VnFinance
Thứ sáu, 28/01/2022, 07:30 AM

Ngân hàng mạnh tay trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Chưa hẳn là 'của để dành'

Trước giờ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng có thể được coi là "của để dành". Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của dịch COVID nên khoản trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu chưa chắc đã phải là của để dành như trước đây.

Ngân hàng tăng dự phòng rủi ro tín dụng để lấp nợ xấu

Kết thúc năm 2021, nợ xấu ngân hàng tăng giảm trái chiều, song để tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro nợ xấu, hầu hết ngân hàng đều tăng trích dự phòng khiến lợi nhuận bị ăn mòn.

Đơn cử tại ngân hàng LienVietPostBank, nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2021 tăng 9,8% lên 2.775 tỷ đồng do nhóm nợ nghi ngờ tăng 192% so với cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay của LienVietPostBank giảm không đáng kể, khoảng 0,1% so với cuối năm ngoái. LienVietPostBank đã dành hơn 1.322 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2021, cao gấp 1,9 lần cùng kỳ năm 2020.

Trường hợp tại ngân hàng ACB, tính đến 31/12/2021 nợ xấu đã tăng 52% lên mức 2.799 tỷ đồng so với đầu năm. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay lên 0,77% từ mức 0,59% cuối năm 2020.

Cả năm 2021, ACB dành ra hơn 3.336 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3,5 lần năm trước, song ngân hàng vẫn báo lãi trước và sau thuế tăng 25%, đạt hơn 11.998 tỷ đồng và gần 9.603 tỷ đồng.

Trong khi đó, tính đến ngày 31/12/2021, tổng nợ xấu TPBank giảm 19% so với đầu năm, chỉ còn gần 1.157 tỷ đồng nhờ nợ nhóm 3 giảm 23% và nhóm 5 giảm mạnh 31%. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ 1,18% hồi đầu năm về mức 0,82%.

Tuy nhiên, cả năm 2021, TPBank vẫn dành ra 2.908 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 63% so với năm 2020. Do đó, TPBank báo lãi trước và sau thuế cùng tăng 38%, lần lượt thu về 6.038 tỷ đồng và 4.830 tỷ đồng.

Hay tại VIB, trong quý 4/2021 đã mạnh tay chi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng 683 tỷ đồng, tăng gần 138% so với cùng kỳ. Cả năm 2021, VIB dành 1.598 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng gần 69%. Dù tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro, VIB vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý 4/2021 tăng 50% lên mức 2.138 tỷ đồng. Tính chung cả năm, lãi sau thuế tăng 38% đạt 6.410 tỷ đồng.

Tại các ngân hàng quy mô nhỏ hơn cũng mạnh tay trích lập dự phòng để tăng cường khả năng chống đỡ rủi ro nợ xấu khiến một phần lợi nhuận bị 'ăn mòn'.

Chẳng hạn tại ABBank, trong quý 4/2021 nhà băng này dành đến 281 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 2,6 lần cùng kỳ. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý 4 giảm 21% so với cùng kỳ, chỉ ghi nhận gần 360 tỷ đồng. Cả năm 2021, ABBank dành ra gần 687 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 34% so với năm trước đó. Tuy nhiên, nhà băng này vẫn ghi nhận lãi trước và sau thuế năm 2021 đạt gần 1.959 tỷ đồng và gần 1.560 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 39% so với năm 2020.

Tính đến cuối năm 2021, tổng nợ xấu của ngân hàng ABBank tăng nhẹ 7% so với đầu năm, ghi nhận 1.423 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Tuy nhiên, lại có sự dịch chuyển từ nợ nghi ngờ sang nợ dưới tiêu chuẩn và nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm từ mức 2,09% đầu năm xuống còn 2,06%.

Tương tự, tính riêng trong quý 4/2021, Ngân hàng Bản Việt (BVB) báo lỗ hơn 74 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 64 tỷ đồng. Nguyên nhân do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh 66% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 34%

Cả năm 2021, nhà băng này dành ra hơn 370 tỷ đồng để trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 7% so với năm trước. Kết quả, Ngân hàng Bản Việt báo lãi trước thuế tăng 55%, đạt hơn 311 tỷ đồng, vượt 7% so với kế hoạch 290 tỷ đồng cho cả năm.

Có thể thấy, lợi nhuận khả quan là yếu tố quan trọng giúp các nhà băng tăng tốc trích lập dự phòng rủi ro, gia tăng bộ đệm để có thể chống đỡ tốt hơn với các cú sốc lớn, tăng năng lực xử lý nợ xấu.

Trích lập dự phòng rủi ro nợ xấu chưa hẳn là 'của để dành'

Dưới tác động của Thông tư 01/2020 và Thông tư 03/2021 quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, thì việc trích lập dự phòng nhiều hay ít trong năm 2020 sẽ tác động không nhỏ tới lợi nhuận năm 2021.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu tính bằng số trích lập dự phòng/nợ xấu cũng tăng mạnh, cho thấy nhiều ngân hàng có quan điểm thận trọng với nợ xấu năm 2021.

Chẳng hạn tại VietinBank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đến cuối năm 2021 đã được nâng lên 171%, thay vì mức 132% cuối năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng được kiểm soát ở mức khá tốt - 1,3%.

Dù vậy, nhân tố bất ngờ nhất phải kể đến BIDV. Đến cuối năm 2021, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này đã giảm mạnh còn 0,81%. Đặc biệt, tỷ lệ bao phủ nợ xấu của BIDV đạt tới 235%, mức cao nhất trong những năm gần đây và cao hơn nhiều so với mục tiêu đề ra.

Hay tại Techcombank, tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối quý 4/2021 ở mức 0,7% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu là 162,9%; Đáng chú ý tại Vietcombank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao kỷ lục ngành ngân hàng ở mức 424%. Điều này đồng nghĩa, mỗi đồng nợ xấu nội bảng của Vietcombank được đảm bảo bằng hơn 4 đồng dự phòng.

Theo phân tích của các chuyên gia, bản chất của chi phí trích lập dự phòng rủi ro là dự phòng một khoản tiền cho các khoản vay có vấn đề. Do đó, chi phí cho khoản dự phòng sẽ được lấy từ khoản lợi nhuận của ngân hàng và được khấu trừ khỏi thu nhập hiện hành trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí dự phòng tăng đồng nghĩa quy mô lợi nhuận tính thuế của các ngân hàng sẽ giảm xuống, thuế phải nộp sẽ ít đi.

Tuy nhiên, khi mỗi đồng nợ xấu được xử lý, thu hồi, số tiền trích lập dự phòng sẽ được hạch toán trực tiếp vào thu nhập bất thường. Vì thế, nhiều ngân hàng cho rằng khoản chi phí dự phòng này như “của để dành” sẽ quay trở lại và làm tăng lợi nhuận tính thuế trong tương lai.

Góc nhìn của các cổ đông và nhà đầu tư ngân hàng lại hoàn toàn ngược lại. Thông thường, cổ đông muốn được nhìn thấy con số lợi nhuận của ngân hàng tăng mạnh để giúp đẩy cao thị giá cổ phiếu. Mặt khác, lợi nhuận tăng cao, cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng tiền mặt. Vì thế, việc trích lập dự phòng rủi ro đối với họ là một gánh nặng.

Điều đáng nói là việc tăng trích lập dự phòng rủi ro của nhà băng ở thời điểm hiện nay không được giới chuyên môn và đầu tư kỳ vọng sẽ là "của để dành" cho ngân hàng như ở giai đoạn cuối xử lý nợ xấu trong kỳ tái cơ cấu hệ thống ngân hàng trước đây. Bởi dịch bệnh bùng phát có nguy cơ làm cho chất lượng tín dụng ngân hàng xấu hơn nhiều.

Nợ xấu cũ chồng nợ xấu mới sẽ khiến việc xử lý sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều, chứ không dễ dàng hoàn nhập. Thực tế, Moody’s đã hạ triển vọng tín nhiệm của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ ổn định xuống tiêu cực, hạ triển vọng tín nhiệm của 3 công ty tài gồm FE Credit, Home Credit Việt Nam, SHB Finance và 2 ngân hàng là VPBank (sở hữu FE Credit) và SHB (sở hữu SHB Finance).

Ngoài ra, Fitch Ratings cũng hạ triển vọng tín nhiệm của VietinBank, Vietcombank, ACB, MB và ANZ Việt Nam, nguyên do COVID-19 sẽ tác động tiêu cực đến các ngân hàng này.


Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030
Đảng bộ BIDV tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Thực hiện Chỉ thị 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Kế hoạch 07-KH/ĐU ngày 29/4/2025 của Đảng ủy Chính phủ, trong hai ngày 18-19/5/2025 tại Hà Nội, Đảng bộ Ngân hàng TMCP Đầu tư...

Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%
Đề xuất NHNN được quyết cho vay đặc biệt không cần tài sản bảo đảm, lãi suất 0%

Sáng 20/5, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng. Một trong những nội dung...

Giá vàng trong nước biến động ngược chiều
Giá vàng trong nước biến động ngược chiều

Nhiều tín hiệu tích cực từ thuế quan và địa chính trị đang tạo ra áp lực cho đà tăng của vàng.

Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện
Điểm kinh doanh vàng miếng phải treo biển nhận diện

Các điểm kinh doanh vàng miếng phải treo bảng hiệu, niêm yết công khai giấy phép để người dân nhận diện là điểm mua bán vàng miếng hợp pháp.

Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng
Điểm tin ngân hàng ngày 20/5: Tỷ giá USD thế giới giảm mạnh, “chợ đen” quay đầu tăng

SHB chốt quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2024; Agribank Đà Nẵng đấu giá khoản nợ hơn 1.134 tỷ đồng liên quan dự án Central Coast; Yêu cầu các điểm mua bán vàng miếng...

Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành
Techcombank tiếp tục dẫn dắt ngành ngân hàng với nhiều top 1 toàn ngành

Techcombank công bố kết quả kinh doanh quý I với nhiều chỉ số ấn tượng. Cùng với chỉ số Sức khỏe thương hiệu giữ vị trí số 1 (theo NielsenIQ), Techcombank đã vươn lên đứng...

Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank
Lãi suất ngân hàng tuần mới tháng 5/2025: Tự sinh lãi đến 4,4% khi lưu tiền trong tài khoản Techcombank

Techcombank cho phép số tiền nhàn rỗi trong tài khoản thanh toán tự động được luân chuyển để sinh lời theo ngày, với lãi suất lên đến 4,4%/năm, vượt xa lãi suất tài khoản vãng...

Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...
Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và PVcomBank tổ chức lễ triển khai gói hỗ trợ tài chính dành cho người lao động tham gia...

Ngày 17 tháng 5 năm 2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh (HCM Post) phối hợp với Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tổ chức Lễ triển khai...

Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024
Ngày 10/6, SHB chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức bằng tiền năm 2024

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Theo Nghị quyết...

Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025
Điểm tin ngân hàng ngày 19/5: Nợ xấu ngân hàng tăng mạnh trong quý I/2025

Kinh doanh vàng miếng không phép có thể bị phạt tới 400 triệu đồng;Thanh toán số lên ngôi trong xu hướng toàn cầu hóa; Gói vay nhà ở xã hội ở Quảng Bình vẫn “đóng...

[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (12/5-18/5)
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (12/5-18/5)

Tuần qua (12-18/5) giá vàng thế giới giảm mạnh từ 3.323 USD/ounce xuống 3.202 USD/ounce, đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp. Trong nước, vàng miếng SJC mất 3,5 triệu đồng, xuống 118,5 triệu.

Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?
Điểm tin ngân hàng ngày 17/5: Lãi suất huy động chạm đáy, liệu có sớm đảo chiều?

HDBank tung gói tín dụng 20.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số; BAC A BANK thuộc Top 5 ngân hàng có giao dịch ngoại hối lớn nhất Việt Nam...

Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường
Sức hút từ “Gói vay mua nhà cho người trẻ” lớn nhất, tốt nhất thị trường

Trong bối cảnh nhu cầu sở hữu nhà để an cư lạc nghiệp ngày càng cấp thiết với thế hệ trẻ, đặc biệt tại các đô thị lớn, BIDV ra mắt gói vay mua nhà...

Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%
Điểm tin ngân hàng ngày 16/5: Tăng quyền xử lý nợ xấu, sửa quy định cho vay đặc biệt lãi suất 0%

Nhiều ngân hàng đua nhau chốt quyền trả cổ tức tiền mặt và cổ phiếu trong tháng 5; Xe khách Sài Gòn lãi sụt giảm, loạt cổ đông lớn đồng loạt thoái vốn; VietABank...

Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB
Đón hè rực rỡ cùng loạt ưu đãi hấp dẫn cho chủ thẻ quốc tế SHB

Nhằm đẩy mạnh hoạt động chi tiêu không dùng tiền mặt, giúp cuộc sống người dân tiện lợi hơn mỗi ngày, Ngân hàng SHB hợp tác cùng các thương hiệu nổi tiếng...

Triển khai chương trình trọng điểm của Chính phủ, HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp...
Triển khai chương trình trọng điểm của Chính phủ, HDBank mở gói vay ưu đãi 20.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp...

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số...

Sinh lời tự động - Techcombank tối ưu lợi nhuận cho khách hàng bằng công nghệ tài chính thông minh
Sinh lời tự động - Techcombank tối ưu lợi nhuận cho khách hàng bằng công nghệ tài chính thông minh

Tính đến tháng 5 năm 2025, hơn 3,5 triệu khách hàng đã kích hoạt tính năng “Sinh lời tự động” trên tài khoản Techcombank, theo thông tin từ báo chí và các nguồn chính thức của ngân hàng.

Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để “lợi đơn lợi kép”
Nhu cầu chuyển tiền quốc tế tăng cao, chọn kênh nào để “lợi đơn lợi kép”

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền quốc tế ngày càng tăng, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) triển khai chương trình miễn 100% phí chuyển tiền quốc tế cho khách hàng cá nhân,...

PVcomBank và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện
PVcomBank và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội ký kết hợp tác toàn diện

Ngày 14/5/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) và Trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội (HCCT) đã chính thức ký kết thỏa thuận....

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance