Lợi nhuận LPBank 9 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nợ xấu và lãi dự thu đều tăng
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, lãi trước thuế quý III/2023 tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank - Mã: LPB) tăng nhẹ 1%, tính chung 9 tháng đầu năm lãi sụt giảm 24% còn gần 3.687 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ xấu tăng gấp 2,1 lần so với đầu năm, hơn 7.000 tỷ đồng cùng lãi dự thu leo thang.
LPBank nặng gánh trả lãi huy động
Để cạnh tranh thu hút tiền gửi kỳ hạn dài, từ năm 2022 đến khoảng tháng 5/2023, các ngân hàng liên tục đẩy lãi suất huy động kỳ hạn dài lên cao thông qua công cụ tiền gửi thông thường hoặc phát hành sản phẩm chứng chỉ tiền gửi dài hạn. Lãi suất tăng đồng nghĩa với chi phí của ngân hàng tăng, làm tăng chi phí các sản phẩm dịch vụ bán ra cho khách hàng, dẫn đến doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng bị bào mòn.
Tại báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023 của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LPBank - Mã: LPB) ghi nhận chi phí trả lãi tiền gửi tăng cao chính là yếu tố quan trọng khiến lợi nhuận ngân hàng bị 'ăn mòn'.
Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2023, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự tại LPBank tăng tới 68% so với cùng kỳ 2022, lên mức 15.793 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 6.400 tỷ đồng. Trong đó, chỉ tính riêng chi phí trả lãi tiền gửi cũng tăng mạnh 77% so với cùng kỳ, lên mức 12.596 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 5.400 tỷ đồng. Ngoài ra, trả lãi phát hành giấy tờ có giá cũng tăng tới 49% lên hơn 2.148 tỷ đồng.
>>> Lợi nhuận tại ngân hàng MSB khả quan, chất lượng tín dụng hiện ra sao?

Lãi suất tiền gửi tăng nhanh, gánh nặng trả lãi cho người gửi tiền lớn, trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay tăng chậm là nguyên nhân khiến hoạt động kinh doanh cốt lõi (cho vay) sụt giảm. Trong 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập từ lãi của LPBank chỉ tăng 28% trong khi chi phí lãi tăng tới 68% khiến thu nhập lãi thuần giảm 14%, chỉ mang về hơn 7.857 tỷ đồng. Tính riêng quý III/2023, thu nhập lãi thuần giảm 18% đạt gần 2.633 tỷ đồng.
Ngoài ra, các nguồn thu khác tại LPBank trong 9 tháng đầu năm 2023 cũng không mấy lạc quan.
Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 18% thu về hơn 639 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động khác giảm nhẹ xuống còn 211 tỷ đồng; hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư bị lỗ gần 4,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ có lãi hơn 342,7 tỷ đồng.
Ngược lại, lãi từ kinh doanh ngoại hối ghi nhận lợi nhuận tăng đột biến, cao gấp 14,6 lần so với cùng kỳ, mang về 369 tỷ đồng và lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh hơn 30 tỷ đồng (cùng kỳ 2022 không ghi nhận khoản lãi này).
Thêm vào đó, chi phí hoạt động tăng 10% ghi nhận hơn 4.165 tỷ đồng chủ yếu là chi phí cho nhân viên, chi cho hoạt động quản lý công vụ.
Trong 9 tháng, LPBank trích hơn 1.282 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 31% so với cùng kỳ. Tuy vậy, LPBank chỉ thu được gần 3.687 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm tới 24% so với cùng kỳ; lãi sau thuế tại LPBank cũng giảm tới 23%, chỉ thu về hơn 2.944 tỷ đồng.
Tính riêng quý III/2023, lợi nhuận trước và sau thuế tại LPBank tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ, lần lượt đạt gần 1.241 tỷ đồng và gần 993 tỷ đồng.
>>> 9 tháng đầu năm 2023, Vietcombank giữ vững ngôi vị "quán quân" lợi nhuận ngành ngân hàng

Giải thích về việc lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ, LPBank cho biết, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, do đó đã tác động đến hoạt động kinh doanh của nhiều cá nhân và doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh tế trong đó có ngành ngân hàng.
Bên cạnh đó, thực hiện theo chủ trương của NHNN, LienVietPostBank triển khai các chính sách, gói hỗ trợ lãi suất cho vay và giảm phí, lệ phí cho khách hàng cũng làm suy giảm lợi nhuận.
Nợ xấu gia tăng, lãi dự thu bắt đầu hiển hiện
Tính đến cuối quý III/2023, tổng tài sản tại LPBank tăng 12% so với đầu năm, đạt hơn 365.450 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 23% còn 2.287 tỷ đồng; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm 23%, còn 7.933 tỷ đồng; tiền gửi và cho vay các TCTD khác tăng 9% đạt hơn 35.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng tăng 12% đạt 263.621 tỷ đồng.
Về phía nguồn vốn, tiền gửi khách hàng tăng nhẹ 6% so với đầu năm, ghi nhận hơn 228.401 tỷ đồng; Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá hơn 46.134 tỷ đồng, tăng 32% so với đầu năm; tiền gửi và vay các TCTD khác tăng 26% ghi nhận hơn 49.917 tỷ đồng.
>>> Năm 2023, LPBank mạnh tay huy động thành công hơn 15.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Điểm tối trong bức tranh tài chính tại nhà băng này chính là chất lượng tín dụng. Tổng nợ xấu tại LPBank tính đến cuối quý III/2023 tăng gấp 2,14 lần so với đầu năm, lên mức 7.367 tỷ đồng. Trong đó nợ dưới tiêu chuẩn tăng 48% lên mức 1.584 tỷ đồng; nợ nghi ngờ cao gấp 2,83 lần lên mức 2.850 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn cũng cao gấp 2,16 lần lên mức 2.933 tỷ đồng. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 1,46% đầu năm lên 2.79%.
Đáng nói, tính đến cuối quý III/2023, lãi và phí phải thu (lãi dự thu) của LPBank tăng tới 37% so với đầu năm, tăng từ 4.149 tỷ đồng lên 5.670 tỷ đồng. Các khoản phải thu cao gấp 4,59 lần so với đầu năm, tăng từ 2.186 tỷ đồng lên hơn 10.053 tỷ đồng.
Khi cả lãi dự thu và nợ xấu đồng loạt tăng cho thấy chất lượng tín dụng của LPBank bắt đầu đi xuống.
Nợ xấu tăng cao, ngân hàng "đợi" luật
Nếu cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống là 2%, thì đến cuối tháng 7/2023, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã tăng lên 3,56%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa xử lý và nợ tiềm ẩn của hệ thống đã lên tới 6,16%.
Trong báo cáo vừa gửi tới Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự báo, thời gian tới, nợ xấu có thể còn gia tăng do tình hình sản xuất - kinh doanh nhiều bất lợi ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng, gây áp lực trong việc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, cũng như tiến độ xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ xấu.
Trong khi đó, công tác xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo đó, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, hộ gia đình yếu đi trong khi khuôn khổ pháp lý liên quan đến cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu chưa được hoàn thiện. Còn thiếu các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia xử lý tài sản bảo đảm và mua bán nợ xấu.
Thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, thanh khoản thấp, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản bảo đảm là bất động sản. Thị trường mua, bán nợ còn nhiều hạn chế; ý thức trả nợ của một bộ phận khách hàng vẫn thấp khiến quá trình thu hồi, xử lý nợ xấu kéo dài, kém hiệu quả…
Nhằm đối phó với tình trạng nợ xấu gia tăng, mới đây nhất, NHNN có công văn gửi tới các tổ chức tín dụng yêu cầu kiểm soát hoạt động cấp tín dụng, chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh các biện pháp cần thiết nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa, hạn chế tối đa phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu, nỗ lực thu hồi, xử lý nợ xấu, trong đó chú trọng việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản.
NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định; chủ động rà soát, phát hiện các trường hợp phân loại nợ, trích lập dự phòng chưa đúng quy định để chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo việc phân loại nợ, trích lập dự phòng phản ánh đúng chất lượng nợ. Thực hiện dự thu lãi, thoái các khoản lãi dự thu phải thoái nhưng chưa thoái theo đúng quy định; đồng thời rà soát các chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
TIN LIÊN QUAN
-
Kiên quyết thay thế nhà thầu yếu kém tại dự án Sân bay Long Thành
-
Tin bất động sản ngày 24/10: Kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
-
Đồng rúp tăng giá so với đồng đô la
-
Triệu hồi Ford Explorer do lỗi ắc quy
-
Giá vàng thế giới giảm, SJC tiến gần mốc 71 triệu đồng/lượng
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát trong các tháng cuối năm 2023
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: Vietcombank ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực
Tuần qua, nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động...
Điểm tin ngân hàng ngày 5/7: Lợi nhuận ngân hàng quý II khởi sắc
Lợi nhuận ngân hàng quý II khởi sắc; Nhiều ngân hàng tăng tốc triển khai giải pháp ngăn lừa đảo; Một ngân hàng sắp thưởng cổ phiếu cho hơn 1.400 nhân viên… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.
Để ngoại tệ không còn là trở ngại cho mỗi chuyến xuất ngoại
Với mạng lưới chi nhánh rộng khắp, chính sách tỷ giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại, BIDV mang đến giải pháp giao dịch ngoại tệ hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân cũng như doanh nghiệp.
