"Tổng thầu" Coteccons gia nhập lĩnh vực bất động sản với dự án đầu tay 2.000 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) "lấn sân" phát triển dự án bất động sản với khu căn hộ hơn 2.000 tỷ đồng với Tập đoàn Lê Phong. Thế nhưng "sức khỏe" tại hai doanh nghiệp lại có nhiều điểm đáng chú ý.
Theo chân Ricons, Phục Hưng Holdings,… “tổng thầu" Coteccons làm dự án bất động sản
CTCP Xây dựng Coteccons (CTD) vừa xác nhận hợp tác đầu tư và phát triển dự án The Emerald 68 - Dự ăn căn hộ tọa lạc tại mặt tiền Đại lộ Bình Dương, phường Vĩnh Phú, TP. Thuận An (Bình Dương) với CTCP Tập đoàn Lê Phong (Tập đoàn Lê Phong).
Đây là dự án đầu tiên của Coteccons trong vai trò nhà phát triển, có tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, thuộc phân khúc trung cao cấp, nằm trên khu đất có diện tích gần 8.000 m2, cách TP HCM khoảng 1 km, sát địa phận TP Thủ Đức.

Tòa căn hộ gồm một khối với hai block, cao 39 tầng nổi với gần 800 căn hộ 1-3 phòng ngủ. Theo chủ đầu tư, The Emerald 68 đã hoàn thiện giấy chấp thuận chủ trương đầu tư, quy hoạch 1/500 và giấy phép xây dựng. Coteccons và Lê Phong cam kết sẽ hoàn thành dự án Emerald 68 và bàn giao đúng tiến độ trong năm 2026.
Nhà phát triển dự án hay đơn vị phát triển dự án là một doanh nghiệp ký kết hợp đồng hợp tác với chủ đầu tư để cùng nhau triển khai một dự án nào đó. Nhà phát triển dự án có trách nhiệm thay mặt chủ đầu tư giải quyết nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, huy động vốn, quản lý tài chính, thi công, giám sát xây dựng, phân phối bán hàng cũng như triển khai các hoạt động truyền thông cho dự án.
Nhà phát triển dự án có trách nhiệm, vai trò như chủ đầu tư nhưng họ lại không phải chủ đầu tư. Khi có các vấn đề, tranh chấp xảy ra thì chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm giải quyết với khách hàng.
>>> Doanh nghiệp xây dựng rủi ro nợ xấu từ các 'khoản phải thu' lên tới hàng nghìn tỷ đồng

Trước Coteccons, một số doanh nghiệp trong ngành cũng định hướng sẽ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản như Ricons, Newtecons.
Gần đây nhất, vào tháng 2/2023 FECON (HoSE: FCN) cũng thông báo chính thức trở thành chủ đầu tư của Dự án Khu đô thị Nam Thái (phần diện tích 24,68ha) tại Thái Nguyên. Dự án có tổng mức đầu tư là 2.250 tỷ đồng. Trước đó, tháng 12/2022, Công ty cổ phần FECON Hiệp Hòa (thuộc Tập đoàn FECON) trở thành chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án Cụm Khu công nghiệp Danh Thắng – Đoan Bái tại Bắc Giang với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
Phục Hưng Holdings cũng là một trong những tổng thầu xây dựng lấn sân sang "sân chơi" bất động sản từ vài năm trước đây. Đơn cử như dự án Florence (28 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình) do Phục Hưng làm chủ đầu tư và tổng thầu thi công; Dự án tòa nhà hỗn hợp The Light (Hà Nội) hay dự án Khu TMDV Nhà ở Hoàn Cầu,...
Hay Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) cũng là một ông lớn xây dựng lấn sân sang lĩnh vực bất động sản từ nhiều năm nay. Có thời điểm Hòa Bình phải thoái toàn bộ vốn ở 5 dự án bất động sản để thu lại lợi nhuận, bổ sung vốn cho chiến lược mở rộng hoạt động xây dựng ra thị trường nước ngoài.
Có thể thấy, việc lấn sân sang bất động sản đang là xu hướng của nhiều nhà thầu xây dựng. Nguyên nhân, một phần được cho là thị phần ngành xây dựng đang dần bị co lại.
Ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HBC từng thừa nhận ngành xây dựng đang trong giai đoạn rất khó khăn, cạnh tranh khốc liệt về giá, thậm chí tình trạng làm dưới giá vốn đang trở nên phổ biến. Vì vậy, Hòa Bình ưu tiên chiến lược phát triển thị trường nước ngoài.
Khó khăn buộc các nhà thầu phải chuyển hướng sang nước ngoài hoặc tìm cách mở rộng sang lĩnh vực khác, trong đó có bất động sản. Tuy nhiên, những diễn biến từ thực tế cho thấy cạnh tranh là rất khốc liệt. Ngay cả những nhà thầu hàng đầu cũng thừa nhận khó khăn này.
“Sức khỏe” của Coteccons và Lê Phong hiện ra sao?
Tập đoàn Lê Phong thành lập tháng 10/2020, có trụ sở chính tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương là thành viên thuộc hệ sinh thái Lê Phong Group của doanh nhân Bùi Ngươn Phong (SN 1972).
Tập đoàn Lê Phong dù khá kín tiếng nhưng đã triển khai nhiều dự án nhà phố thương mại, khu đô thị và căn hộ cao cấp, có thể kể như dự án The Emerald Golf View, dự án Thiên An Origin Thuận An, dự án nhà phố Rich Town An Phú. Ngoài ra, trong phân khúc nhà ở xã hội, hệ sinh thái Lê Phong Group cũng là đơn vị phát triển Dự án nhà ở xã hội Tân Đông Hiệp, Bình Dương.
Lê Phong được biết đến với câu chuyện bán nhà ở xã hội giá cao bằng nhà ở thương mại tại tỉnh Bình Dương. Kết thúc năm 2022, tập đoàn này đang đối diện với nhiều khó khăn như doanh thu sụt giảm, hàng tồn kho tăng mạnh và nợ vay tài chính leo thang.

Theo báo Lao Động đưa tin, thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản Tập đoàn Lê Phong khoảng 561 tỷ đồng, tăng thêm 120 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Đáng nói, doanh nghiệp ghi nhận khoảng 546 tỷ đồng các khoản phải thu ngắn hạn, chiếm tới khoảng 97% tổng tài sản. Điều này đồng nghĩa với khoảng 97% tài sản Tập đoàn Lê Phong đang nằm ngoài công ty.
Tính đến cuối năm 2022, nợ phải trả Tập đoàn Lê Phong còn 192 tỷ đồng, tăng thêm 122 tỷ đồng so với đầu năm. Hai năm gần nhất, doanh nghiệp này đều không ghi nhận doanh thu, đồng thời báo lỗ sau thuế mỗi năm vài chục triệu đồng.
Về phía CTCP Xây dựng Coteccons (Mã: CTD) được biết là tổng thầu trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tình hình kinh doanh của Coteccons liên tục trượt dài trong vài năm trở lại đây. Từ mức lợi nhuận nghìn tỷ giai đoạn 2016 -2018 bỗng sụt giảm còn vài trăm tỷ đồng giai đoạn 2019 -2020 và đến năm 2021-2022 lợi nhuận chỉ còn vỏn vẹn vài chục tỷ đồng.
Đến 6 tháng đầu năm 2023, Coteccons lãi sau thuế hơn 52 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2022 chỉ lãi vỏn vẹn hơn 5 tỷ đồng.
>>> Vừa trúng gói thầu nghìn tỷ, Phục Hưng Holdings hé lộ bức tranh tài chính kém sáng

Đáng chú ý, từ một doanh nghiệp nói không với vay nợ tài chính thì thời gian gần đây Coteccons bắt đầu vay nợ từ ngân hàng và qua kênh trái phiếu.
Tính đến 30/6/2023, nợ phải trả hơn 13.103 tỷ đồng, tăng 22% so đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 697 tỷ đồng; khoản vay tài chính dài hạn gần 498 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản nợ đối với CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons (Ricons) trong kỳ báo cáo này không được Coteccons nhắc tới.
Ngày 17/10 tới đây, công ty sẽ tổ chức ĐHĐCĐ để thông qua kế hoạch kinh doanh năm tài chính 2023-2024 (bắt đầu từ ngày 1/1/2023 và kết thúc vào 30/06/2024) với 17.793 tỷ đồng và 274 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất, gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.
TIN LIÊN QUAN
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
‘Đại gia’ địa ốc Đạt Phương trở lại đường đua, cổ phiếu DPG lập đỉnh khi loạt dự án trọng điểm...
Cổ phiếu DPG đang hút dòng tiền nhờ kỳ vọng lớn vào các dự án bất động sản trọng điểm. Đồng thời, kết quả kinh doanh quý I/2025 của Đạt Phương cũng ghi nhận...
