"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 16: "Thế giới ngầm" của những đường dây mua bán thông tin cá nhân
Có lẽ không nhiều người biết rằng các thông tin thuộc phạm vi bí mật cá nhân như: định vị thuê bao di động; lịch sử cuộc gọi; sao kê tài khoản ngân hàng... lại có thể trở thành món hàng để các đối tượng mua bán trao đổi một cách trắng trợn. Từ những thông tin này, đối tượng xấu có thể sử dụng để tổ chức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản tinh vi, khiến bị hại "không kịp trở tay".
>>> Bài 15: Hacker mũ đen "tiếp sức" cho tội phạm
>>> Bài 14: Nhận kết đắng khi ham “hàng hiệu” giá rẻ
Cần là có
Thời gian gần đây vấn nạn mua bán thông tin cá nhân dường như đã được nâng lên một "tầm cao" mới. Khi mà các thông tin đặc biệt nhạy cảm như: vị trí cụ thể của một thuê bao di động, lịch sử cuộc gọi, sao kê tài khoản ngân hàng... đã bị các đối tượng xâm nhập trái phép để rồi tuồn ra nhằm phục vụ cho những hành vi kiếm tiền bất chính.
Qua một số mối quan hệ xã hội chúng tôi gặp được Phan D. - nguyên Giám đốc một Công ty TNHH. Công ty này có giấy phép kinh doanh về dịch vụ tư vấn pháp luật song thực chất hoạt động chủ yếu là theo dõi giám sát theo yêu cầu của khách hàng, hay nói đúng hơn là dịch vụ “thám tử tư”.
D. bật mí để có thể theo dõi một đối tượng thì thường thường có ba cách. Đầu tiên là cài một phần mềm theo dõi bí mật ở điện thoại di động của người cần theo dõi từ đó ta có thể lấy được các thông tin về lịch sử di chuyển, lịch sử cuộc gọi, tin nhắn... Tuy nhiên cách này có nhược điểm là có thể bị đối phương phát hiện và xóa đi phần mềm theo dõi.
Cách thứ hai người theo dõi có thể cài một thiết bị định vị vào phương tiện của người cần theo dõi như xe máy ô tô ... Từ đó sẽ biết được lộ trình di chuyển, vị trí nơi phương tiện dừng đỗ. Cách này cũng có nhược điểm là nếu như đối tượng được theo dõi sử dụng một phương tiện khác (như thuê taxi hay xe ôm) thì cũng dễ dàng bị mất dấu.
Phương pháp được cho là hiệu quả nhất là định vị số thuê bao di động của đối tượng. Điện thoại di động thường là vật bất ly thân, người ta luôn luôn mang theo mình nên việc biết được vị trí của thuê bao di động đồng nghĩa với việc biết được vị trí của người cần theo dõi. Và để biết được điều này thì chỉ có các nhân viên của các nhà mạng mới có thể lấy được.
Ngoài ra các thông tin khác như tên tuổi nghề nghiệp tài khoản ngân hàng sao kê tài khoản... Đều thuộc phạm vi bí mật cá nhân song theo D. có thể dễ dàng kiếm được. Vấn đề là có chịu chi hay không. Thấy tôi có vẻ chưa tin lắm, D. mở điện thoại cho tôi xem một trường hợp khách hàng anh ta đã từng làm. Sau khi nhờ một "dịch vụ" check vị trí thuê bao di động, kết quả trả về chi tiết đến từng số nhà, ngõ ngách!
Với vai trò là một khách hàng cần theo dõi đứa con gái mới, lớn tôi đã liên hệ với dịch vụ thám tử tư T.A. Anh này cho biết công ty có các gói theo dõi một ngày một tuần và cả một vài tháng. Những ưu điểm nhược điểm của từng phương pháp theo dõi sát cũng được vị thám tử tư này liệt kê một cách cụ thể rõ ràng cùng với số tiền cần phải chi. Ví dụ như nếu như cử người theo dõi giám sát 12/24h thì số tiền một ngày sẽ là 2 triệu đồng/ngày hoặc 7 triệu đồng/tuần.
