Người tiêu dùng Mỹ cắt giảm tối đa chi tiêu nhưng thói quen mua nước hoa vẫn tồn tại
Giá cả đang tăng đối với mọi thứ, buộc hàng triệu người Mỹ phải đưa ra những lựa chọn ngày càng khó khăn. Tuy nhiên, trong hàng vạn người phải “thắt lưng buộc bụng”
![]() |
Theo một báo cáo mới từ công ty nghiên cứu thị trường The NPD Group, hơn 80% người tiêu dùng đang có kế hoạch suy nghĩ lại hoặc thậm chí giảm chi tiêu mua sắm trong vòng ba đến sáu tháng tới.
Marshal Cohen - Cố vấn trưởng ngành bán lẻ của NPD cho biết: “Có một cuộc giằng co giữa việc mua thứ họ muốn và tiết kiệm túi tiền do chi phí tăng cao”.
Các chuyên gia phân tích về hành vi người tiêu dùng cho biết, khi giá cả leo thang, người tiêu dùng sẽ có 3 sự thay đổi, bao gồm: lựa chọn những mặt hàng rẻ hơn, ngừng chi tiêu cho những vật dụng không cần thiết và không tùy ý mua sắm như trước kia.
Hay như một số các mẹo lôi kéo khách hàng nhằm mua thêm sản phẩm nay cũng trở nên khó áp dụng hơn với đà lạm phát đang tăng cao.
Dữ liệu của NPD cho thấy, người Mỹ hiện không chỉ mua sắm ít hơn mà thú vui đi dạo tại trung tâm mua sắm cũng đã giảm đáng kể do họ mất niềm tin vào tăng trưởng kinh tế. Trong quý I/2022, người Mỹ mua sắm tại siêu thị ít hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái cho dù nền kinh tế đã mở cửa trở lại. Hơn nữa, tần suất đi dạo để mua hàng tại các trung tâm thương mại cũng giảm 5% so với thời điểm năm ngoái.
Báo cáo doanh thu của Walmart trong tháng trước cũng chỉ ra rằng, ngành hàng bán lẻ đang chứng kiến sự biến chuyển trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng khi họ có xu hướng lựa chọn đồ rẻ hơn và mua ít hơn trong một lần mua sắm.
Tương tự, Target cũng nhận định, khách hàng đang kìm hãm việc mua hàng gia dụng, đồ nội thất, TV và thiết bị nhà bếp không cần thiết. Song song đó, chuỗi bán lẻ Dollar General cho biết, khách hàng của mình bắt đầu mua sắm có chủ đích hơn cũng như chuyển sang các mặt hàng có giá thành thấp hơn.
![]() |
Ở một diễn biến khác, chuyên gia Cohen cho hay, ngành nhà hàng có thể sẽ không hồi phục trở lại được như thời kỳ trước đại dịch cho đến năm 2025 bởi mọi người ít ăn uống bên ngoài vì giá cả đang ở mức quá cao.
Đồng thời, một số mặt hàng không cần thay mới hay nâng cấp liên tục cũng rơi vào tình trạng ế khách. Ví dụ, nhiều người mua nồi chiên không dầu để nấu nướng trong thời điểm cách ly chống dịch và nay họ cũng không có nhu cầu mua mới. Tương tự đối với mặt hàng tivi.
Tuy nhiên, một số tầng lớp khá giả vẫn đủ tiền cho các thú vui nho nhỏ thì lại khác. Họ vẫn sẽ chi tiêu một khoản nhỏ hàng tháng cho các thứ xa xỉ như nước hoa hay mỹ phẩm.
Phó Giáo sư Chuck Howard của trường Mays Business School nhận định, chính vì thói quen dành một khoản tiền nhỏ chi tiêu cho thú vui của một bộ phận người tiêu dùng tùy vào tình hình tài chính mà các mặt hàng như nước hoa, chocolate... vẫn duy trì được doanh số.
Hãng Bath & Body Works - thương hiệu chuyên kinh doanh xà phòng thơm, xịt phòng, nến thơm,... cho biết doanh số của họ trong quý I/2022 còn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Nguyên nhân chính là dù không phải mặt hàng thiết yếu nhưng sản phẩm của họ lại là thứ đồ "xa xỉ chấp nhận được" trong thời buổi lạm phát hiện nay.
Đồng tình quan điểm trên, Giáo sư Priya Raghubir của trường NYU Sterm School of Business nhận định đây là "hiệu ứng son môi" (Lipstick Effect) khi những mặt hàng xa xỉ giá vừa phải như nước hoa, nến thơm vẫn được người tiêu dùng mua sắm trong thời buổi lạm phát.
Theo chuyên gia Neil Saunders của Global Data Retail, người tiêu dùng Mỹ mới thoát khỏi trạng thái cách ly đại dịch và họ đang mong muốn về những kỳ nghỉ sau 2 năm ở nguyên trong bốn bức tường. Họ muốn được tụ họp ăn mừng cùng mọi người. Chính vì vậy, chi tiêu cho du lịch hay những mặt hàng xa xỉ cỡ nhỏ là chấp nhận được.
