Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 88/2024/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.
Thông tư quy định rõ về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước (NSNN). Theo đó, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương (NSTW) và ngân sách địa phương (NSĐP) được thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
Tiếp tục thực hiện điều tiết NSTW hưởng 100% đối với: Số thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số, dịch vụ xuyên biên giới và các dịch vụ khác do nhà cung cấp nước ngoài thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế trực tiếp tại Cổng Thông tin điện tử của Tổng cục Thuế; số thu tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện; số thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định về thuế tối thiểu toàn cầu.
Nguồn thu phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ôtô (sau khi trừ chi phí tổ chức thu) nộp NSTW 100%; đồng thời, bố trí dự toán chi NSNN cho Bộ Giao thông vận tải tương ứng 65% số thu và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP tương ứng 35% số thu để thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ.
Nguồn thu xử phạt hành chính trật tự an toàn giao thông đường bộ nộp NSTW 100%; bố trí dự toán chi NSNN cho Bộ Công an tương ứng 85% số thu đã thực nộp NSNN năm 2023 và bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP tương ứng với 15% số phát sinh thực tế trên địa bàn từng địa phương năm 2023 để chi cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn.
Nguồn thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý được sử dụng cho chi đầu tư phát triển thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP.
Nguồn thu từ hoạt động xổ số kiến thiết trong dự toán NSĐP được sử dụng theo quy định tại khoản 5 Điều 4, Nghị quyết số 160/2024/QH15 ngày 13/11/2024 của Quốc hội về phân bổ NSTW năm 2025 và điểm b khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1500/QĐ-TTg ngày 30/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ về dự toán NSNN năm 2025.
Tăng số bổ sung cân đối ngân sách cho các địa phương để có thêm nguồn lực đáp ứng các nhiệm vụ chi quan trọng, phát sinh ở địa phương; bổ sung có mục tiêu để đảm bảo mặt bằng dự toán chi cân đối NSĐP năm 2025 không thấp hơn dự toán chi cân đối NSĐP năm 2023 (năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách). Các địa phương căn cứ điều kiện thực tế và khả năng cân đối, thực hiện phân bổ khoản kinh phí NSTW hỗ trợ bù mặt bằng chi cân đối NSĐP năm 2025 đảm bảo không thấp hơn năm 2023 để thực hiện các nhiệm vụ chi cân đối NSĐP (không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể).
Từ ngày 01/7/2024 được mở rộng phạm vi sử dụng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của NSTW để điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và tinh giản biên chế; sử dụng nguồn cải cách tiền lương của NSĐP để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành và tinh giản biên chế.
Các địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư các dự án kết nối vùng, kết nối quốc gia, các công trình trọng điểm quốc gia thực hiện tại địa phương theo quy định của cấp có thẩm quyền trong trường hợp địa phương có nguồn dư lớn, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi trình HĐND cùng cấp ban hành nghị quyết, có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ cam kết bảo đảm nguồn kinh phí cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành cho cả lộ trình đến năm 2030 và không đề nghị NSTW hỗ trợ.
Tổng hợp một phần thu chuyển nguồn cải cách tiền lương của NSĐP đến hết năm 2024 còn dư sang bố trí dự toán chi NSĐP năm 2025 để giảm áp lực cân đối NSTW phải bố trí bổ sung cho NSĐP thực hiện cải cách tiền lương.
Thông tư nêu rõ, việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp NSĐP thực hiện theo đúng nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đã quyết định đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách. Đối với năm 2025, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp căn cứ khả năng ngân sách quyết định số bổ sung cân đối ngân sách cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo các nhu cầu chi NSĐP. Trường hợp đặc biệt có phát sinh nguồn thu từ dự án mới đi vào hoạt động làm NSĐP tăng thu lớn, UBND cấp tỉnh trình HĐND cùng cấp quyết định theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Luật NSNN.
Đồng thời, ngân sách cấp tỉnh bổ sung cho ngân sách cấp dưới để thực hiện cải cách tiền lương theo nghị quyết của HĐND cấp tỉnh và quyết định của UBND cùng cấp.
Giao dự toán thu NSNN 2025 tối thiểu bằng mức dự toán thu Thủ tướng Chính phủ giao
Thông tư nêu rõ, các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai giao nhiệm vụ thu NSNN năm 2025 cho các đơn vị trực thuộc, chính quyền cấp dưới đảm bảo tối thiểu bằng mức dự toán thu NSNN Thủ tướng Chính phủ giao.
Việc giao dự toán thu NSNN năm 2025 cho các cơ quan, đơn vị và chính quyền cấp dưới phải trên cơ sở rà soát, phân tích, đánh giá đầy đủ các nguồn thu phát sinh và kết quả thực hiện thu ngân sách năm 2024; căn cứ các chính sách, pháp luật về thu ngân sách; dự báo mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, tình hình sản xuất - kinh doanh của người nộp thuế trên địa bàn.
Việc giao dự toán thu phí, số phí được để lại cho các Bộ, cơ quan trung ương được thực hiện như sau: Trong phạm vi số thu phí, số phí nộp NSNN, số phí để lại chi Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, cơ quan Trung ương thực hiện giao dự toán cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc. Căn cứ tiến độ thu và phạm vi dự toán chi từ nguồn thu phí được để lại, các Bộ, cơ quan Trung ương chủ động quản lý, sử dụng cho các nội dung theo quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phí và lệ phí (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 82/2023/NĐ-CP), Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn, gửi Bộ Tài chính kiểm tra cùng với phương án phân bổ ngân sách theo quy định. Trường hợp trong năm phát sinh số phí để lại chi cao hơn số đã giao dự toán đầu năm, các Bộ, cơ quan Trung ương xây dựng phương án sử dụng, có văn bản báo cáo Bộ Tài chính để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Phân bổ và giao dự toán chi đầu tư phát triển
Căn cứ tổng mức vốn và cơ cấu vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phân bổ vốn đầu tư NSNN theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 3 Quyết định số 1500/QĐ-TTg ngày 30/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện phân bổ vốn theo đúng quy định tại Điều 8 Nghị định số 99/2021/NĐ-CP ngày 11/11/2021 của Chính phủ quy định về quản lý, thanh toán, quyết toán dự án sử dụng vốn đầu tư công, gửi kết quả phân bổ vốn về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo Chính phủ và theo dõi thực hiện, đồng gửi Bộ Tài chính để kiểm tra, kiểm soát việc giải ngân theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Đối với dự toán chi đầu tư phát triển khác (ngoài phạm vi Luật Đầu tư công) đã được Quốc hội quyết định, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương căn cứ Quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền thực hiện giải ngân trong phạm vi dự toán giao, bảo đảm đúng quy định của pháp luật hiện hành, các cam kết của Chính phủ với các nhà đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ Tài chính lưu ý, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ dự toán chi đầu tư phát triển Thủ tướng Chính phủ giao, các địa phương dành nguồn tương ứng số bội thu ngân sách cấp tỉnh (nếu có) để trả nợ gốc các khoản vay của NSĐP đến hạn phải trả trong năm 2025 (trong đó ưu tiên trả hết nợ gốc các khoản vay của NSĐP đã quá hạn); phần còn lại mới phân bổ vốn cho các công trình, dự án, trong đó bố trí, cân đối đủ vốn cho các dự án, chương trình được NSTW hỗ trợ một phần để thực hiện các mục tiêu theo quy định.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 07/02/2025 và áp dụng đối với năm ngân sách 2025.
TIN LIÊN QUAN
-
IMF thúc giục Trung Quốc cải tổ nền kinh tế
-
Các nội dung bị cấm đăng tải trên MXH từ hôm nay
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 26/12: Chốt lời dần các vị thế mua đã có lợi nhuận
-
Handico và Viglacera chuẩn bị khởi công 1.104 căn hộ nhà ở xã hội
-
Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu
-
Bắt nhịp cùng đầu tư công, Tracodi kỳ vọng phát triển đột phá
-
Bộ Tài chính cấp phép xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam cho 5 công ty
Hà Nội cảnh báo thu hồi dự án nhà ở xã hội của Handico và Viglacera
UBND TP Hà Nội vừa đưa ra cảnh báovề việc thu hồi dự án nhà ở xã hội của liên danh Công ty Cổ phần Tập đoàn Viglacera (Viglacera)...
Bộ Tài chính bãi bỏ 12 Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 89/2024/TT-BTC bãi bỏ một phần, toàn bộ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành...
Đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT ngày 26/12/2024 về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thúc đẩy...
Trường hợp được cho thuê đất không qua đấu giá
Trụ sở của đơn vị bà Hà Hường (Thái Nguyên) bị thu hồi đất để tỉnh thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội theo Khoản 27 Điều 79 Luật Đất đai...
Yêu cầu thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng sai mục đích
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 47/CT-TTg, yêu cầu các cơ quan chức năng kiên quyết thu hồi đất đối với các doanh nghiệp nhà nước...
Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% năm 2025
Ngày 26/12, UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, quán triệt, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp Nhà nước.
Hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 88/2024/TT-BTC quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025.
Các nội dung bị cấm đăng tải trên MXH từ hôm nay
Hôm nay, ngày 25/12, Nghị định 147/2024/NĐ-CP, Luật An ninh mạng 2018 chính thức có hiệu lực. Theo đó, nhiều quy về việc khóa tài khoản mạng xã hội vĩnh viễn với nhiều trường hợp.
Tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu, mỡ nhờn từ 1/1/2025 đến hết ngày 31/12/2025.
Lập địa điểm kinh doanh mới có bắt buộc phải có dự án đầu tư?
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính mà...
Gần 50% cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam bị tấn công mạng trong năm 2024
Báo cáo mới công bố của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia chỉ ra rằng, có 46,15% cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát cho biết đã bị tấn công mạng...
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng; hoàn thành toàn bộ 15/15 chỉ tiêu đề ra,...
Các công ty dầu khí dự báo ảnh hưởng của ông Trump trước nguy cơ dư thừa dầu năm 2025
Hai trong số các nhà giao dịch dầu lớn nhất thế giới, Trafigura Group và Gunvor Group, dự báo thị trường sẽ dư thừa nguồn cung vào năm tới, nhưng cả hai đều đồng tình...
Bình Định: Đã có doanh nghiệp trúng đấu giá dự án Điểm số 2 (2-2), thuộc Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển hạ tầng Phú Gia đã trở thành nhà đầu tư dự án Điểm số 2 (2-2), thuộc Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến...
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức vận hành thương mại, đánh dấu mốc quan trọng trong phát triển giao thông đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất tạm hoãn xuất cảnh đối với cá nhân nợ thuế từ 50 triệu đồng trở lên
Bộ Tài chính vừa đưa ra đề xuất về ngưỡng nợ thuế áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, theo đó, các cá nhân và chủ hộ kinh doanh nợ thuế quá hạn...
Tăng cường quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy cho nhà ở, công trình
Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 6980/BXD-TTr gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng và an toàn cháy...
Nền kinh tế Việt Nam sẽ đứng thứ 33 toàn cầu, thứ 12 Châu Á năm 2025
Theo dự báo, nền kinh tế Việt Nam Việt Nam sẽ đạt quy mô 506 tỷ USD trong năm 2025, đứng thứ 33 toàn cầu và thứ 12 Châu Á.