Nở rộ dự án bất động sản giáo dục: Phải tránh ưu ái nhầm
Dự án BĐS mang danh giáo dục gắn với thương mại, dịch vụ đang có sự nhập nhèm làm nhiều địa phương có thể áp dụng chính sách hỗ trợ nhầm.
Ngày 31/7/2020, trao đổi với Đất Việt về loại hình bất động sản, dịch vụ giáo dục đang nở rộ tại Việt Nam, luật sư Trần Đức Phượng - Đoàn Luật sư TP. HCM cho rằng, các địa phương cần phải xem xét cẩn trọng đối với những loại hình bất động sản này để có những chính sách ưu đãi phù hợp, tránh trục lợi từ việc khuyến khích phát triển giáo dục của Nhà nước.
"Sau thời gian nở rộ về các dự án tâm linh thì những dự án gắn mác giáo dục hiện nay đang bùng nổ. Khác với ở nước ngoài, tại Việt Nam, các dự án giáo dục này lại có sự đan xen giữa dịch vụ du lịch, thương mại với giáo dục nên dẫn đến việc khó khăn trong quản lý, áp dụng các chính sách ưu đãi, phát triển giáo dục" - ông Phượng cho hay.
Theo ông Phượng, cần phải có cái nhìn đúng đắn về các dự án bất động sản thương mại, dịch vụ gắn với giáo dục. Bởi, không thể coi đây là một dự án phát triển giáo dục đơn thuần mà đó thực chất là dự án bất động sản có cả lĩnh vực giáo dục trong đó.
Như vậy, trong từng dự án, tỷ lệ % giành cho giáo dục nhiều hơn hay giành cho bất động sản nhà ở, nghỉ dưỡng, du lịch nhiều hơn?

Đơn cử như mới đây tại Phú Yên, một doanh nghiệp trong nước đề xuất thực hiện dự án thành phố du lịch và giáo dục quốc tế rộng khoảng 65ha ở Phú yên, nhưng theo doanh nghiệp này thì có hơn 1 nửa điện tích là dành cho việc phát triển các khu du lịch. Phần diện tích giành cho giáo dục chỉ chiếm một phần nhỏ.
Hay trước đó, nhiều dự án giáo dục "khủng" cũng được xây dựng tại TP. Hải Phòng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng...
Ông Phượng cảnh báo, hiện nay Nhà nước có chính sách miễn thuế đất và thuế thu nhập doanh nghiệp cho các dự án giáo dục.
Tuy nhiên, có thể có sự nhập nhèm giữa những dự án giáo dục kết hợp căn hộ, biệt thự, giải trí, du lịch... để xin dự án và hưởng chính sách ưu đãi.
"Không thể phủ nhận việc doanh nghiệp chạy theo nhu cầu của thị trường và chính sách ưu đãi của Nhà nước dành cho từng lĩnh vực để phát triển dự án.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý cũng cần phải xác định rõ, trong một dự án đó có bao nhiều % diên tích đất, vốn đầu tư của doanh nghiệp dành cho giáo dục để xác định rõ bản chất, mục đích của các nhà đầu tư để có chính sách ưu đãi phù hợp", ông Phương lưu ý.
Một vấn đề khác được vị chuyên gia đặt ra là cách thức ưu ái cho từng loại hình giáo dục.
"Giáo dục hiện nay cũng được coi là một ngành dịch vụ, kinh doanh - đầu tư của doanh nghiệp tư nhân.
Về mặt thị trường thì nó cũng giống như việc kinh doanh bất kỳ một loại hàng hóa nào khác. Những dự án giáo dục tư nhân thường khác với cơ sở giáo dục công.
Vì thế, việc áp dụng chính sách ưu đãi cho các dự án giáo dục của doanh nghiệp tư nhân cũng cần đảm bảo sự minh bạch, kèm theo những cam kết để các doanh nghiệp không được ưu ái nhầm, hay lợi nhuận rơi vào những nhà đầu tư còn người dân và Nhà nước không được hưởng quá nhiều từ những dự án này" - ông Phượng bày tỏ.
Khẳng định trong thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam xuất hiện những dự án với tên gọi mỹ miều, gắn mác tâm linh, giáo dục, thành phố thông minh..., vị chuyên gia thẳng thắn, bản chất thực sự của các dự án có thể lại không phải như thế.