TIN LIÊN QUAN
-
Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến trình Chính phủ trong tháng 6
-
52% người tiêu dùng cho rằng giá bất động sản trong nước đang quá cao
-
Người tiêu dùng cần làm gì để tận dụng tối đa việc giảm thuế giá trị gia tăng?
-
Thị trường bia kém sôi động, người tiêu dùng lựa chọn bia tại siêu thị thay vì mua lẻ bên ngoài
Tin tức kinh tế ngày 4/7: Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch
Xuất khẩu cà phê lập kỷ lục mới về kim ngạch; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm thuế; Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng vượt trội… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 4/7.
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít
Theo thông báo từ Liên Bộ Công Thương - Tài chính, kỳ điều hành ngày 3/7, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt giảm mạnh, đưa giá xăng RON 95 xuống dưới...
VPI dự báo giá xăng dầu giảm mạnh từ 6,8 - 7,5% trong kỳ điều hành ngày 3/7
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 3/7/2025,...
Cuộc chiến chống hàng giả: Không thể thắng nếu thực thi vẫn lỏng lẻo
Dù hành lang pháp lý chống hàng giả, hàng nhái đã được xây dựng tương đối đầy đủ, tuy nhiên theo các chuyên gia, điểm yếu nằm ở khâu thực thi,...
Giá bán lẻ xăng dầu đồng loạt giảm từ 0h ngày 1/7
Từ 0h00 ngày 1/7/2025, giá bán lẻ xăng dầu trong nước chính thức giảm đồng loạt theo thông báo của liên Bộ Công Thương - Tài chính, nhờ hiệu lực của chính sách giảm 2%...
Giá dầu hôm nay 1/7 duy trì sắc đỏ
Giá dầu thô khởi đầu tuần giao dịch với xu hướng giảm khi giới đầu tư dự đoán OPEC+ sẽ tiếp tục tăng nguồn cung vào tháng tới.
OPEC+ sẽ linh hoạt quyết định sản lượng dầu trong tháng 8
OPEC+ sẽ đưa ra quyết định về sản lượng dầu trong tháng 8 một cách linh hoạt tại cuộc họp sắp tới vào ngày 6/7, Nga xác nhận thông tin này, cũng như nhấn mạnh...
Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
Trong báo cáo gửi AFP hôm thứ Sáu, nhóm phân tích EBW Analytics Group cho biết giá khí đốt giao tháng 7 đã “lao dốc không phanh” trong tuần qua.
Giá dầu hôm nay 30/6 dự báo giảm nhẹ
Tuần vừa qua, giá dầu thế giới chứng kiến những phiên tăng, giảm trái chiều.
Giá dầu hôm nay 27/6 duy trì đà tăng nhẹ
Giá dầu thế giới duy trì đà tăng nhẹ khi nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tại Mỹ ở mức cao.
Giá xăng dầu tiếp tục đồng loạt tăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày 26/6, giá xăng dầu tiếp tục tăng phiên thứ 5 liên tiếp. Từ đầu năm đến nay, xăng RON 95 tăng 15 lần, giảm 11 lần.
Giá dầu hôm nay 26/6 nhích tăng nhẹ
Giá dầu thế giới sáng nay nhích tăng nhẹ sau khi giảm mạnh trong các phiên giao dịch đầu tuần.
Bô Y tế cảnh báo khẩn vụ phát hiện dầu ăn cho động vật được dùng cho người
Dầu chăn nuôi bị hô biến thành dầu ăn cho người, len lỏi vào bếp ăn, hàng quán, vừa bị lực lượng chức năng phát hiện tại Hưng Yên.
VPI dự báo giá xăng vẫn duy trì đà tăng 2,8-3,2% trong kỳ điều hành ngày 26/6
Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 26/6/2025, giá xăng bán lẻ có thể vẫn duy trì...
Giá dầu hôm nay 25/6 tăng nhẹ trở lại sau khi giảm mạnh
Giá dầu thế giới tiếp tục ghi nhận đà giảm mạnh khi thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran làm hạ nhiệt rủi ro nguồn cung dầu tại Trung Đông.
Cú sốc địa chính trị thế giới: Giá dầu sẽ đi về đâu?
Việc Mỹ không kích các cơ sở hạt nhân của Iran liệu có tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao, hay thị trường sẽ phớt lờ nguy cơ Iran phong tỏa eo biển Hormuz và...
Xuất khẩu 'vàng đen' của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh
Thống kê của Cục Hải quan cho thấy, 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu hạt tiêu - mặt hàng được ví như “vàng đen” của Việt Nam - đạt 99.900 tấn...
Giá dầu hôm nay 24/6 quay đầu giảm mạnh
Giá dầu thế giới bất ngờ giảm mạnh sau khi Iran tấn công một căn cứ quân sự của Mỹ tại Qatar.
Những yếu tố nào chi phối thị trường dầu khí thế giới tuần qua?
Thị trường dầu mỏ toàn cầu lại một lần nữa xoay quanh nước Mỹ, khi cả yếu tố cung – cầu lẫn địa chính trị đều tạo nên bức tranh khó đoán.
Xem nhiều




