Khi dân số Việt Nam vượt mốc 100 triệu người
Theo công bố của Cục Dân số, dân số Việt Nam vừa vượt mốc 100 triệu dân. Con số này đến sớm hơn hai năm so với dự báo hồi năm 2017 của Viện Chính sách công và quản lý.
![]() |
Con số này khiến người dân ta vừa mừng lại vừa lo.
Mừng vì, đây là nguồn lực quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Theo những người lạc quan, 100 triệu người dân Việt Nam tượng trưng cho “100 triệu hi vọng, 100 triệu giấc mơ và 100 triệu giải pháp”.
Lao động bao giờ cũng đi đôi với thị trường. Cùng với nguồn nhân lực dồi dào, nước ta còn có một thị trường nội địa lớn, có khả năng tiêu thụ nhiều sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Nguồn động lực lớn để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài trông đợi ở con người Việt Nam cần cù, thông minh và sáng tạo.
Cơ hội “dân số vàng” đã được nhiều quốc gia phát huy có hiệu quả. Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Nhật Bản hay Hàn Quốc, Singapore đã cho thấy điều đó. Trung Quốc bước vào thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” từ năm 1990 với quy mô GDP ở mức 360,9 tỷ USD, đứng ở vị trí 11 trên thế giới. Sau hơn 30 năm, vào năm 2021, quy mô GDP của Trung Quốc đã lên tới gần 18 nghìn tỷ USD, tăng 49 lần, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Đấy là mừng, còn nỗi lo? Có mấy nỗi lo: Lo già hóa dân số; lo sức khỏe người cao tuổi không tốt; lo chênh lệch giới tính...
Người già là vốn quý, như trầm trong lõi gỗ, như “gừng càng già càng cay”. Ở nước ta số cụ sống thọ ngày càng nhiều. Trong số đó có cụ bà Trịnh Thị Khơng, 119 tuổi, được xác nhận là người cao tuổi nhất Việt Nam hiện nay. Cụ sống tại TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Thế nhưng bây giờ đến các bệnh viện, trại dưỡng lão, thường gặp các cụ có tuổi thượng thọ, đại thọ, tiếc rằng sức khỏe hạn chế. Không chỉ chân chậm, mắt mờ, tai nghễnh ngãng, hầu hết các cụ mắc từ ba đến bốn bệnh nền. Theo số liệu của Bộ Y tế, các cụ ông thường có tám năm phải sống chung bệnh tật, và cụ bà là 11 năm.
Vì sao người Việt có tuổi thọ cao nhưng sức khỏe yếu? Theo các chuyên gia y tế có ba yếu tố chủ yếu dẫn đến số năm sống với bệnh tật của người dân còn ở mức cao. Đó là chế độ dinh dưỡng không bảo đảm và không hợp lý, vì thế mà hạn chế phát triển thể lực, tầm vóc con người, đồng thời gia tăng bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng.
Đó là sự gia tăng nhanh chóng gánh nặng bệnh không lây nhiễm, rất ít được chú ý. Cuối cùng là sự gia tăng các yếu tố nguy cơ về môi trường.
Tình trạng già hóa dân số cũng là vấn đề đáng báo động. Trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm, năng suất lao động không cao thì gánh nặng của tình trạng già hóa dân số sẽ tác động tới các chương trình an sinh xã hội. Ta thường nói “cái khó bó cái khôn” là vì thế. Muốn tăng trợ cấp ưu đãi, muốn chăm sóc y tế, khuyến khích người cao tuổi nhưng nguồn lực eo hẹp, thật là khó đủ bề. Khi đã thấy cái khó đang bước chân vào cửa thì cũng là lúc chúng ta phải suy nghĩ thấu đáo về những kế hoạch, giải pháp dài hơi để chủ động ứng phó. Nếu nói một cách bài bản là, “đầu tư cho công tác dân số là đầu tư cho phát triển bền vững”.
Bây giờ xin nói đến nỗi lo về chênh lệch mức sinh giữa các vùng còn quá lớn. Tỉ số chênh lệch giới tính khi sinh khá cao và đã kéo dài trong khoảng một thập niên trở lại đây. Mặc dù tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở nước ta xuất hiện muộn hơn so với nhiều nước trên thế giới nhưng lại tăng nhanh và lan rộng. Tình hình nghiêm trọng hơn xảy ra ở khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc, trong đó một số tỉnh có tỉ số chênh lệch cao là: Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nội... Trung bình là khoảng 105 đến 112 bé trai/100 bé gái. Tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn chậm khắc phục.
Vì chất lượng dân số, cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, các nội dung và giải pháp thực hiện công tác dân số ở các địa phương. Hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động can thiệp lựa chọn giới tính thai nhi để hạn chế tối đa chênh lệch giới tính khi sinh. Nhớ lời người xưa: “Trai mà chi, gái mà chi/Sinh con có nghĩa có nghì là hơn”.
Con số 100 triệu dân thật là ý nghĩa. Từ mốc vàng này chúng ta cùng hi vọng và hướng đến một tương lai xán lạn, dẫu còn nhiều gian khó. Hi vọng và phấn đấu vun bồi nguồn nhân lực chất lượng cao là bảo đảm vững chắc cho công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
-
FED sẽ hạ lãi suất mà không cần lạm phát về mốc mục tiêu 2%
-
Cổ phiếu tăng mạnh, Điện Gia Lai làm ăn ra sao?