"Họ đưa ra các tên gọi này trước hết là để làm đẹp về mặt hình thức cho chính dự án đó, khiến xã hội quan tâm và để được chính quyền dễ chấp thuận hơn. Nhưng bên trong đó là cái gì, có phải thành phố thông minh, tâm linh hay giáo dục không thì chỉ đến khi đi vào hoạt động thì mới nhận ra được.
Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý, khi xem xét dự án cần tách biệt cụ thể để có một tên gọi phù hợp. Ngay cả khi dự án đó đã đi vào hoạt động thì cũng cần phải giám sát, tránh trường hợp nhà đầu tư "treo đầu dê, bán thịt chó", vị luật sư nêu quan điểm.
Về hướng giải quyết, theo ông Phượng, nếu phát hiện ra mục đích thật của dự án không đúng như tên mà nhà đầu tư đưa ra thì cần yêu cầu doanh nghiệp đó điều chỉnh lại, doanh nghiệp không chấp nhận thì các cơ quan Nhà nước có quyền thu hồi lại dự án đó và tổ chức bán đấu giá.
"Có những dự án (đã triển khai) mang danh giáo dục nhưng thực chất chỉ có một phần rất nhỏ giáo dục trong dự án đó, địa phương áp dụng các chính sách ưu đãi, đến khi dư luận bức xúc, báo chí vào cuộc phản ánh mới xem xét lại và tạm dừng việc áp dụng chuyện ưu đãi cho doanh nghiệp" - ông Phượng khẳng định.
Bàn về vấn đề này, ĐBQH Hồ Thanh Bình - Ủy viên Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, các địa phương này cần phải xem xét lại để tránh việc trục lợi chính sách, đồng thời từ đó có định hướng đúng đắn để tránh thất thu cho ngân sách nhà nước.
Theo ĐBQH Hồ Thanh Bình, việc đưa ra chủ trương ưu đãi cho các dự án giáo dục là một định hướng đúng, nhằm ưu tiên xã hội giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.
Tuy nhiên, việc ưu đãi này cần phải được thực hiện linh hoạt, đúng theo quy định của pháp luật để trách vận hành một cách máy móc, gây thiệt hại cho Nhà nước, chỉ có doanh nghiệp được hưởng lợi còn người dân vẫn không được hưởng giáo dục chất lượng cao.
"Các địa phương cần phải nhìn nhận lại việc ưu đãi cho các dự án giáo dục. Người quản lý ở địa phương cần nhìn nhận được thực tế xung quanh khu vực có thiếu cơ sở giáo dục hay không, nhu cầu của người dân trên địa bàn thế nào để từ đó đưa ra những chính sách hợp lý" - ông Bình khuyến nghị.
TIN LIÊN QUAN
-
Cổ phiếu BĐS tuần cuối tháng 7: Nhóm đầu cơ lao dốc, VHM và NVL đi ngược
-
Ngày mai diễn ra Tọa đàm BĐS hạng sang & không gian sống thượng lưu trong đô thị
-
Dự án bất động sản nào sắp “gây bão” thị trường BĐS TP. Hồ Chí Minh?
-
Cổ phiếu BĐS tuần 13 - 17/7: Phân hóa mạnh, THD điều chỉnh sau khi lên gấp 6 lần
Hơn 33.000m2 xây nhà ở xã hội tại Dự án Khu đô thị Bắc Đại học Thái Nguyên
Dự án Khu đô thị Bắc Đại học Thái Nguyên, do công ty cổ phần đầu tư Newland làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng trên diện tích gần...
Cát Bà sắp có show diễn quy tụ “dàn sao” Jetski chưa từng có
Không phải những diễn viên hành động Hollywood với kỹ xảo CGI mà là những vận động viên thể thao mạo hiểm tham gia “Bản Giao Hưởng Đảo Xanh” tại Cát Bà mùa hè này...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 28/3: Dự báo “sốt” đất ngắn hạn sau sáp nhập tỉnh
Khu đô thị của Bitexco tại Hà Nội sắp thêm hàng nghìn căn chung cư; Chủ đầu tư chung cư chưa nghiệm thu đã cho dân vào ở bị phạt 90 triệu đồng; Quảng Nam...
Toàn cảnh đất nền ven Hà Nội: Khu vực nào tăng giá mạnh nhất?
Trong những tháng đầu năm 2025, thị trường bất động sản ven đô Hà Nội đang nóng lên từng ngày với sự tăng giá đáng kể tại nhiều khu vực.
Hà Nội: Người dân mong chuyển đổi công năng nhà tái định cư sang nhà ở xã hội để tránh lãng phí
Trong khi nhu cầu về nhà ở đang thiếu hụt thì hàng trăm căn hộ giãn dân ở phường Thượng Thanh (Q.Long Biên, Hà Nội) bị bỏ hoang suốt hàng chục năm qua, hiện hư...
Yêu cầu hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định về đất đai, nhà ở
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa có chỉ đạo về việc hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành hai Nghị quyết của Quốc hội, nhằm tháo gỡ...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 27/3: Bình Thuận thanh tra 2 dự án Summerland và Đồi Hòn Rơm
Chấp thuận chủ trương đầu tư Khu đô thị mới Cam Lâm 285.000 tỷ đồng; Yêu cầu rà soát việc huy động vốn mở rộng 2 tuyến cao tốc trọng điểm; Thái Bình cảnh báo...
Thêm 40.000 tỷ đồng hỗ trợ người trẻ có nhà, đúng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Theo đó, khách hàng cá nhân đến 35 tuổi có nhu cầu mua/thuê mua nhà ở trên toàn quốc được hỗ trợ lãi suất 5,5%/năm cố định trong vòng 03 năm đầu...
Hà Nội yêu cầu triển khai các thủ tục theo "luồng xanh" để thực hiện dự án nhà ở xã hội
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu triển khai thực hiện các thủ tục theo "luồng xanh", rút ngắn thời gian xử lý đối với 2 dự án đầu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 26/3: Dự án Dragon City Park tại Đà Nẵng 10 năm chưa ra được sổ đỏ
Yêu cầu UBND tỉnh Thái Bình xử lý vi phạm về đất đai, đê điều; Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm; Hàng...
Sau 9 năm, giá bán nhà ở xã hội tăng bao nhiêu?
Kể từ năm 2016 đến nay, mức giá bán nhà ở xã hội trên địa bàn huyện Thanh Trì, Hà Nội, được cho là tăng lên gấp đôi. Nếu như năm 2016, mức giá 1m2...
Đất Hòa Lạc đang bị "thổi giá"?
Trước thông tin tuyến đường sắt đô thị số 5 Văn Cao - Hòa Lạc dự kiến sẽ được khởi công trong năm nay, thị trường đất nền Hòa Lạc “nóng” lên từng ngày. Chuyên...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 25/3: Quảng Bình thu hồi đất dự án du lịch hơn 150 tỷ đồng do nợ...
Đà Nẵng lên phương án xác định lại giá đất đối với 15 dự án để truy thu; Bộ Xây dựng lập đoàn kiểm tra nhà ở xã hội tại các địa phương; Thanh tra...
Khiến nhà đầu tư đổ về phía Tây Hà Nội - Vinhomes Wonder City có gì?
Vừa ra mắt hơn 10 ngày, 90% quỹ căn tại phân khu đầu tiên của Vinhomes Wonder City Đan Phượng đã có chủ. Trước sức nóng của dự án, chủ đầu tư chuẩn bị...
The Cosmopolitan – Căn hộ thương gia cho thế hệ công dân toàn cầu
Lịch sử phát triển đô thị trên thế giới cho thấy, khi thị trường đã quá quen với các sản phẩm đại trà, thì nhu cầu nâng cấp không gian sống lên một tiêu chuẩn...
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến cầu Tứ Liên và đường Ngọc Hồi
Hà Nội phê duyệt phương án tuyến cầu Tứ Liên và đường Ngọc Hồi, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 24/3: Bắc Ninh mở bán hàng trăm căn hộ nhà ở xã hội với giá...
Dự án bất động sản The Legend City Danang huy động vốn 1.764 tỷ đồng; Hà Nội thành lập tổ công tác liên ngành thẩm định Dự án cầu Tứ Liên; Cảnh báo rủi ro...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Ninh Bình giao công an vào cuộc vụ giá nhà đất TP Hoa Lư tăng...
Thanh Hóa khởi động chuỗi phiên đấu giá đất quy mô lớn năm 2025; Đề xuất thí điểm cho phép kinh doanh tại chung cư; Hơn 200 hộ dân đã vào ở chung cư 26...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/3: Sắp đấu giá 3 lô đất tại Thủ Thiêm, giá khởi điểm trên 5.000 tỷ...
Bình Dương miễn tiền thuê đất để thu hút nhà đầu tư; Hà Nội và TPHCM đặt mục tiêu xây dựng hơn 7.500 căn nhà ở xã hội trong năm 2025; Thi công Metro...
Xem nhiều




