VnFinance
Thứ tư, 17/01/2024, 13:30 PM

Những điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản sau 5 năm thực thi CPTPP

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 5 năm Hiệp định Thương mại tự do CPTPP có hiệu lực (từ 14/1/2019), thủy sản là một trong những ngành có nhiều thay đổi tích cực nhờ tận dụng ưu đãi thuế quan trong thương mại với các nước thành viên, tuy nhiên cũng có những khó khăn, thách thức làm ảnh hưởng việc gia tăng XK sang các thị trường trong khối này.

Hội nhập - Thâm nhập - Hòa nhập

Hội nhập mạnh mẽ hơn, thâm nhập sâu hơn và hòa nhập nhiều hơn là 3 cụm từ để nhận định hiệu quả của các FTA nói chung và đặc biệt cho hiệp định CPTPP.

Những thay đổi rõ nét đối với xuất khẩu (XK) thủy sản 5 năm sau khi hiệp định CPTPP có hiệu lực đó là:

Thứ nhất, về XK, sự gia tăng XK vào các nước thành viên CPTPP mạnh mẽ hơn so với các thị trường khác. Điển hình là Canada, Chile, Peru, Singapore, Malaysia. Australia...

Những điểm sáng trong xuất khẩu thủy sản sau 5 năm thực thi CPTPP
Thủy sản Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ vào các thị trường sau khi tham gia CPTPP.
 

Thị phần của thủy sản Việt Nam trên các thị trường này tăng, cho thấy thế mạnh cạnh tranh đã được hỗ trợ nhờ hiệp định CPTPP.

Ví dụ tại Canada: thị phần tăng từ 7-8% lên 10%, trong đó riêng tôm tăng từ 18% lên 25% và đứng số 1; cá ngừ cũng tăng từ 6% lên 11% và đứng thứ 3.

Tại Australia, tôm Việt Nam chiếm thị phần áp đảo 70%, tăng gần gấp đôi so với 32% trước khi ký hiệp định. Một vài ví dụ trên phản ảnh một phần đáng chú ý về hiệu quả thâm nhập mạnh mẽ của thủy sản Việt vào các thị trường sau khi tham gia CPTPP.

Thứ hai là xu hướng tăng nhập khẩu (NK) thủy sản vào Việt Nam để gia công, chế biến XK đi các nước và cả tiêu thụ trong nước.

Sự hòa nhập còn thể hiện ở việc cùng nâng cao chất lượng, năng suất chế biến XK nhờ những đầu tư, hợp tác về công nghệ, kỹ thuật, ứng dụng KHKT trong Nuôi trồng, chế biến và XK thủy sản.

Thách thức khách quan và nội tại

Bối cảnh của 5 năm qua có nhiều biến động và thách thức từ thị trường, từ các biến động địa chính trị và những bất cập nội tại, phần nào làm giảm đi cơ hội tận dụng hiệu quả hơn những lợi thế của hiệp định CPTPP.

Từ góc độ thị trường: Khả năng tăng sức cạnh tranh không thể là tuyệt đối khi các nước đối thủ như Ecuador, Ấn Độ có lợi thế về nguồn cung và giá cả và họ cũng có FTA với một số nước trong nhóm CPTPP. VD: Ấn Độ có FTA với Malayisa, Singapor, Nhật Bản, Chile, Australia; Ecuador có FTA với Chile, Peru...

Về yếu tố khách quan: đó là những biến động trên thế giới bảo gồm dịch Covid, xung đột Nga - Ukraine dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng, chi phí sản xuất tăng, thiếu nguyên liệu dẫn đến kịch bản hưởng lợi từ CPTPP không được như mong đợi.

Về góc độ nội tại: Việc hiểu và tận dụng hiệu quả ưu đãi thuế quan bằng việc sử dụng form mẫu C/O phù hợp, vẫn có bất cập đối với DN khi không biết điều chỉnh linh hoạt form mẫu nào cho từng thị trường thì có lợi hơn vì có những thị trường như Nhật Bản có FTA song phương, có tới 3 FTA đa phương (ASEAN, RCEP, CPTPP)...

Ngoài ra, vẫn có sự cạnh tranh tại chính thị trường nội địa, khi mà hàng thủy sản của các nước như Nhật Bản, Chile, Australia cũng phần nào làm mất thị phần trên chiếc bánh tiêu thụ thủy sản trong nước.

Thứ 3, việc phải thể chế hóa, cải cách môi trường đầu tư bên cạnh những tác động tích cực cho DN xuất nhập khẩu cũng có những quy định được đặt ra còn khắt khe hơn so với yêu cầu từ hiệp định hoặc là từ thị trường. Đó là những quy định liên quan đến môi trường và lao động, là những vấn đề Việt Nam cần cải thiện theo hướng phát triển bền vững, nhưng cần có lộ trình phù hợp với thực tiễn đất nước và có độ linh hoạt cho từng ngành, vì mỗi ngành có một đặc thù riêng.

Thách thức lớn từ hệ thống logistic

Một thách thức làm giảm sức cạnh tranh và khả năng tận dụng tối đa cơ hội thị trường, đó là logistic cho ngành thủy sản không đáp ứng nhu cầu phát triển. Là một ngành định hướng XK là chủ lực và có những đặc thù về VSATTP, chuỗi cung ứng thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi logistic bao gồm: kho lạnh, vận tải, đặc biệt là vận tải biển. Trong nhiều năm qua, nhất là giai đoạn từ 2020 trở lại đây có nhiều biến động như dịch Covid, chiến tranh, xung đột Nga - Ukrain, mới đây là vùng Trung Đông (căng thẳng Biển Đỏ), ngành thủy sản XK bộc lộ rõ điểm yếu và bất cập là phụ thuộc phần lớn vào hệ thống logistic của nước ngoài: kể cả kho lạnh và vận tải biển.

Câu chuyện căng thẳng Biển Đỏ hiện nay lại một lần nữa bộc lộ sự thiết hụt của ngành logistic Việt Nam, khi mà các hãng tàu nước ngoài chi phối và độc quyền định giá và tăng giá cước cùng các giá dịch vụ vận tải.

Về lâu dài, thương mại thủy sản trông chờ vào sự lớn mạnh của ngành logistic Việt Nam với mục tiêu lớn là phát triển đội tàu biển Việt Nam và hệ thống cung ứng container lạnh để nâng cao năng lực vận tải container quốc tế của Việt Nam, khi đó chúng ta mới có thế chủ động và khả năng cạnh tranh cao hơn trong chuỗi cung ứng hàng hóa, nhất là thực phẩm như thủy sản.

CPTPP mở rộng - thêm cơ hội cho ngành thủy sản

Vương quốc Anh đã ký hiệp ước tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - một dấu mốc cho thấy có thế sẽ có thêm các thành viên khác tham gia vào hiệp định này. Những thay đổi này cũng tạo thêm cơ hội cho thủy sản Việt Nam trong việc thâm nhập thị trường và hòa nhập bằng việc đa dạng nguồn nguyên liệu.

Hiện nay, theo hiệp định song phương Việt Nam với Anh, thuế NK ưu đãi của các sản phẩm thủy sản chủ lực của Việt Nam vào Anh hầu hết về 0%. Tuy nhiên, còn một vài mã sản phẩm như tôm chế biến HS 160521 và 160529 vẫn đang bị mức thuế 7%. Tất nhiên hai dòng sản phẩm này của Việt Nam đều đang chiếm vị trí số 1 tại Anh, chi phối 36% thị phần, nhưng dư địa sẽ lớn hơn khi tôm Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan CPTPP.

Ngoài ra, cơ hội cho việc đa dạng nguồn nguyên liệu chế biến XK trong nội khối sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, Anh cũng là một đối tác cho các công ty Việt Nam trong hoạt động gia công mặt hàng hải sản từ Anh, ví dụ như cá tuyết.


Giá dầu trong tuần (7/10-13/10): Ghi nhận tuần tăng giá
Giá dầu trong tuần (7/10-13/10): Ghi nhận tuần tăng giá

Giá dầu thế giới trong tuần (7/10-13/10) tăng trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá dầu quay đầu giảm...

Giá dầu hôm nay (12/10): Tiếp tục giảm trong phiên
Giá dầu hôm nay (12/10): Tiếp tục giảm trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (12/10) giảm trong phiên và ổn định so với cùng thời điểm ngày 11/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư cân nhắc các yếu tố...

Giá dầu hôm nay (11/10): Dầu thô giảm trong phiên
Giá dầu hôm nay (11/10): Dầu thô giảm trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (11/10) giảm trong phiên nhưng tăng so với cùng thời điểm ngày 10/10. Các nhà đầu tư đang cân nhắc những tác động của thiệt hại...

Giá xăng dầu tăng vọt hơn 1.200 đồng/lít
Giá xăng dầu tăng vọt hơn 1.200 đồng/lít

Thông tin từ Bộ Công Thương về điều hành giá xăng dầu từ ngày 10/10 cho biết, giá các mặt hàng xăng dầu đồng loạt tăng cao từ 908 - 1.258 đồng/lít.