Nhóm doanh nghiệp dầu khí khẳng định vị thế trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam 2025
Forbes Việt Nam vừa công bố "Danh sách 50 Công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam năm 2025". Đây là lần thứ 13 Forbes Việt Nam công bố danh sách này....
Hodeco (HDC) công bố triển khai loạt cụm công nghiệp trong năm 2025
Song song triển khai hàng loạt cụm khu công nghiệp tại Châu Đức, Tân Hội 3, Tân Hội 4, Hodeco (HDC) cũng thông báo thành lập pháp nhân mới...
Sau quý 1 báo lãi đậm, Kinh Bắc (KBC) tiếp tục mở rộng "thị phần" khu công nghiệp tại Hải Dương
Trong vòng 6 tháng đầu năm Kinh Bắc (KBC) đã ghi nhận sự ra đời của hàng loạt các Dự án KCN mới, kéo theo đó là một quý đầu năm với doanh thu...
Dabaco “chốt đơn” dự án Cụm công nghiệp 628 tỷ đồng tại Bắc Ninh, dự kiến hoàn thành vào cuối quý IV năm 2027
Việc chấp thuận dự án đầu tư này tiếp tục khẳng định vị thế và năng lực vượt trội của Dabaco - một trong những tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam.
MCH dự chi hơn 2.500 tỷ đồng tiền mặt chia cổ tức tỷ lệ 25%: Masan Holdings “hốt” hơn 1.700 tỷ đồng
Trong năm 2025, Masan Consumer (MCH) hướng đến mục tiêu tăng trưởng doanh thu từ 10% đến 15%...
Taseco Land gom thêm “đất vàng” Bắc Ninh, tiếp tục trúng thầu đại đô thị gần 4.000 tỷ
Taseco Land vừa góp mặt trong liên danh trúng thầu dự án khu đô thị mới, thương mại dịch vụ tại Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng...
Vietravel Airlines hiện thực hóa chiến lược mở rộng với tàu bay Airbus A321 đầu tiên
Ngày 28/6, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Vietravel Airlines chính thức đón nhận chiếc Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng...
Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến...
Chuẩn bị rót 4.000 tỷ mở rộng nhà máy tại Hậu Giang, công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát tham vọng…
Tập đoàn Tân Hiệp Phát đang lên kế hoạch rót 4.000 tỷ đồng để mở rộng nhà máy Number One tại Hậu Giang, trong đó 30% là vốn góp từ doanh nghiệp, 70% vốn vay.
TNEX Finance bắt tay ZaloPay nâng tầm trải nghiệm tài chính số
Việc tích hợp dịch vụ tài chính TNEX vào ZaloPay giúp mở rộng tiện ích số, góp phần thay đổi cách người Việt tiếp cận, sử dụng các giải pháp vay tiêu dùng, chi tiêu...
Nam Định chính thức đón tổ hợp nhà máy Thép Xanh hơn 98.000 tỉ đồng: Hứa hẹn sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm
Đây là dự án trọng điểm có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh Nam Định, được kỳ vọng sẽ tạo cú hích...
MWG sắp chi gần 1.480 tỷ đồng cổ tức tiền mặt, cổ đông nhận tiền ngay đầu tháng 8
MWG trả cổ tức 10% bằng tiền mặt, tổng chi gần 1.480 tỷ đồng. Cổ đông nhận tiền vào tháng 8, trong bối cảnh doanh thu tăng trưởng ấn tượng...
Doanh nghiệp báo lãi quý I tăng 60%, Bầu Đức cùng nhiều lãnh đạo đồng loạt gom cổ phiếu HAG
Trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc với lợi nhuận quý I tăng vọt, Hoàng Anh Gia Lai ghi nhận loạt giao dịch mua vào cổ phiếu HAG từ các...
Petrolimex dẫn dắt thị trường xăng E10
Thị trường xăng dầu Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đã cho thấy sự ổn định đáng kể về nguồn cung và giá cả, đồng thời đặt ra những mục tiêu quan trọng...
"Ông lớn" ngành gạo Lộc Trời tự tin vượt bão dù dự kiến lỗ 524 tỷ đồng trong năm nay
Sau thời kỳ tăng trưởng ấn tượng, Tập đoàn Lộc Trời đang bước vào giai đoạn đầy thách thức với nhiều biến động tài chính và vận hành.
Xem nhiều




