Ngành đồ uống kiến nghị chưa sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Tại Hội thảo “Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”, sáng 15/3, lãnh đạo Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam (VBA) kiến nghị xem xét chưa sửa đổi luật thuế này ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh sau đại dịch.
Theo VBA, ngày 21/2/2023, Bộ Tài chính đã gửi văn bản số 1585/BTC-VCS lấy ý kiến về việc lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) sửa đổi tới các Bộ ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; VCCI; các Hiệp hội có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc đối tượng điều chỉnh của luật. Đồng thời đăng tải hồ sơ lấy ý kiến lên website của Bộ Tài chính và Chính phủ.
Nội dung đáng lưu ý của đề xuất lần này là: Bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB và tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia.
VBA phối hợp với VCCI tổ chức hội thảo nhằm kịp thời ghi nhận và phản ánh ý kiến của ngành đồ uống (bia, rượu, nước giải khát) tới Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan về dự án Luật thuế TTĐB (sửa đổi).
Đại diện Tiểu ban Nước giải khát, VBA chia sẻ sự quan ngại về đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Hiện nay, chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh rằng việc áp thuế TTĐB với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là trong bối cảnh có rất nhiều loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo cao tồn tại trên thị trường.
Cho đến nay, thực tiễn tại các quốc gia áp dụng chính sách thuế tương tự cũng chưa cho thấy hiệu quả.
Tại một số quốc gia như Thái Lan, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan, Mê-hi-cô tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng, sau khi các quốc gia này áp thuế đối với đồ uống có đường. Các nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân béo phì.
Nếu chỉ áp thuế đối với đồ uống có đường thì không chỉ không giúp cho việc giải quyết vấn đề thừa cân béo phì, mà còn tạo ra một chính sách thuế mang tính phân biệt.
Bên cạnh đó, chính sách này sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với ngành nước giải khát và gây ra những hệ lụy không mong muốn đối với các ngành kinh tế khác có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì,… cũng như cả nền kinh tế.

Cũng theo VBA, đề xuất từ Tờ trình của Bộ Tài chính cho rằng “thức uống đại mạch” là sản phẩm tương tự bia không cồn do có nguyên liệu, quy trình, hình thức, mùi vị giống bia nên cần phải đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
VBA cho rằng cơ sở đề xuất này là rất bất hợp lý, vì các yếu tố giống nhau này không phải là cơ sở pháp lý để áp thuế TTĐB và cũng không phải là cơ sở phù hợp với mục đích của sắc thuế TTĐB là hạn chế hoặc không khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm có hại cho sức khỏe. Thực tế chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào kết luận rằng thức uống đại mạch có hại cho sức khỏe.
Các doanh nghiệp trong ngành đồ uống quan ngại vì luận điểm này sẽ dẫn đến những hệ lụy mâu thuẫn với chủ trương của Chính phủ khuyến khích các nhà sản xuất phát triển các giải pháp tiên tiến tạo ra những sản phẩm có cồn thấp hoặc không cồn nhằm góp phần giảm tác hại lạm dụng đồ uống có cồn.
Đề xuất mở rộng bổ sung đồ uống không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB sẽ chỉ khuyến khích việc tiếp tục tiêu thụ đồ uống có cồn, không khuyến khích mọi hoạt động đầu tư và đổi mới vào các sản phẩm ít cồn hoặc không cồn, ngay cả khi thuế suất thấp hơn.
Thay đổi thói quen tiêu dùng là một quá trình đầy thách thức và lâu dài, nếu không có sự hỗ trợ của các chính sách phù hợp thì càng khó hơn.
Lãnh đạo VBA nhấn mạnh: Ngoài những khó khăn chung, về môi trường pháp lý, từ năm 2003 đến nay, Luật thuế TTĐB đã 5 lần sửa đổi (vào các năm 2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Sự điều chỉnh liên tục gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp.

Thực tiễn cũng cho thấy, tăng thuế TTĐB chưa đạt được mục tiêu giảm tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe; không giải quyết vấn đề rượu bất hợp pháp, chiếm 60- 70% thị trường, gây thất thoát 751 triệu USD/ năm, từ đó, ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và kinh doanh hợp pháp.
Cùng với đó, không giúp nuôi dưỡng nguồn thu cho Nhà nước. Vấn đề gốc rễ là rượu phi chính thức gây rủi ro cho sức khỏe và gây thất thu ngân sách lại không được tập trung giải quyết.
VBA kiến nghị xem xét chưa sửa đổi Luật thuế TTĐB ít nhất trong thời gian 2023-2024 để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh và phục hồi sau đại dịch. Không bổ sung mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB.
Dự thảo Luật thuế TTĐB cần có đánh giá cụ thể, toàn diện về tác động của thay đổi đề xuất, bao gồm các tác động lan tỏa với nền kinh tế, trước khi thay đổi luật.
TIN LIÊN QUAN
-
Huy động gần 36.600 tỷ đồng qua kênh trái phiếu Chính phủ
-
Nhận định thị trường chứng khoán ngày 16/3: Hạn chế mua đuổi giá
-
Bảo đảm tính công bằng khi định giá đất theo giá thị trường
-
Metaverse có thể thay đổi cuộc chơi bất động sản: Ai sẽ được hưởng lợi?