Người lao động 'thắt chặt' chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%
Người lao động "thắt chặt" chi tiêu dù thu nhập bình quân tháng tăng 7,4%

Thu nhập bình quân người lao động quý III và 9 tháng năm 2024 tăng 519 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, đạt trung bình 7,6 triệu đồng,...

Giá dầu hôm nay (8/10): Dầu thô giảm trong phiên
Giá dầu hôm nay (8/10): Dầu thô giảm trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (8/10) giảm trong phiên nhưng tăng so với cùng thời điểm ngày 7/10. Các nhà giao dịch đã chốt lời sau khi giá dầu tăng...

Giá dầu khí sẽ ra sao khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang?
Giá dầu khí sẽ ra sao khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang?

Giá dầu tăng trong tuần này khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang. Iran phóng tên lửa vào Israel và Israel đe dọa trả đũa, làm tăng khả năng gián đoạn dòng cung...

Giá dầu trong tuần (30/9-6/10): Ghi nhận tuần tăng giá
Giá dầu trong tuần (30/9-6/10): Ghi nhận tuần tăng giá

Giá dầu thế giới trong tuần (30/9-6/10) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần. Tại phiên giao dịch giữa tuần, giá dầu tăng ở đầu phiên sau đó quay đầu giảm...

Những điểm mới của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu
Những điểm mới của Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu

Bà Nguyễn Thúy Hiền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã có những trao đổi với báo chí để làm rõ những vấn đề mới...

Giá dầu hôm nay (4/10): Dầu thô tiếp tục tăng giá
Giá dầu hôm nay (4/10): Dầu thô tiếp tục tăng giá

Giá dầu thế giới hôm nay (4/10) tăng khi các nhà đầu tư cân nhắc về khả năng gián đoạn nguồn cung do căng thẳng xung đột Trung Đông tiếp tục leo thang.

Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo cao kỷ lục?
Vì sao Việt Nam nhập khẩu gạo cao kỷ lục?

Lũy kế 9 tháng, Việt Nam đã chi tổng cộng 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo. Đây là con số cao kỷ lục của ngành gạo từ trước đến nay.

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD
Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm đạt 578,47 tỷ USD

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính đạt 578,47 tỷ USD, tăng 16,3%...

Giá xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít
Giá xăng RON 95 giảm về dưới 20.000 đồng/lít

So với kỳ điều hành trước đó, giá xăng RON 95-III (loại phổ biến trên thị trường) giảm 710 đồng, xuống 19.800 đồng một lít. Xăng E5 RON 92 ở mức 18.850 đồng một lít, hạ 770 đồng.

Dự báo tiêu thụ xăng dầu đến 2030 tiếp tục tăng dù xe điện đang trở nên phổ biến
Dự báo tiêu thụ xăng dầu đến 2030 tiếp tục tăng dù xe điện đang trở nên phổ biến

Hiệp hội Các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) dự báo đến năm 2028, Việt Nam có khoảng 1 triệu xe điện, chỉ chiếm khoảng 8% tổng số phương tiện động cơ truyền thống, nên nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam tới 2030 vẫn sẽ tăng.

Giá dầu hôm nay (3/10): Dầu thô tăng trong phiên
Giá dầu hôm nay (3/10): Dầu thô tăng trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (3/10) tăng trong phiên nhưng giảm so với cùng thời điểm ngày 2/10 trong bối cảnh các nhà đầu tư...

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam quay trở lại quỹ đạo
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam quay trở lại quỹ đạo

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sau 4 năm bị xáo trộn bởi đại dịch Covid-19, chiến tranh, lạm phát,...

Giá dầu hôm nay (2/10): Dầu thô tăng trở lại
Giá dầu hôm nay (2/10): Dầu thô tăng trở lại

Giá dầu thế giới hôm nay (2/10) tăng khi thị trường lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể lan rộng hơn và làm gián đoạn nguồn cung dầu từ khu vực,...

VPI dự báo giá xăng quay đầu giảm trên 3% trong kỳ điều hành ngày 3/10
VPI dự báo giá xăng quay đầu giảm trên 3% trong kỳ điều hành ngày 3/10

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) dự báo, tại kỳ điều hành ngày 3/10/2024, giá xăng quay đầu giảm từ 3,1 - 3,4%...

Giá dầu hôm nay (1/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên
Giá dầu hôm nay (1/10): WTI tăng, Brent giảm trong phiên

Giá dầu thế giới hôm nay (1/10) WTI tăng, Brent giảm trong phiên. Cả hai loại dầu chuẩn giảm so với cùng thời điểm ngày 30/9 trong bối cảnh nhu cầu dầu toàn...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance