Năm 2024, Tổng cục Quản lý thị trường xử lý hơn 47 nghìn vụ vi phạm
Sáng ngày 17/12, tại trụ sở Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của toàn lực lượng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Hội nghị được tổ chức tại theo hình thức trực tiếp tại trụ sở Bộ Công Thương với sự tham gia của lãnh đạo 63 Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố.
![]() |
Xử lý 47.135 vụ vi phạm quy định thị trường
Báo cáo về tình hình hoạt động trong năm 2024 của toàn lực lượng, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, năm 2024, thị trường hàng hóa cơ bản đã ổn định, dù vậy, vẫn phát sinh nhiều vụ việc vi phạm nổi cộm.
Trong năm, toàn lực lượng đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các kho tàng, bến bãi; tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh trên môi trường online; công tác niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; tăng cường giám sát các cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Trong đó chú trọng kiểm tra, xử lý vi phạm đối với mặt hàng vàng, xăng dầu, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng...
Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của đối tượng trong hoạt động kinh doanh; góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng.
Đáng chú ý, trong bối cảnh giá vàng trong nước có nhiều biến động, Tổng cục Quản lý thị trường bám sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố quản lý chặt chẽ địa bàn, tăng cường các biện pháp nghiệp vụ, phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vi phạm trên phạm vi cả nước điển hình như tại TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, An Giang, Thanh Hóa, Nghệ An... qua đó đã góp phần thực hiện hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc quản lý mặt hàng vàng.
Tính chung cả năm 2024, lực lượng Quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ (giảm 5% so với cùng kỳ năm 2023), phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm (giảm 10% so với cùng kỳ năm 2023); chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 2%). Thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng (tăng 8%).
Trị giá hàng hóa vi phạm 425 tỷ đồng (tăng 23% so với năm 2023), trong đó, trị giá hàng hóa tịch thu 220 tỷ đồng; trị giá hàng hóa buộc tiêu hủy 205 tỷ đồng.
Một trong những điểm nhấn trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường trong năm 2024 của lực lượng đó là kiểm tra trên môi trường thương mại điện tử. Xác định việc kiểm tra, xử lý vi phạm về kinh doanh thông qua hoạt động thương mại điện tử có xu hướng tăng cao, tại nhiều địa phương, do đó, các Cục Quản lý thị trường đã chủ động ban hành thành lập các Tổ thương mại điện tử nhằm thực hiện nhiệm vụ nắm bắt tình hình, tiếp nhận thông tin, tham mưu cũng thực hiện các biện pháp nghiệp vụ liên quan đến các vụ việc về thương mại điện tử. Tính đến thời điểm hiện tại, 63/63 Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành quyết định thành lập Tổ thương mại điện tử và các đơn vị chủ động xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra về hoạt động thương mại điện tử trong năm 2024.
![]() |
Cả năm, liên quan đến lĩnh vực thương mại, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 3.124 vụ vi phạm (tăng 266 % so với năm 2023), chuyển cơ quan điều tra 04 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 48 tỷ đồng (tăng 220 % so với năm 2023); trị giá hàng hóa vi phạm trên 34 tỷ đồng (tăng 440 % so với năm 2023). Các đơn vị kiểm tra, xử lý vi phạm trong thương mại điện tử có hiệu quả cao: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Lạng Sơn, Quảng Bình, Gia Lai, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang.
Bên cạnh thương mại điện tử, lực lượng cũng đã tập trung kiểm tra trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Trong năm, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 9.074 vụ việc vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 57,9 tỷ đồng; trị giá hàng hóa tịch thu trên 62 tỷ đồng.
Liên quan đến mặt hàng vàng, toàn lực lượng đã phát hiện, xử lý 953 vụ, chuyển cơ quan điều tra 01 vụ (Thanh Hóa); xử phạt vi phạm hành chính 23,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 29 tỷ đồng.
Về các hành vi buôn lậu thuốc lá điếu, thuốc lá thế hệ mới, lực lượng đã phát hiện, xử lý 970 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính 3,6 tỷ đồng, trị giá hàng hóa vi phạm 6,2 tỷ đồng.
