IMF cảnh báo về kinh tế toàn cầu: “Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến”
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hôm qua (11/10) đã cảnh báo về triển vọng xấu đi của nền kinh tế toàn cầu, nhấn mạnh rằng nỗ lực kiểm soát lạm phát nóng nhất trong nhiều thập kỷ có thể làm tăng thêm thiệt hại cho nền kinh tế thế giới gây ra từ cuộc chiến ở Ukraine cũng như từ sự trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc.
IMF đã cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm tới xuống 2,7%, từ mức dự báo 2,9% trong tháng 7 và 3,8% trong tháng 1. IMF còn dự báo thêm rằng đang có xác suất 25% về khả năng tăng trưởng sẽ chậm lại thậm chí ở dưới mức 2%.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới được công bố ngày hôm qua (11/10), IMF cho biết nguy cơ tính toán sai chính sách đã tăng mạnh khi tăng trưởng vẫn còn mong manh và thị trường có dấu hiệu căng thẳng. Khoảng 1/3 nền kinh tế toàn cầu có nguy cơ suy thoái trong năm tới, trong đó cả Mỹ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc, tất cả đều tiếp tục đình trệ.

Tác động của việc thắt chặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ được cảm nhận trên khắp toàn cầu. Việc đồng đô la Mỹ (USD) mạnh lên so với các đồng tiền khác ở các thị trường mới nổi và đang phát triển làm gia tăng thêm áp lực lạm phát và nợ.
Nếu không tính đến sự chậm lại chưa từng có của nền kinh tế thế giới vào năm 2020 do đại dịch Covid-19 thì hoạt động kinh tế của năm tới sẽ là yếu nhất kể từ năm 2009, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
“Điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến và đối với nhiều người, năm 2023 sẽ giống như một cuộc suy thoái”, nhà kinh tế trưởng của IMF - ông Pierre-Olivier Gourinchas đã viết như vậy trong lời tựa cho báo cáo. "Khi các đám mây bão tụ lại, các nhà hoạch định chính sách cần phải kiểm soát tốt được tình hình."
Cảnh báo trên được IMF đưa ra khi các giám đốc tài chính và ngân hàng trung ương tập trung tại thủ đô Washington của Mỹ để tham dự các cuộc họp thường niên của quỹ. Phát biểu tại lễ khai mạc hôm 10/10, Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva cảnh báo rằng chi phí đi vay cao hơn ở Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới, đang “bắt đầu gây ảnh hưởng xấu”, trong khi Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cảnh báo đang có “nguy cơ thực sự” về suy thoái toàn cầu.
IMF thực sự đã nhìn thấy nguy cơ lớn hơn gây ra từ việc các ngân hàng trung ương đã hành động quá ít thay vì quá mức trong bối cảnh đang có áp lực giá liên tục. Chỉ cần một sai lầm có thể sẽ khiến các ngân hàng mất uy tín và chỉ làm tăng cái giá phải trả để đưa giá về tầm kiểm soát.
Theo dự báo của IMF, lạm phát sẽ đạt đỉnh vào cuối năm nay với tỷ lệ hàng năm là 8,8% và sẽ tiếp tục tăng cao hơn dự kiến trước đó, chỉ chậm lại ở mức 6,5% vào năm tới và 4,1% vào năm 2024.
Trong năm nay, IMF dự báo mức tăng trưởng của thế giới là 3,2%, không thay đổi so với tháng 7 nhưng giảm hơn 1/4 so với mức 4,4% được dự đoán vào tháng 1, trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, làm gián đoạn dòng chảy lương thực và nhiên liệu cũng như làm trầm trọng hơn lạm phát trên toàn cầu.
Theo IMF, nền kinh tế khu vực đồng euro sẽ chỉ tăng trưởng 0,5% vào năm 2023 và khối này có triển vọng giảm mạnh nhất trong số các khu vực toàn cầu. Đức, Ý và Nga đều sẽ chứng kiến nền kinh tế của họ bị thu hẹp lại.
IMF nhận định, mặc dù cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu do Nga cắt giảm cung cấp khí đốt tự nhiên sẽ thách thức châu lục này vào mùa đông năm nay, nhưng mùa đông tới có thể sẽ còn khó khăn hơn nữa.
Khi các quốc gia đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng khiến giá cả tăng cao, nhà kinh tế trưởng của IMF - ông Pierre-Olivier Gourinchas kêu gọi các quốc gia không thực hiện chính sách tài khóa đi ngược lại với những gì các ngân hàng trung ương đang cố gắng thực hiện.
“Nếu bạn cố gắng làm điều này, nó giống như bạn đang cố gắng lái một chiếc ô tô với hai tài xế,” ông Gourinchas nói trong một cuộc phỏng vấn trên Bloomberg Television. “Điều đó sẽ không hiệu quả,” ông Gourinchas cho hay đồng thời nói thêm rằng: “Bạn muốn đảm bảo rằng bạn không gây ra sự lo lắng trên thị trường và rằng bạn có một kế hoạch tài chính không làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát.”
TIN LIÊN QUAN
-
FED liệu có đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái?
-
Tăng trưởng kinh tế 9 tháng 2022 cao nhất trong 12 năm qua
-
Các nền kinh tế hàng đầu đang trượt dần vào suy thoái
-
Tăng lãi suất liều lĩnh, Mỹ đang gây ra cơn địa chấn kinh tế thế giới
-
Khu vực đồng Euro đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
Trung Quốc hôm thứ Sáu (4/4) cho biết sẽ áp thuế đáp trả 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Hoa Kỳ kể từ ngày 10/4/2025.
Chính phủ đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế để đàm phán
Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế đối ứng đối với hàng hóa Việt Nam từ 1-3 tháng để đàm phán, với tinh thần đảm bảo công bằng...
Quý I/2025: Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 9,4% so với cùng kỳ
Thông tin này được Bộ Công Thương chia sẻ tại họp báo thường kỳ quý I/2025, diễn ra chiều 4/4 ở Hà Nội.
Thuế quan mới của ông Trump phủ bóng lên các nền kinh tế châu Á
Cuộc chiến thương mại leo thang dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thách thức các nền kinh tế châu Á, dù lớn hay nhỏ, giữa kỳ vọng khu vực này tiếp tục dẫn...
Bộ Tài chính: Phần lớn hàng hóa Mỹ xuất sang Việt Nam chịu thuế 15% hoặc thấp hơn
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết, phần lớn mặt hàng Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam chỉ chịu mức thuế suất dưới 15%, thấp hơn nhiều mức 90% mà Chính phủ Mỹ đưa ra.
5 khuyến nghị của Bộ Công Thương với doanh nghiệp khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%
Ngay sau khi Hoa Kỳ công bố áp thuế lên tới 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương đã đưa ra các chương trình hành động, khuyến nghị giúp...
Giám đốc AmCham: "Người dân Mỹ nhận được hàng hóa chất lượng cao, giá thấp từ Việt Nam"
Bình luận về mức thuế 46% mà chính quyền Mỹ áp lên hàng Việt từ ngày 9/4, ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành AmCham Hà Nội, cho rằng, Việt Nam là một trong...
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Xem nhiều