Nam A Bank huy động vốn từ trái phiếu, trả lãi suất cao nhất 7%
Nam A Bank vừa huy động thành công hai lô trái phiếu NAB12501 và NAB12502 với tổng giá trị phát hành hơn 700 tỷ đồng.
Giá vàng vượt 121 triệu đồng sau động thái mới từ Tổng thống Mỹ
Sau cuộc điện đàm giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Donald Trump, cho thấy tín hiệu tích cực về thuế quan cho Việt Nam, giá vàng trong nước nhanh chóng tăng mạnh vào phiên chiều nay.
Đưa hơn 500 triệu cổ phiếu VAB niêm yết trên sàn HOSE, VietABank lại chuẩn bị tăng vốn lên hơn 8.000 tỷ đồng
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) sắp chuyển niêm yết sang HOSE và đẩy nhanh tăng vốn điều lệ lên hơn 8.000 tỷ đồng.
37 năm đồng hành - bùng nổ ưu đãi cùng VietinBank
Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) triển khai chương trình khuyến mại lớn mang tên “37 năm đồng hành – Bùng nổ ưu đãi”...
Sacombank khởi động mùa hè rực rỡ với hàng loạt chương trình khuyến mại hấp dẫn
Nhằm chào đón một mùa hè sôi động và tiếp thêm năng lượng tích cực cho khách hàng trong hành trình tài chính, Sacombank triển khai chuỗi chương trình khuyến mại...
Điểm tin ngân hàng ngày 3/7: Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của NHNN
Tín dụng năm 2025 có thể tăng 16,8%, vượt mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước; Giảm lãi suất vay mua nhà xã hội cho người dưới 35 tuổi;...
Điểm tin ngân hàng ngày 1/7: Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng
Nhiều ngân hàng cơ cấu lại nhân sự cấp cao; Lãi suất ngân hàng có tín hiệu điều chỉnh tăng; Ngân hàng ngoại “hụt hơi” trên đường đua tăng trưởng…
Ngân hàng NCB liên tục tăng vốn nghìn tỷ đồng, mục tiêu tổng tài sản hơn 135.000 tỷ
Liên tục tăng vốn điều lệ lên gấp gần 3 lần chỉ trong vòng 3 năm, Ngân hàng NCB hướng tới sự phát triển bền vững, mở rộng quy mô hoạt động,...
Ngày đầu tháng 7, giá vàng tăng gần 1 triệu đồng
Mở đầu tháng 7, giá vàng tăng mạnh 800.000 đồng/lượng, vượt 120 triệu đồng.
ACB vừa phát hành thành công 10.000 tỷ đồng từ hai lô trái phiếu
Chỉ trong hai ngày cuối tháng 6, ACB đã phát hành thành công hai lô trái phiếu trị giá 10.000 tỷ đồng, cho thấy động thái đẩy mạnh huy động vốn của ngân hàng.
Cơ hội trúng iPhone 16 Pro max & vàng 999.9 khi chuyển tiền quốc tế tại SHB
Với mong muốn giúp khách hàng cá nhân trải nghiệm dịch vụ chuyển tiền quốc tế nhanh chóng, an toàn, đồng thời đón tài lộc vàng, từ ngày 01/07 đến 30/09/2025, Ngân hàng Sài Gòn...
Sacombank 4 năm liền dẫn đầu lĩnh vực ngoại hối và thị trường vốn
Sacombank tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực ngân hàng khi lần thứ 4 liên tiếp được Tạp chí tài chính quốc tế The Asset bình chọn là “Ngân hàng có...
Điểm tin ngân hàng ngày 30/6: Nhiều ngân hàng chuẩn bị trả cổ tức, thưởng cổ phiếu cho cổ đông
Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Thị trường trái phiếu phục hồi mạnh trong tháng 5; Vietcombank công bố kết quả kinh doanh tích cực 6 tháng đầu năm; Tín dụng...
Phó Tổng Giám đốc VietinBank: Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp
Bà Nguyễn Bảo Thanh Vân, Phó Tổng Giám đốc VietinBank nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, Nghị quyết 68 là cầu nối quan trọng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ...
Tin tức ngân hàng nổi bật tuần qua: MB ra mắt giải pháp chi lương siêu tốc
Nhiều ngân hàng đã có những động thái quan trọng nhằm mở rộng dịch vụ và thu hút khách hàng với hàng loạt diễn biến đáng chú ý liên quan đến hoạt động kinh doanh...
Điểm tin ngân hàng ngày 28/6: VietABank sắp niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE
VPBank tài trợ 75 triệu USD cho Amata City Hạ Long; Người dân gửi hơn 400.000 tỷ đồng vào ngân hàng chỉ trong 3 tháng đầu năm; Tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu tăng...
Xem nhiều