Nếu muốn gắn thiết bị định vị vào phương tiện của người cần theo dõi, khách hàng sẽ phải mua bộ định vị có giá từ 5-10 triệu đồng/bộ. Sau đó nhân viên công ty thám tử sẽ chọn một thời điểm thích hợp để bí mật gắn vào phương tiện. Khách hàng cũng sẽ được hướng dẫn cài đặt ứng dụng vào máy tính hoặc smartphone từ đó sẽ nắm được vị trí của phương tiện từng giờ từng phút.
Phương pháp cuối cùng là theo dõi thuê bao di động. Phương pháp này được thám tử quảng cáo là chính xác tuyệt đối con mồi không thể chạy đi đâu được. "Thông tin định vị được lấy trực tiếp từ nhà mạng nên khách hàng có thể yên tâm về độ chính xác. Chi phí cho mỗi lần lấy thông tin là từ 5 đến 10 triệu đồng. Nói chung anh muốn lấy thông tin gì cũng được, miễn là có tiền, chơi đẹp" - T.A khẳng định.
Theo một điều tra viên thuộc Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội việc lộ lọt những thông tin, dữ liệu cá nhân khiến bị hại phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ. Kẻ xấu có thể sử dụng thông tin trên CCCD (hoặc Chứng minh nhân dân) để đăng ký mã số thuế ảo, hoặc lợi dụng thông tin này để thực hiện các hoạt động lừa đảo hoặc chiếm đoạt tài sản. Các tổ chức tín dụng trên mạng xã hội có thể cung cấp dịch vụ vay tiền nhanh chóng và dễ dàng khiến bị hại rơi vào tình trạng nợ nần và mất tài sản...
"Liên minh ma quỷ"
Quả thực sau khi nghe những thông tin mà thám tử cung cấp chúng tôi vẫn bán tín bán nghi. Bởi vì để lấy được các thông tin cá nhân như vị trí của số thuê bao điện thoại hoặc list các cuộc gọi đến gọi đi; sao kê tài khoản ngân hàng... thì bắt buộc phải có sự tiếp tay của nhân viên nhà mạng hoặc nhân viên ngân hàng. Và việc tiết lộ thông tin của khách hàng như vậy là đã vi phạm pháp luật hình sự.
Và cho đến khi Cơ quan An ninh điều tra công an thành phố Hà Nội phá vụ án "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính mạng viễn thông" xảy ra trên địa bàn thành phố Hà Nội thì có lẽ nhiều người phải giật mình choáng váng. Hóa ra những thông tin bí mật đời tư kia đã được một nhóm đối tượng là nhân viên các nhà mạng xâm nhập vào hệ thống tổng đài rồi lấy ra bán cho khách hàng. Khách hàng của họ chủ yếu là các công ty thám tử tư sử dụng để giám sát người dân theo nhu cầu của khách hàng. Hành vi của các đối tượng được thực hiện trong một thời gian dài gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo tài liệu từ cơ quan điều tra, "liên minh ma quỷ" này có hai nhóm chính. Đầu tiên là nhóm nhân viên các nhà mạng Vinaphone, Viettel...là đầu mối trích xuất dữ liệu từ các thuê bao điện thoại. Nhóm còn lại chủ yếu là các Doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động thám tử cần các thông tin về thuê bao điện thoại để thực hiện việc theo dõi, giám sát theo yêu cầu của khách hàng. Cầm đầu nhóm data là đối tượng Bùi Việt Anh (SN 1987 thường trú tại Trương Định, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội).