-
Đâu là lý do khiến ngân hàng dè dặt với mục tiêu kinh doanh năm 2023?
-
Ngân hàng TPBank bội thu từ bán chéo bảo hiểm
-
Lợi nhuận công ty tài chính năm 2022: Ngôi vương 'đổi chủ'
-
Công ty tài chính được ngân hàng 'bơm vốn' hàng nghìn tỷ đồng
Cần có giải pháp cấp bách để doanh nghiệp "khoẻ" lên, giữ chân người lao động
Dựa trên kết quả điều tra một số doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên địa bàn quý I/2023, Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết có hơn 20%...
Tìm cách lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu
Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, năm 2023, Việt Nam phấn đấu đạt kim ngạch xuất nhập khẩu 800 tỷ USD. Tuy nhiên, 3 tháng đầu năm mới đạt 154 tỷ USD.
EVN lỗ 26 nghìn tỷ, giá điện năm 2023 "còn phụ thuộc nhiều yếu tố"
Nếu không tính thu nhập từ sản xuất khác, chỉ tính thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh điện thì năm 2022 EVN lỗ 26.235 tỷ đồng.
HoSE tiếp tục nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình do không công bố thông tin
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HoSE) có công văn nhắc nhở Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình do không công bố thông tin quyết định về việc không còn là công ty mẹ của các công ty có liên quan theo quy định.
Tổng nợ gần 80.000 tỷ đồng, Tập đoàn Masan sẽ cân đối tài chính năm 2023 ra sao?
Giữa lúc thị trường ngân hàng toàn cầu đầy biến động, Tập đoàn Masan thông báo vẫn giải ngân thành công 375 triệu USD thuộc phần bảo lãnh của khoản vay hợp...
Thiên Tân không còn là cổ đông lớn của DIC Corp (DIG)
Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư (CTCP) Phát triển Xây dựng (mã DIG-HOSE) báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thiên Tân. Thiên Tân vừa thông báo đã bán ra hơn 2,7 triệu cổ phiếu DIG vào ngày 27 3.
Ông chủ dự án NHS Trung Văn: Lợi nhuận thấp, cầm cố tài sản liên quan dự án nhà ở xã hội
Dù lên kế hoạch lợi nhuận/vốn đạt 30% trở lên nhưng năm 2021, chỉ tiêu này tại NHS Group - ông chủ dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn chỉ là… 0,23%...
Toàn cảnh kinh tế Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2023
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I năm 2023 ước tính tăng 3,32% so với cùng kỳ năm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 3,21% của quý I năm 2020...
Bị cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, Amazon có thể phải bồi thường đến 172 tỷ đô la
Ngày 24/3 vừa qua, tòa án liên bang Seattle chính thức đưa ra phán quyết Amazon đã vi phạm luật chống độc quyền trong vụ kiện của nhóm khách hàng tại 18 tiểu bang...
Đại gia ngành thép Hòa Phát đang thế chấp ngân hàng những tài sản gì?
Hiện nay, chủ nợ lớn nhất tại Tập đoàn Hòa Phát là một trong 4 ngân hàng quốc doanh. Tài sản bảo đảm cho các khoản vay này khá đa dạng từ tiền gửi,...
Các công ty chứng khoán tiếp tục cuộc đua tăng vốn điều lệ
Động thái lên kế hoạch tăng vốn của các công ty chứng khoán diễn ra trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến không thuận lợi như giai đoạn trước...
Gần 34.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong quý 1/2023
Tính chung quý I năm 2023, cả nước có gần 34 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 310,3 nghìn tỷ đồng.
BaoViet Bank vẫn chưa "sạch" nợ xấu tại VAMC
Tính đến cuối năm 2022, BaoViet Bank còn gần 2.624 tỷ đồng nợ xấu ở VAMC, tăng 20% so với đầu năm và con số đã được trích lập dự phòng là gần 865 tỷ...
Phải chăng dòng tiền giá rẻ quay trở lại trái phiếu doanh nghiệp?
Theo dữ liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), từ đầu tháng 3/2023, một số doanh nghiệp đã huy động được tiền thông qua kênh trái phiếu...
Doanh nghiệp đang bị dồn vào sức ép không hoàn thành kế hoạch kinh doanh
Nói về những khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải, ông Phạm Đình Đoàn- Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, doanh nghiệp đang bị dồn...
Trúng thầu ngàn tỷ, Cường Thịnh Thi Group kinh doanh ra sao?
Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Cường Thịnh Thi là “đại gia” xây dựng hàng đầu tỉnh Ninh Bình với tổng giá trị trúng thầu lên đến 17.912 tỷ đồng.
Doanh thu của Thế giới Di động ảm đạm sau 2 tháng đầu năm
Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (mã ck: MWG) vừa công bố kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023. Theo đó, trong 2 tháng đầu năm, Thế giới Di...
Nền tảng mạng xã hội Twitter định giá còn 1/2 giá trị kể từ khi về tay tỷ phú Elon Musk
Tháng 10/2022, Tỷ phú Elon Musk đã chi ra 44 tỷ USD để mua lại Twitter và hiện nay nền tảng mạng xã hội này được định giá ở mức 20 tỷ USD...
Các nhà đầu tư nước ngoài “rót” 5,45 tỷ USD vào Việt Nam
Tính đến ngày 20/3/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt gần 5,45 tỷ USD...