản xuất vỏ container rỗng với công suất 500.000 TEU/năm, lấp dần sự khan hiếm sản phẩm này trên thị trường.
Hiện Tập đoàn Hòa Phát đã thu xếp đủ nguồn vốn để triển khai dự án theo đúng tiến độ cam kết. Dự kiến, tập đoàn này sẽ hoàn thiện các thủ tục và khởi công xây dựng ngay trong tháng 6/2021.
Hòa Phát kỳ vọng, quy mô sản xuất lớn, lợi thế chủ động hoàn toàn được nguồn nguyên liệu cùng với kinh nghiệm điều hành sản xuất của Hòa Phát là những yếu tố đảm bảo chất lượng và giá thành sản phẩm vỏ container rỗng có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Hiện Trung Quốc đang chiếm tới 90% sản lượng container toàn cầu.
Dự kiến đầu quý II/2022, những sản phẩm container rỗng đầu tiên mang thương hiệu Hòa Phát sẽ có mặt trên thị trường.
Trao đổi với Đất Việt, các chuyên gia đều khẳng định, đóng container rất đơn giản và hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế, không cần phải lo lắng không cạnh tranh được với container Trung Quốc về chất lượng. Với năng lực của mình, Hòa Phát thừa sức làm được. Riêng về sắt thép, Hòa Phát hoàn toàn chủ động được nguồn nguyên liệu.
Theo đó, nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng tự nhiên, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Tại Việt Nam, chỉ có Hòa Phát sản xuất được loại thép này, đó là một lợi thế.
Về số lượng container có đủ lớn hay không, theo các chuyên gia, đây cũng không phải là điểm đáng lo bởi mỗi doanh nghiệp có một điểm ngách riêng của mình.
Vấn đề quan trọng nhất nằm ở chỗ: container nằm ra sẽ được mua hay thuê? Khách hàng là ai?
![]() |
Nguyên liệu cho sản xuất vỏ container rỗng là loại thép HRC, mác SPA-H đặc chủng |
Theo chuyên gia logistics - TS Lê Văn Bảy, nếu sản xuất container ra rồi cho thuê thì nguy cơ vốn đọng là rất lớn, còn mua thì rất tốt. Nhưng liệu có ai mua hay không?
"Hầu hết container thuộc sở hữu của hãng tàu, còn chủ hàng không dại gì mua container vì quá tốn kém. Giả sử hãng tàu mua container của Hòa Phát, nhưng nếu hàng xuất khẩu chở đi rồi, sang Mỹ, châu Âu... rồi lại nằm ở đó không về được thì không giải quyết được vấn đề gì. Ở đây là sự mất cân bằng container, chứ không phải là thiếu container cho Việt Nam", ông Bảy nhận định.
Một điểm được vị chuyên gia lưu ý, đó là, trên thế giới, để tồn tại được và hoạt động hiệu quả, nhà sản xuất container phải liên minh với hãng tàu. Đây là vấn đề Hòa Phát cần đặt ra khi bắt tay vào sản xuất container.
Đặc biệt, xuất khẩu của Việt Nam nhiều năm qua vẫn phụ thuộc vào khối doanh nghiệp FDI, mà các doanh nghiệp này bao giờ cũng sử dụng chuỗi cung ứng, dịch vụ của riêng họ.
"Như FDI Nhật thì thuê dịch vụ logistics của Nhật và đi hãng tàu của Nhật. Với sự liên kết ấy, tiền từ doanh nghiệp này chảy theo doanh nghiệp kia và cuối cùng vẫn năm ở đất nước Nhật Bản. Tương tự, Hàn Quốc cũng làm như vậy, đó là thói quen của họ", TS Lê Văn Bảy chỉ rõ và lưu ý đây là một thách thức cho doanh nghiệp sản xuất container của Việt Nam nếu muốn tham gia vào chuỗi dịch vụ này.
Đây cũng là vấn đề nhiều chuyên gia đặt ra khi nghe tin Tập đoàn Hòa Phát tham gia vào thị trường cung ứng container. GS.TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (Đại học Kinh tế Quốc dân) cho hay, thường thì công ty mẹ ở nước ngoài sẽ lựa chọn và điều tiết hệ thống logistics, còn Việt Nam chỉ đứng ngoài cuộc.
Họ sẽ chọn hình thức vận chuyển, hãng tàu nào, các hãng tàu lại là chủ sở hữu chủ yếu của các container. Ngoài ra, còn có các công ty cho thuê container, những công ty này chỉ sở hữu container và cho các hãng tàu, doanh nghiệp có nhu cầu thuê lại. Vấn đề là người thuê container lại dựa vào tên tuổi, thương hiệu dù cho container đã được đóng theo tiêu chuẩn quốc tế.
"Đó là những chủ thể nắm đằng chuôi. Họ đẩy giá lên còn doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chạy theo. Nhà sản xuất container của Việt Nam phải nắm đặc điểm này để có chiến lược sản xuất và bán hàng phù hợp. Dĩ nhiên, nếu container do Hòa Phát sản xuất sau này có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, lại tiếp thị tốt thì sẽ tạo ra được thị trường", GS.TS Đặng Đình Đào nói.
Trên thực tế, Việt Nam không phải không có nhà máy container. Nhà máy này ở Hải Dương và từng sản xuất container cung cấp cho Vinalines. Tuy nhiên, do không có khách hàng, nhu cầu ít nên hiện nay nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, chủ yếu sản xuất container phục vụ cho các công trình xây dựng, nhà hàng, homestay...
Tóm lại, các chuyên gia đều thống nhất quan điểm rằng, giải pháp căn cơ cho vấn đề này là Việt Nam phải phát triển đội tàu container. Thống kê của Cục Hàng hải Việt nam cho thấy, đến năm 2019, đội tàu container của Việt Nam có 39 chiếc, tuổi tàu bình quân là 16,3.
TS Lê Văn Bảy cũng chỉ rõ, tàu container của Việt Nam là tàu cũ, không vận tải quốc tế được, chỉ làm nhiệm vụ gom hàng tới cảng lớn cho các hãng tàu nước ngoài. Bởi đội tàu èo uột nên Việt Nam phải chịu phụ thuộc vào các hãng tàu nước ngoài, dẫn đến nhiều rủi ro như tình trạng thiếu container rỗng thời gian qua.
Với nguồn tài chính hạn hẹp, vị chuyên gia đề xuất Việt Nam sử dụng hình thức thuê bao tài chính (leasing) để phát triển đội tàu container. Theo đó, công ty tài chính sẽ đứng ra mua tàu, Việt Nam trả trước một số tiền rồi khai thác tàu, trả dần cả vốn lẫn lãi, sau khi trả hết thì con tàu thuộc về Việt Nam.
"Chúng ta không thể có nhiều tiền đến mức mua một lúc 10 con tàu. Nhưng bằng hình thức leasing, Việt Nam có thể có được 10 con tàu", vị chuyên gia nói.
TIN LIÊN QUAN
-
Tỷ phú Trần Đình Long lập công ty sản xuất container vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, khởi công nhà máy vào tháng 6
-
Hòa Phát sản xuất container: Vui nhưng chưa đủ
-
Khủng hoảng thiếu container khiến một doanh nghiệp giảm hơn 97% lợi nhuận quý 4/2020, cả năm chỉ đạt 21% kế hoạch
-
Xử lý nghiêm hành vi tăng giá thuê tàu và container
-
Giá container rỗng tăng 10 lần: Giá ảo và nỗi buồn thật?
Vừa báo lãi gần 850 tỷ đồng, Kinh Bắc của ông Đặng Thành Tâm chi ‘khủng’ thâu tóm một trường Đại học ở TP. HCM
Mới đây, Kinh Bắc bất ngờ lấn sân sang lĩnh vực giáo dục khi thâu tóm Trường Đại học Hùng Vương TP.HCM.
Chi gần 450 tỷ thâu tóm tòa nhà 19 tầng tại Hà Nội, SSI của "ông trùm" Nguyễn Duy Hưng gây sốc giới đầu tư
SSI vừa chi gần 447 tỷ đồng để sở hữu tòa nhà văn phòng cao 19 tầng tại Hà Nội, đánh dấu bước đi chiến lược quan trọng trong việc mở rộng...
Báo lãi quý 1 tăng trưởng hai chữ số: FPT Online trả cổ tức “khủng”, tỷ lệ 100% bằng tiền mặt
Với hơn 18 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 184 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Quốc tế Sơn Hà (SHI) sắp phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu tăng vốn, cơ hội lớn cho cổ đông hiện hữu?
SHI chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối, giữa lúc lợi nhuận quý I/2025 tăng mạnh và cơ cấu tài chính được cải thiện rõ nét.
Thuduc House bất ngờ báo lãi, cổ phiếu TDH tăng mạnh 5 phiên liên tục
Với mức lãi sau thuế hơn 5,6 tỷ đồng trong quý 1/2025 – trái ngược với khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái, Thuduc House (TDH) đang mang đến bất ngờ tích cực cho thị trường.
Đường Man - Doanh nghiệp từng làm nên tên tuổi đại gia Đường ‘bia’ tiếp tục thua lỗ
Công ty Cổ phần Đường Man – thành viên của Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group) – từng được biết đến là đơn vị tiên phong trong sản xuất malt bia tại Việt Nam...
Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
Hòa Phát ghi nhận quý khởi sắc đầu năm 2025 với doanh thu đạt gần 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vượt 3.300 tỷ đồng tăng 16%...
Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft (Nga) dự kiến xây nhà máy điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Thông tin này được công bố trong Tuyên bố chung trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Vietnam Airlines họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/5: Trình phương án tăng vốn, bàn thương vụ 50 máy bay thân hẹp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều 15/5 tại Hà Nội....
Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
PVCFC vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser). Với bước tiến mới này,...
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so...
Bức tranh trái chiều ngành xi măng Quý 1/2025: Bỉm Sơn, Hà Tiên thận trọng bám trụ, La Hiên bất ngờ lội ngược dòng
Trong khi các tên tuổi lớn như Bỉm Sơn (BCC), Hà Tiên (HT1) đang nỗ lực kiểm soát chi phí để thu hẹp thua lỗ, thì Xi măng La Hiên (CLH) lại gây bất ngờ...
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để PV Power phát triển bền vững
Trong bối cảnh ngành năng lượng đang chuyển dịch mạnh mẽ trước yêu cầu phát triển xanh và áp lực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Điện lực Dầu khí...
Ông Phạm Hữu Quốc giữ chức Tổng giám đốc Bamboo Capital
Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và Luật Kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM, ông Phạm Hữu Quốc được đánh giá cao bởi nền tảng kiến thức chuyên sâu và tư duy phân tích sắc bén.
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
Sáng ngày 13/5, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn đại biểu Quốc...
Bình Thuận "chốt hạ" cứ điểm sản xuất linh kiện ô tô hơn 2.000 tỷ, sẽ đón 1.000 lao động về làm việc
Với công suất dự kiến 12 triệu sản phẩm/năm, nhà máy mở ra cơ hội việc làm cho 1.000 lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế bền vững.
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%
VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
“Cởi trói” để doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần một môi trường pháp lý thuận lợi hơn là ràng...
Xem nhiều