Với vị trí là Phó trưởng Trung tâm An ninh mạng, Ban khai thác mạng tổng công ty hạ tầng VNPT Việt Anh đã sử dụng tài khoản do tổng công ty Vinaphone cung cấp để đăng nhập vào hệ thống dữ liệu của nhà mạng. Sau đó anh ta nhập số điện thoại cần lấy thông tin rồi lọc ra các thông tin chủ thuê bao thông tin: định vị, danh sách cuộc gọi... để bán cho khách hàng với giá từ 500 ngàn đồng đến 1 triệu đồng/ thông tin.
Trong chưa đầy hai năm hoạt động Việt Anh đã thực hiện mua bán dữ liệu là 450 số điện thoại cho đối tượng Tỉnh và Hùng hưởng lợi số tiền gần 200 triệu đồng. Ngoài ra, Việt Anh còn bán hàng ngàn dữ liệu cho đối tượng Trần Mạnh Quân (SN 1991 trú tại Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội) và hưởng lợi số tiền lên đến nhiều tỷ đồng.
Đối tượng Nguyễn Tiến Thành (SN 1987 thường trú tại Hoàng Quý, Hoàng Hóa, Thanh Hóa) vốn là lao động tự do, từng có một tiền án về tội đánh bạc. Thông qua một số mối quan hệ Thành nhận công việc phân phối các Sim điện thoại của nhà mạng Vinaphone và Viettel. Do có thể đăng nhập vào hệ thống của nhà mạng nên Thành đã nhiều lần truy cập trái phép vào các mạng điện thoại trên để thực hiện hành vi lấy trộm và bán hơn 400 lần thông tin cho khách hàng. Tổng số tiền mà thành đã nhận là hơn 150 triệu đồng.
Cũng tham gia vào đường dây mua bán thông tin cá nhân có đối tượng Ma Duy Thanh (SN 1987 thường trú tại Trung Môn, Yên Sơn, Tuyên Quang). Thanh làm việc tại Bảo hiểm xã hội Tuyên Quang và có thể đăng nhập vào hệ thống thông tin Bảo hiểm xã hội để lấy thông tin cá nhân. Nhận được đơn đặt hàng từ đối tượng Nguyễn Tuấn Minh, Thanh đã sử dụng tài khoản được Bảo hiểm xã hội Tuyên Quang cấp để đăng nhập vào hệ thống lấy dữ liệu rồi chụp lại ảnh gửi cho Minh. Với phương thức thủ đoạn nêu trên Thanh đã bán thông tin cho Minh và một số đối tượng khác, hưởng lợi số tiền gần 150 triệu đồng.
Khách hàng của các bị can Bùi Việt Anh, Nguyễn Tiến Thành, Ma Duy Thanh không ai khác là khác công ty thám tử. Tài liệu điều tra của cơ quan cho thấy Phạm Ngọc Tỉnh (SN 1982, thường trú tại Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) - là Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn 247 Việt Nam. Trong nhiều năm Tỉnh đã thường xuyên mua bán thông tin dữ liệu với Bùi Việt Anh để phục vụ cho việc giám sát theo dõi theo yêu cầu của khách hàng.
Cơ quan điều tra làm rõ Phạm Ngọc Tỉnh đã thu mua thông tin dữ liệu của 400 số điện thoại từ Việt Anh với số tiền hơn 600 triệu đồng. Sau đó Tỉnh đã bán thông tin cho hai đối tượng Nguyễn Thế Hùng và Vũ Văn Thành (là đàn em của Tỉnh) hưởng lợi số tiền hơn 150 triệu đồng. Ngoài ra Tỉnh sử dụng thông tin định vị danh sách cuộc gọi của hơn 100 số điện thoại và hoạt động thám tử hưởng lợi số tiền hơn 30 triệu đồng.
Nguyễn Thế Hùng (SN 1984, thường trú tại Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) vốn là một nhân viên làm thuê cho Phạm Ngọc Tỉnh. Thấy công việc này không quá phức tạp mà lại có thu nhập rất tốt nên đầu năm 2019 Hùng đã tách ra và thành lập Công ty TNHH thương mại và dịch vụ T.T Hà Nội. Công ty không hề có hoạt động kinh doanh gì, Hùng đã sử dụng tư cách pháp nhân công ty đăng quảng cáo và ký hợp đồng với khách hàng cung cấp dịch vụ thám tử.