-
Phát triển và dành quỹ đất cho đầu tư nhà ở xã hội
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm nhẹ 342 đồng/lít
-
Xây dựng Hòa Bình hoàn thành hoán đổi nợ cho 99 chủ nợ
-
Nợ vay khủng, Xây dựng Hòa Bình liên tục thoái vốn khỏi các đơn vị thành viên
-
Công ty con về năng lượng tái tạo của Xây dựng Hòa Bình đang kinh doanh ra sao?
TIN LIÊN QUAN
-
Hà Nội quy định chỉ tiêu dân số theo diện tích nhà ở chung cư
-
Hà Nội: Ban hành quy định chỉ tiêu dân số với nhà chung cư
-
Vì sao tỷ lệ phát hành thẻ tín dụng nội địa còn "khiêm tốn"?
-
Làm gì để cá tra thâm nhập sâu hơn vào thị trường EU?
-
Quy định về cho thuê tài chính của công ty tài chính tổng hợp
-
Điểm tin Ngân hàng ngày 12/7: Dư nợ tín dụng tại TP HCM tăng vọt trong tháng 6
-
Điểm tin Xây dựng - bất động sản ngày 12/7: Hà Nội cấm tuyệt đối mua bán đất ở, lưu trú trong cụm công nghiệp
-
Nhận định phiên giao dịch ngày 12/7: Thận trọng trong việc giải ngân
Chuyên gia nêu giải pháp khi bị Mỹ áp thuế cao
Trao đổi với PetroTimes, PGS.TS Nguyễn Thường Lạng cho rằng, Chính phủ cần tập trung tìm ra một giải pháp thương lượng tốt nhất, tránh để tình trạng leo thang chiến tranh thương mại,...
Dự kiến từ 1/7, chính quyền địa phương chuyển sang mô hình 2 cấp
Bộ Nội vụ đề xuất chính quyền cấp huyện sẽ chấm dứt thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và dừng hoạt động kể từ ngày 1/7/2025.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam, nhóm hàng hóa nào bị ảnh hưởng?
Việc Mỹ áp dụng thuế đối ứng 46% đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành mũi nhọn như điện tử, dệt may...
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh áp thuế với hàng chục nền kinh tế
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế nhập khẩu với hàng chục nền kinh tế, trong đó Việt Nam chịu mức 46%.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2025
Từ tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; Quy...
Bảo hiểm xã hội đối với người nghỉ hưu sớm
Thay vì nghỉ hưu sớm bị trừ phần trăm lương hưu, tới đây, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP sẽ vừa được hưởng lương hưu,...
"Mâm cơm tri ân ngày Giỗ Tổ": Nét đẹp văn hóa của phụ nữ Phú Thọ
Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm giáo dục đạo lý truyền thống tri ân công đức tổ tiên, gắn kết các thế hệ con cháu về cùng một cội nguồn, sống hòa hợp. Xuất phát...
Hơn 300 nghệ sĩ tham gia khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025
Từ ngày 28/3, tại Phú Thọ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa chào mừng ngày Giỗ Tổ mùng 10/3 Âm lịch. Trong đó có Hội sách Đất Tổ, giải Bóng chuyền Cup Hùng Vương...
Tour nước ngoài hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày, giá tour trong nước và nước ngoài không chênh nhau nhiều, đó là những lý do khiến du lịch quốc tế trở thành...
Đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về thị trường carbon
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất bổ sung 9 thủ tục hành chính mới về phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính, tổ chức và vận hành thị trường carbon.
100% thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 và 2026 (Chương trình).
Bổ sung quy định thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, xổ số, casino
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
[Chùm ảnh] Toàn cảnh nơi được chọn đặt 18 khẩu pháo phục vụ Đại lễ 30/4
Công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TP HCM) đang được cải tạo một số vị trí để đặt 18 khẩu pháo phục vụ lễ 30/4.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao...
Thông tư số 18/2025 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong chuỗi cung ứng
Theo PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, cơ chế điều hành xăng dầu mới, có thể làm mềm hóa thị trường, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong chuỗi cung ứng, dự trữ, và điều hành giá...
Thị trường lao động đầu năm 2025: Nhu cầu tuyển dụng tăng 19% so với năm trước
Nhằm mang đến bức tranh tổng quan về thị trường lao động 2 tháng đầu năm 2025, Vieclam24 cho ra mắt "Tóm lược thị trường lao động Việt Nam đầu năm 2025" từ khảo sát...
VPI dự báo giá xăng đảo chiều tăng nhẹ trong kỳ điều hành ngày 20/3
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 20/3/2025, giá xăng có khả năng đảo chiều...
Bộ Công Thương điều hành giá xăng dầu như thế nào từ ngày 2/5?
Bắt đầu từ ngày 2/5, Bộ Công Thương sẽ chính thức công bố giá cơ sở và giá bán xăng dầu, thay vì duy trì cơ chế điều hành giá xăng dầu thông qua tổ...
2 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước tăng gần 26%
Mức thu này tăng 25,7% so cùng kỳ năm 2024, trong khi đó, lũy kế chi 2 tháng ước 293,8 nghìn tỷ đồng, tăng 13,2%.
Xem nhiều




