Người trẻ Đông Nam Á đua nhau 'khởi nghiệp' bán hàng online mùa Covid-19
Nghỉ việc, ở nhà chống dịch, nhiều người trẻ Đông Nam Á không chịu ngồi yên mà đua nhau 'khởi nghiệp' bán hàng online hốt bạc mùa dịch.
Nghỉ việc, ở nhà chống dịch, nhiều người trẻ Đông Nam Á không chịu ngồi yên mà đua nhau 'khởi nghiệp' bán hàng online hốt bạc mùa dịch.
Nữ tiếp viên hàng không nghỉ việc ở nhà bán hàng online thời Covid-19
10 năm trước, Tidaporn Potisai, một cựu nữ tiếp viên hàng không 30 tuổi ở Thái Lan luôn phải phục vụ khách hàng của mình trên những chiếc máy bay ở độ cao hơn 11.000 mét.
Do ảnh hưởng bởi Covid-19, cô quyết định nghỉ việc ở nhà phát triển kỹ năng nấu ăn của bản thân và chia sẻ chúng trực tuyến.

Tidaporn Potisai đang làm chủ căn bếp online bán thịt heo nướng kiểu Thái sau khi hãng bay tạm ngưng hoạt động vì Covid-19. Ảnh: Handout
Theo đó, công việc mới mang đến cho cô 50 đến 100 đơn hàng mỗi ngày từ khắp Bangkok.
"Thật khó để đưa ra quyết định từ bỏ công việc tiếp viên hàng không, nhưng tôi vẫn phải làm vì không có lựa chọn. Sáu tháng sau đó, chồng tôi nói rằng tôi nên bán kor moo yang (thịt lợn nướng kiểu Thái)", Potisai kể lại.
Người trẻ Đông Nam Á đua nhau 'khởi nghiệp' bán hàng online mùa dịch
Giống Potisai, nhiều người trẻ tuổi ở Đông Nam Á đã trở thành "ông bà chủ của chính mình" khi đại dịch bùng phát.

Người trẻ Đông Nam Á đua nhau 'khởi nghiệp' bán hàng online mùa dịch. Ảnh: Vnexpress
Tại Đông Nam Á, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng tạo nên một thị trường có sức mua lớn. Sự phổ biến của các nền tảng trực tuyến cộng với việc nhiều người làm việc tại nhà hơn do đại dịch đã thúc đẩy mảng mua sắm online phát triển.
"Khủng hoảng kinh tế tác động đến những người trẻ trước tiên. Có những bằng chứng trong quá khứ cho thấy thanh niên tốt nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng sẽ khó kiếm việc làm và khó có thu nhập tốt", Grace Lee, Trưởng khoa Kinh tế tại Đại học Monash (Malaysia), nhận xét.
Covid-19: Cơ hội hiếm có cho người trẻ Đông Nam Á kinh doanh online
Theo báo cáo hồi tháng 8 của Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Phát triển châu Á, có 10 đến 15 triệu người trong độ tuổi 15 đến 24 ở 13 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương bị mất việc do đại dịch.

Có 10-15 triệu người trong độ tuổi 15 đến 24 ở 13 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương bị mất việc do đại dịch. Ảnh: Epa
Tuy nhiên, theo Selena Ling, trưởng bộ phận nghiên cứu và chiến lược ngân quỹ của OCBC Bank, sự bấp bênh về việc làm trong thời kỳ khủng hoảng sẽ thúc đẩy những người trẻ tuổi dấn thân vào các công việc chưa được khám phá.
"Những người trẻ ít bị cản trở bởi áp lực gia đình hoặc các khoản nợ tài chính. Trong tâm thế không có gì để mất, họ sẽ tận dụng cơ hội, kể cả nhỏ nhất thay vì do dự", Ling giải thích.
Chuyển đổi kỹ thuật số là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp
Với hàng triệu người không thể ra khỏi nhà do Covid-19, xu hướng tiêu dùng cũng thay đổi. Dữ liệu từ tập đoàn thương mại điện tử iPrice Group của Malaysia tiết lộ doanh số bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á tăng tới 60% trong tháng 4 và tháng 5.