Để có thông tin thực hiện dịch vụ Hùng thỏa thuận mua bán thông tin dữ liệu điện thoại với Phạm Ngọc Tỉnh. Bên cạnh việc thực hiện điều tra giám sát theo nhu cầu của khách hàng thì Hùng cũng mua các dữ liệu rồi bán thông tin cho các đối tượng khác nhầm hưởng chênh lệch.
Đơn cử Hùng mua thông tin định vị số điện thoại từ Tỉnh với giá từ 1,5 đến 3 triệu đồng/thông tin rồi bán lại với giá từ 2 đến 3,5 triệu đồng /thông tin. Ngoài ra Hùng còn mua lịch sử cuộc gọi của gần 20 số điện thoại với giá từ 3 triệu đồng đến 6 triệu đồng một danh sách rồi bán với giá từ 3,5 triệu đến 6,5 triệu đồng/danh sách.
Cuối năm 2018 Nguyễn Bắc Tích (SN 1989 thường trú tại Xuân Đỉnh, Phúc Thọ, Hà Nội) thành lập Công ty TNHH cung cấp thông tin Toàn Tâm. Công ty này đăng ký hoạt động liên quan đến máy tính và mua bán linh kiện điện tử. Tuy nhiên trên thực tế công ty không hoạt động trên lĩnh vực đã đăng ký kinh doanh mà quảng cáo trên mạng Internet về các dịch vụ theo dõi ngoại tình, tìm người bỏ trốn, định vị số điện thoại, lấy danh sách cuộc gọi đi đến của thuê bao điện thoại, sao kê tài khoản ngân hàng...
Sau khi có khách hàng liên hệ thuê các dịch vụ Nguyễn Bắc Tích đã liên hệ với các bị can Nguyễn Thế Hùng và một số đối tượng khác để mua thông tin. Sau khi đã có thông tin về các thuê bao điện thoại một mặt Hùng sử dụng để điều tra giám sát thực hiện yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra tích cũng đã bán thông tin cho đối tượng Nguyễn Tuấn Minh hưởng lợi số tiền lên đến gần 200 triệu đồng.
Ổ nhóm tội phạm trên đã phải trả giá bằng các mức án nghiêm khắc của pháp luật. Bùi Việt Anh nhận 30 tháng tù về tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông". Cùng tội danh này, Phạm Ngọc Tỉnh, Nguyễn Bắc Tích và Ma Duy Thanh cùng lĩnh 15 tháng tù. Bị cáo Nguyễn Thế Hùng lĩnh 12 tháng tù, Nguyễn Tiến Thành 18 tháng tù, Nguyễn Tuấn Minh 20 tháng tù treo.
Riêng bị cáo Trần Mạnh Quân lĩnh tổng mức án 6 năm tù về các tội "Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông" và "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức".
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 15: Hacker mũ đen "tiếp sức" cho tội phạm
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 14: Nhận kết đắng khi ham “hàng hiệu” giá rẻ
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 13: Nguy cơ từ dịch vụ đổi tiền lẻ
-
"Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 12: Biến tướng vay tiền qua iCloud
-
Cảnh báo 4 hình thức lừa đảo trực tuyến cận Tết Nguyên đán 2024
TIN LIÊN QUAN
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến: Bài 1: Ai cũng có thể là nạn nhân
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 2: Cẩn trọng với những ứng dụng giả mạo
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 3: Cẩn trọng “mã độc" QR code
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 4: Nguy cơ lừa đảo qua livestream trên Facebook và TikTokShop
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 5: "Đại dịch" lừa tuyển cộng tác viên bán hàng
-
“Ngàn chiêu vạn mánh” lừa đảo trực tuyến Bài 6: Khốn khổ với nạn "hack" sim điện thoại
Cần rà soát lại nội dung Điều 15 dự thảo Luật Thuế GTGT
Mới đây, tại Tọa đàm “Áp thuế giá trị gia tăng phân bón: Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững” do Tạp chí Năng lượng Mới/PetroTimes tổ chức, đại biểu Quốc hội...
Nguyên nhân chậm tiến độ giai đoạn 1 sân bay Long Thành
Chiều 20/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành).
Mỹ tăng sản lượng dầu khí có kích hoạt phản ứng mới từ OPEC+?
Trong một báo cáo từ Stratas Advisors gửi đến AFP vào cuối ngày thứ Năm, công ty này cảnh báo rằng các dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tăng cường sản lượng dầu có thể kích thích phản ứng từ OPEC+.
6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm từ ngày 14/1/2025
Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu khai thác bay đêm từ 0h - 24h hàng ngày tại 6 Cảng hàng không từ ngày 14/1/2025.
Giá xăng dầu hôm nay 16/11: Thấp nhất trong 1 tháng trở lại đây, RON 95 sẽ còn giảm tiếp!
Cập nhật giá xăng dầu mới nhất chiều ngày 16/11.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở
Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng nhà ở thương mại,...
UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup ký kết thoả thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh trên địa bàn tỉnh,...
Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 - nhiệm kỳ V
Ngày 15/11, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (mở rộng) lần thứ 5 – Nhiệm kỳ V...
Kinh tế số Việt Nam giữ vững mức tăng trưởng ấn tượng
Theo Báo cáo nền kinh tế số Đông Nam Á của Google, Temasek và Bain & Company, năm 2024, kinh tế số Việt Nam tiếp tục giữ đà tăng trưởng hai con số...
Miễn, giảm và ghi nợ tiền sử dụng đất cho hộ khó khăn
Theo phản ánh của cử tri tỉnh Cà Mau, hiện nay vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không đủ điều kiện đăng ký quyền sử dụng đất,...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm từ 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 14/11/2024,...
Meta (Facebook), Google, Apple... nắm giữ 90% thị phần thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam
Theo Tổng cục Thuế, các nhà cung cấp lớn như Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple... hiện nắm giữ khoảng 90% thị phần doanh thu từ dịch vụ thương mại điện tử...
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế thế giới 10 tháng năm 2024 tiếp tục đối mặt với nhiều rủi ro, thách thức nhưng dần ổn định khi thương mại hàng hóa...
Hà Nội: Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ số hoá Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Minh Hải vừa ký Công văn số 3710/UBND-KSTTHC ngày 8/11/2024 về việc chuẩn bị mở rộng khai thác dữ liệu đất đai...
Hàng hóa mua từ sàn TMĐT xuyên biên giới chưa đăng ký tại Việt Nam sẽ không được thông quan
Ngày 8/11, Tổng cục Hải quan yêu cầu hải quan các địa phương không thông quan với những tờ khai vận chuyển hàng hóa có khai thông tin website...
Đại biểu Quốc hội đề nghị NHNN xem xét mua lại vàng miếng từ người dân
Theo Đại biểu Phạm Văn Hòa, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bán vàng miếng nhưng không mua lại từ thị trường, khiến người dân phải bán vàng ở "chợ đen"....
Việt Nam sẽ tiếp tục siết chặt quản lý các hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới
Thông tin tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đã tích cực chỉ đạo...
4 nhóm giải pháp trọng tâm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95% theo kế hoạch Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu nhiều giải pháp cho Chính phủ,...
Cân nhắc bổ sung quy định về ngưỡng nợ thuế tối thiểu áp dụng tạm hoãn xuất cảnh
Liên quan đến chính sách tạm hoãn xuất cảnh với người nợ thuế nhận được nhiều quan tâm của dư luận thời gian qua, Bộ Tài chính đã có thông báo cụ thể về nội dung này.