Liên quan đến mặt hàng xăng dầu, lực lượng đã phát hiện, xử lý 406 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 12 tỷ đồng, thu giữ 2.470 lít dầu các loại trị giá 52 triệu đồng.
Để đạt được những kết quả nêu trên, Tổng cục Quản lý thị trường với vai trò là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 Bộ Công Thương đã kịp thời tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan tập trung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách và tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố với vai trò là thường trực hoặc thành viên của Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh đã tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố triển khai có hiệu quả Quy chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác truyền thông, mở cửa Phòng Trưng bày Nhận diện hàng thật - hàng giả tại 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Ưu tiên chống hàng giả trên thị trường thương mại điện tử
Đánh giá về công tác Quản lý thị trường trong năm 2024, ông Trần Hữu Linh cho biết, trong năm qua lực lượng Quản lý thị trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Lãnh đạo Bộ Công Thương; sự hỗ trợ, giúp đỡ của Cấp ủy, chính quyền địa phương và các bộ ngành, lực lượng chức năng liên quan trong việc triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình, kế hoạch công tác liên quan đến chức năng, nhiệm vụ nói chung, công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói riêng.
![]() |
Nhờ đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường của lực lượng đã đi vào trọng tâm, trọng điểm, mặc dù số vụ xử lý giảm, tuy nhiên, số tiền xử phạt vi phạm hành chính tăng so với cùng kỳ năm 2023.
Tuy nhiên, trong năm 2024, hoạt động Quản lý thị trường vẫn còn những tồn tại hạn chế nhất định, vẫn còn công chức vi phạm nội quy, quy chế của cơ quan; công tác phối hợp chưa thực sự hiệu quả, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, nhất là việc chia sẻ thông tin, giám sát hàng hóa giữa các địa bàn; một số địa bàn chưa kiểm soát chặt chẽ thị trường, hiệu quả trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm hành chính ở nhiều nơi, đặc biệt là ở một số địa bàn trọng điểm chưa cao, chưa phản ánh hết tình hình thị trường.
Năm 2025, lực lượng Quản lý thị trường tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị, kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Bộ Công Thương về công tác Quản lý thị trường. Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án 319 của Thủ tướng Chính phủ trong phòng, chống hàng giả trên môi trường thương mại điện tử, tăng cường công tác thu thập thông tin, thẩm tra xác minh, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Tập trung kiểm tra việc kinh doanh, vận chuyển trái phép hàng hóa trên thị trường nội địa; đẩy mạnh số hoá, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý điều hành và công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính.
Bên cạnh đó, toàn lực lượng cũng chủ động nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để kịp thời đấu tranh ngăn chặn, xử lý.
Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính sách pháp luật cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. Tổ chức ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, xử lý nghiêm những trường hợp đã ký cam kết nhưng vẫn vi phạm.
Mặt khác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin truyền thông kịp thời đưa tin về hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường nhằm cảnh báo, hướng dẫn người tiêu dùng trong mua bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường an toàn và hiệu quả.
Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh, năm 2025, lực lượng sẽ tiếp tục tập trung, ưu tiên triển khai nhiệm vụ chống hàng giả trên thương mại điện tử; tập trung với những nỗ lực cao nhất để kiến tạo thị trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền và lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng.
![]() |
Tại hội nghị, điều hành chỉ đạo phiên thảo luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị và Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố phải đánh giá tình hình kết quả của lực lượng năm 2024, yêu cầu đảm bảo được tính khách quan, toàn diện. Trong bối cảnh mới, lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố sẽ sắp xếp lại tổ chức, vì vậy, Bộ trưởng đề nghị các tỉnh, thành phố có kiến nghị gì với Bộ Công Thương về các cơ chế, giải pháp để phát huy tốt nhất vai trò, chức năng kiểm tra, giám sát của lực lượng Quản lý thị trường. Bởi hiện nay, các vụ việc vi phạm ngày càng thay đổi cả về quy mô, tính chất, tổ chức liên vùng, liên tỉnh do vậy, rất cần tính liên thông của lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố...
TIN LIÊN QUAN
-
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
-
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
-
Thu thuế từ hoạt động thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ
-
Việt Nam và Thái Lan dẫn đầu thị trường thương mại điện tử của Đông Nam Á
-
Chứng khoán tuần mới (từ 16 đến 20/12): Điều chỉnh lành mạnh?
-
Nhận định chứng khoán ngày 18/12: Kỳ vọng nhịp tăng mới khi dòng tiền cải thiện
Tổng thống Trump gửi thông báo thuế quan cho các nước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố kế hoạch gửi thông báo về mức thuế quan cho các nước vào hôm nay, dự kiến có 100 quốc gia nhận mức thuế quan...
Quy định mới về đăng ký hộ kinh doanh
Tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, Chính phủ nêu rõ quy định về hộ kinh doanh và đăng ký hộ kinh doanh.
Từ 1/7, giảm 50% nhiều loại phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đến hết 2026
Thông tư quy định giảm lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; phí xác minh giấy tờ,...
Các đối tượng không chịu thuế VAT
Chính phủ ban hành Nghị định số 181/2025/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT), trong đó hướng dẫn cụ thể về các đối tượng...
Quốc hội quy định giảm 2% thuế VAT, giá xăng dầu được điều chỉnh giảm từ ngày 1/7
Từ ngày 1/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu khi chính sách giảm thuế VAT theo Nghị quyết số 204/2025/QH15...
Những chính sách kinh tế nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Quản lý chặt thuế thương mại điện tử; Không được khuyến mại quá 50%; Sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế…
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025
Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: 28 nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền chính quyền địa phương hai cấp; Chủ tịch UBND cấp xã có...
Miễn học phí cho học sinh công lập trên cả nước
Chiều 26/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh...
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi 8 luật tài chính, đầu tư: Tăng phân cấp, tạo đột phá cải cách thủ tục
Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 luật thuộc lĩnh vực tài chính và đầu tư, bao gồm: Luật Đấu thầu; Luật Đầu tư theo...
Quốc hội thông qua 8 Luật (sửa đổi) nhằm tạo thuận lợi cho đầu tư, kinh doanh
Với 90,38% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung 8 luật quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng và hiệu quả hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển kinh tế tư nhân
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 1186/QĐ-TTg ngày 19/6/2025 phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 04/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Đề xuất bỏ giấy phép xây dựng: Tín hiệu cải cách, nhưng cần lộ trình và chuẩn mực rõ ràng
Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh cải cách hành chính, việc đề xuất miễn giấy phép xây dựng cho một số loại công trình đang thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng...
Chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp
Dự thảo Luật đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp bao gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...
Quốc hội "chốt" giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2026, mở rộng nhiều dịch vụ, hàng hoá
Sáng 17/6, Quốc hội thông qua Nghị quyết về giảm thuế giá trị gia tăng với 452/453 đại biểu có mặt bấm nút tán thành. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7 đến hết 31/12/2026.
Tiểu thương đồng loạt đóng quầy vì hiệu ứng "sợ sai"
Chưa bao giờ các khu chợ truyền thống - từng là biểu tượng sầm uất của buôn bán tiểu thương - lại lâm vào tình cảnh ảm đạm như thời gian gần đây....
Quốc hội chốt áp thuế suất ưu đãi 10% cho báo chí
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí.
Đáng lo ngại tỷ lệ thất nghiệp ở lao động trẻ
Trong 5 tháng đầu năm 2025, thị trường lao động Việt Nam ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với sự mở rộng về quy mô lực lượng lao động và cải thiện chất lượng...
Quy mô nền kinh tế AI tại Việt Nam dự kiến đạt 120 - 130 tỷ USD
Ngày 12/6, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia-NIC (Bộ Tài chính) phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và Tập đoàn Tư vấn Boston Consulting Group (BCG)...
Người dân, doanh nghiệp tiếp tục dùng giấy tờ cũ sau sáp nhập
Sáng 12/6, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, giảm số tỉnh, thành phố từ 63 xuống còn 34. Nghị quyết có...
Xem nhiều