Xu hướng tiêu dùng đang thay đổi vì dịch. Ảnh: Bloomberg
Còn theo Nielsen, tại Thái Lan, việc mua sắm "hoảng loạn" trong tháng 1 và tháng 2 khi đại dịch mới bắt đầu đã khiến doanh số các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tăng đột biến, với mức 1,3 và 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Priceza, một website mua sắm so sánh giá của Thái Lan, dự đoán thương mại điện tử tổng thể tại nước này tăng 35% lên 220 tỷ baht (7,03 tỷ USD) trong năm 2020.
Lucas Kang, 27 tuổi, người Singapore, bắt đầu tư vấn tiếp thị trực tuyến vào tháng 9 sau khi làm tư vấn viên trong hai năm. Anh cũng cung cấp các dịch vụ online khác, từ phát triển website đến các chiến dịch xây dựng thương hiệu và tiếp thị, để giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận bán hàng.
"Vào thời điểm việc làm khan hiếm, bạn không thể nói rằng khởi nghiệp là lựa chọn rủi ro hay kém an toàn nữa. Nếu một doanh nghiệp lấy kỹ thuật số làm trung tâm, sự khác biệt càng nhỏ và khó phân biệt hơn", Kang chia sẻ.

Với 360 triệu người dùng Internet tại Đông Nam Á, chuyển đổi kỹ thuật số là yếu tố sống còn của các doanh nghiệp. Ảnh: Marketingai
Thanaphol Virasa, trợ lý giáo sư tại Đại học Mahidol (Thái Lan), cho rằng nhu cầu mua hàng trực tuyến ngày càng tăng cho phép giới trẻ tận dụng các kênh online và nền tảng thương mại điện tử như một cách kinh doanh mới. Với 360 triệu người dùng Internet tại Đông Nam Á, có thể xem đây là cơ hội kinh doanh của bất cứ ai muốn nắm bắt.
"Khả năng tận dụng công cụ kỹ thuật số đã trở thành điều bắt buộc đối với các doanh nhân nếu muốn sống sót qua đại dịch. Người trẻ thường có lợi thế hơn, thậm chí dẫn dắt những người lớn tuổi trong việc áp dụng và sử dụng công nghệ", Lee nói.
Ngoài ra, các mô hình kinh doanh trực tuyến cũng không yêu cầu nhiều nguồn vốn, bằng cấp mà thời gian lại linh hoạt hơn. "Họ không phải có mặt từ 10h sáng đến 10h tối, nhưng doanh nghiệp vẫn mở cửa 24/24 và sẵn sàng giao dịch bất cứ lúc nào", Yusniza Kamarulzaman, Phó trưởng khoa kinh doanh và kế toán của Đại học Malaya (Malaysia), cho hay.
TIN LIÊN QUAN
Tỷ phú bạc: Từ Pharaoh Ai Cập đến Warren Buffett
Từ thuở xa xưa, khi con người bắt đầu biết tích trữ của cải, bạc đã hiện diện một cách đầy quyền lực. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhiều nhân vật vĩ đại đã...
Giải mã hiện tượng "Cường đô-la livestream bán nhà, thu về hơn 500 booking
Cái tên "Cường đô-la" bao năm qua đã là một thương hiệu, chiến thuật marketing hiệu quả cùng việc sản phẩm đang đáp ứng đúng nhu cầu lẫn mức tài chính đồng thời đưa ra...
Từ ý tưởng trị giá 24.000 USD thành phong trào hỗ trợ nữ nghệ nhân toàn cầu
Nest Inc., tổ chức phi lợi nhuận với sứ mệnh hỗ trợ thợ thủ công nữ, vừa công bố bước phát triển mạnh mẽ: hỗ trợ hơn 345.000 nữ doanh nhân/ thợ thủ công tại 125 quốc gia và 47 bang ở Mỹ.
Fortune công bố danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất trong kinh doanh năm 2025
Tại New York (Hoa Kỳ), Công ty truyền thông đa nền tàng danh giá Fortune vừa công bố danh sách thường niên, vinh danh các nữ lãnh đạo toàn cầu trong các lĩnh vực...
Giá của kẹo giả
Hoa hậu Hòa bình Quốc tế Nguyễn Thúc Thùy Tiên bị khởi tố. Một thông tin đủ để cả mạng xã hội giật mình. Người đẹp từng nổi tiếng vì sự duyên dáng, từng được...
Hương vị trà Việt chinh phục vị giác Thủ tướng Thái Lan tại tiệc chiêu đãi cấp cao
Trong không khí trang trọng của buổi tiệc chiêu đãi do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì chào mừng Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tối ngày 15/5/2025 tại Văn phòng Chính phủ...
Cổ phiếu Vinpearl gây sóng lớn trên sàn HoSE, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng bùng nổ kỷ lục
Tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đã đạt mức kỷ lục mới sau khi Vinpearl chính thức tái niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Ấn Độ: Ngày càng nhiều doanh nghiệp gia đình giao quyền điều hành cho con gái
Sự trỗi dậy của những người con gái - thậm chí cả con dâu- trong vai trò lãnh đạo các doanh nghiệp gia đình đang góp phần định hình lại hành trình bình đẳng giới ở quốc gia đông dân nhất thế giới.
Từ quán đá bào đến đế chế tỷ đô: Ông trùm đứng sau Mixue đã làm gì để có hơn 46.000 cửa hàng....
Bắt đầu từ một quầy đá bào tự chế ở Trịnh Châu, Zhang Hongchao - người sáng lập Mixue đã vượt qua nghèo khó, học vấn hạn chế và thị trường cạnh tranh khốc liệt...
CEO Chagee Trung Quốc: 18 tuổi còn "mù chữ", 30 tuổi đã thành tỷ phú USD, "nuốt chửng" cả thị trường trà sữa...
Junjie Zhang, một doanh nhân 30 tuổi người Trung Quốc, đã trở thành tỷ phú sau thành công lớn của Chagee Holdings Ltd. công ty trà sữa cao cấp mà ông sáng lập.
Hoa hậu Mai Phương Thúy xuất hiện tại ĐHĐCĐ MWG: MWG báo lãi đậm quý I, mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ 2025
Lợi nhuận sau thuế quý này của MWG ghi nhận đạt 1.548 tỷ đồng, tăng hơn 71%...
Bà Mai Kiều Liên nói về điều duy nhất không đổi trong cuộc "lột xác" toàn diện của Vinamilk
Sau gần nửa thế kỷ từ khi thành lập, Vinamilk đã tiến hành một cuộc đổi mới toàn diện từ quản lý, chuyển đổi số, tiêu chuẩn sản phẩm, bao bì, thương hiệu đến cách...
Ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục nhận thù lao 0 đồng, mạnh tay rót hơn 27.000 tỷ đồng cho công ty con
Trong năm 2024, Tập đoàn Vingroup (VIC) đã thu về 189.068 tỉ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023. Đặc biệt, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT tiếp tục...
Thông điệp đầy cảm hứng về hành trình "vượt bão" và tầm nhìn chiến lược của Vinamilk
Trong báo cáo gửi đến cổ đông, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), đã truyền tải một thông điệp đầy cảm hứng về hành...
Người nổi tiếng cần giữ cái danh của mình
Thời gian qua một số người có sức ảnh hưởng (KOL) như hoa hậu, diễn viên, giáo sư... gây ồn ào vì quảng cáo không đúng cho các loại sản phẩm như thuốc chữa bệnh...
Tỷ phú thứ 5 thế giới để mắt tới tập đoàn dầu khí nhà nước Mexico
Tập đoàn năng lượng nhà nước Mexico, Pemex, đang đàm phán với tỷ phú Carlos Slim về khả năng ông sẽ đầu tư vào hai mỏ dầu khí đầy tiềm năng của nước này, theo...
Doanh nhân nữ cần được phá bỏ rào cản, trở ngại
Dẫu có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế, phần lớn các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đang hoạt động ở quy mô siêu nhỏ hoặc nhỏ và họ vẫn phải đối mặt với nhiều trở ngại.
Lý do ông Đỗ Anh Tuấn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT Sunshine Homes?
Những ngày vừa qua, thị trường địa ốc xôn xao trước công bố thông tin chính thức từ Công ty CP Phát triển Sunshine Homes (HNX: SSH) về việc từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT của ông Đỗ Anh Tuấn.
Chủ tịch Tập đoàn BRG mong có chính sách hỗ trợ tài chính các dự án trung hòa carbon
Bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG kiến nghị Chính phủ có các chính sách hỗ trợ tài chính cho các dự án xây dựng và trung hòa carbon, bao gồm cả thuế và thủ tục hành chính.
Xem nhiều




