Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
PVCFC vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser). Với bước tiến mới này, Phân bón Cà Mau tiếp tục củng cố vai trò tiên phong của ngành hóa nông Việt Nam trên trường quốc tế.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC – mã chứng khoán: DCM) vừa ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường quốc tế khi được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One cho xuất khẩu phân bón hàng rời, có hiệu lực đến ngày 07/3/2028. Đây là mức đánh giá cao nhất trong hệ thống quản lý nhập khẩu phân bón vô cơ của Úc, khẳng định chất lượng vượt trội và uy tín của sản phẩm Urê hạt đục Cà Mau trên trường quốc tế.
Chứng chỉ Level One – “Giấy thông hành” đến thị trường cao cấp

Trong giai đoạn 2020 – 2025, Nhà máy Đạm Cà Mau duy trì vận hành an toàn, ổn định, tối ưu công suất. Tổng sản lượng sản xuất (urê quy đổi và NPK) đạt 5,36 triệu tấn. Riêng năm 2024, sản lượng urê quy đổi đạt 956,36 nghìn tấn – mức cao nhất kể từ khi Nhà máy đi vào hoạt động, với công suất đạt 115,5% so với thiết kế. Bước sang năm 2025, PVCFC đặt mục tiêu tiếp tục cải hoán, tối ưu hóa hệ thống để tiết giảm ít nhất 5% tỷ lệ tiêu hao năng lượng so với định mức. |
Chứng chỉ Level One là minh chứng cho năng lực toàn diện của PVCFC, từ việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học, truy xuất nguồn gốc, đến điều kiện hạ tầng và kiểm soát chuỗi cung ứng hiện đại, bền vững. Được cấp sau đợt đánh giá thực địa vào tháng 3/2025, chứng chỉ này cho phép sản phẩm Urê Cà Mau được miễn kiểm tra tại cảng đến ở Úc, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao tính cạnh tranh. Đặc biệt, sản phẩm của PVCFC được xếp vào nhóm nhà cung cấp đạt tiêu chuẩn cao nhất, cho phép bán với giá cao nhất trên thị trường Úc và đẩy nhanh quy trình thông quan.
Thành tựu này không chỉ mở rộng cơ hội hợp tác lâu dài với các đối tác nông nghiệp quy mô lớn tại Úc và khu vực châu Đại Dương, mà còn củng cố vị thế của PVCFC ở phân khúc cao cấp quốc tế.
Trước đó, vào tháng 4/2024, PVCFC đã trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên được Úc cấp phép xuất khẩu phân bón, tạo tiền đề quan trọng cho chiến lược toàn cầu hóa.
Vượt thách thức, khẳng định bản lĩnh
Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động, với căng thẳng địa chính trị, chuỗi cung ứng gián đoạn và chi phí nguyên vật liệu tăng cao, PVCFC đã thể hiện bản lĩnh và khả năng ứng biến linh hoạt. Giá khí đốt – nguyên liệu đầu vào chủ lực biến động mạnh, trong khi thị trường nội địa đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ phân bón nhập khẩu từ Nga, Brunei và Indonesia. Dù vậy, PVCFC vẫn đạt kết quả kinh doanh ấn tượng trong 5 tháng đầu năm 2025, với doanh thu ước đạt 5.962 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ) và lợi nhuận trước thuế 719 tỷ đồng (tăng 9%).

Trên phương diện thị trường, PVCFC tiếp tục duy trì hiệu quả các thị trường chiến lược như Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Campuchia và mở rộng ra khu vực miền Trung, miền Bắc. Đồng thời đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đến nay sản phẩm của PVCFC đã có mặt tại 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có các thị trường yêu cầu cao như Úc, New Zealand. |
Sự phối hợp hiệu quả với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các đơn vị trong cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau đảm bảo nguồn cung khí ổn định, giúp các nhà máy vận hành với công suất cao. Kết quả, sản lượng urê quy đổi trong quý I/2025 đạt 248,14 nghìn tấn (hoàn thành 105% kế hoạch), sản lượng NPK đạt 85,08 nghìn tấn (tăng 76% so với cùng kỳ). Đặc biệt, sản lượng tiêu thụ urê vượt 177% kế hoạch, đạt 262,59 nghìn tấn, trong khi NPK tự sản xuất ước đạt 38,24 nghìn tấn, gấp gần 7 lần cùng kỳ năm 2024.
PVCFC không chỉ tập trung vào sản xuất mà còn đẩy mạnh mở rộng thị trường. Công ty chủ động tăng cường xuất khẩu vào các giai đoạn thấp điểm trong nước, đồng thời phát triển mạng lưới tiếp thị và phân phối nội địa. Sản phẩm mang thương hiệu Phân bón Cà Mau hiện đã có mặt tại gần 20 quốc gia, khẳng định vai trò đối tác chiến lược trong chuỗi cung ứng phân bón quốc tế.
Hướng đến tương lai, PVCFC tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), tập trung vào các sản phẩm mới như NPK công nghệ Polyphosphate và dòng sản phẩm dành cho “nông nghiệp đô thị”. Công ty cũng triển khai các dự án chiến lược tại Nhà máy Đạm Cà Mau, bao gồm sản xuất CO₂ thực phẩm, khí công nghiệp, hệ thống điện mặt trời áp mái 5MWp và nâng công suất Đạm lên 960.000 tấn/năm. Những dự án này không chỉ tối ưu hóa chi phí mà còn thể hiện cam kết “xanh hóa” ngành công nghiệp.
Để hỗ trợ nông dân trong vụ Hè Thu, PVCFC đã chuẩn bị sẵn 250.000 tấn hàng hóa các loại, đảm bảo nguồn cung ổn định. Các chương trình khuyến mãi được triển khai đồng bộ trên toàn quốc, giúp bà con giảm áp lực chi phí và tăng hiệu quả canh tác. Đồng thời, công ty đầu tư mạnh vào hệ thống kho bãi và logistics tại các trung tâm chiến lược như TP.HCM, Tây Nam Bộ, miền Trung và Tây Nguyên, củng cố chuỗi cung ứng và mở rộng hiện diện thị trường.

Bên cạnh thành tựu kinh doanh, PVCFC còn chú trọng trách nhiệm xã hội. Công ty triển khai nhiều chính sách cải thiện phúc lợi cho người lao động, đồng thời thực hiện các chương trình cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục, y tế và nâng cao chất lượng sống tại các khu vực trọng điểm như Đồng bằng Sông Cửu Long – thị trường chiến lược của Công ty. Từ năm 2021 đến nay, PVCFC đã hỗ trợ xây dựng 1.295 căn nhà Đại đoàn kết, hàng chục công trình trường học, trạm y tế, cầu giao thông, góp phần nâng cao đời sống người dân và gia tăng nhận diện thương hiệu tại khu vực. Những nỗ lực này góp phần xây dựng hình ảnh một doanh nghiệp không chỉ dẫn đầu về kinh tế mà còn tiên phong trong phát triển bền vững và lan tỏa giá trị nhân văn.
Với chứng chỉ Level One từ Úc, kết quả kinh doanh vượt bậc và chiến lược phát triển toàn diện, PVCFC đang từng bước khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành phân bón Việt Nam và trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh đầy thách thức, tư duy đổi mới và tầm nhìn bền vững chính là “chìa khóa vàng” giúp PVCFC tiếp tục tỏa sáng, mang thương hiệu Việt vươn xa.

PVCFC hiện là doanh nghiệp duy nhất trong ngành sản xuất – kinh doanh phân bón Việt Nam (tính đến 2024) đạt chứng chỉ “Level Two System Status” tại Úc và đến năm 2025 đã được nâng hạng lên Level One (Cấp độ 1), thể hiện bước tiến vượt bậc về năng lực và uy tín. |
TIN LIÊN QUAN
-
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 14/5: Đề xuất áp giá trần và tăng giám sát đối với nhà ở xã hội
-
Điểm tin ngân hàng ngày 14/5: Vietcombank rao bán 5 bất động sản tại Quảng Ninh
-
SHB ra mắt giải pháp tài trợ linh hoạt cho ngành gạo, đồng hành cùng Chính phủ phát triển nông nghiệp bền vững
-
Ấn Độ: Ngày càng nhiều doanh nghiệp gia đình giao quyền điều hành cho con gái
Viglacera (VGC) rót 350 tỷ đồng lập công ty con tại Hưng Yên
Tổng công ty Viglacera tiếp tục mở rộng hiện diện tại Hưng Yên với kế hoạch thành lập công ty con vốn điều lệ 350 tỷ đồng, trong đó nắm giữ 51% cổ phần.
Xuất khẩu gặp khó, Dệt may Thành Công (TCM) vẫn lãi gần 140 tỷ đồng sau 5 tháng
Dệt may Thành Công (TCM) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 5 với lợi nhuận tăng trưởng hai chữ số, trong bối cảnh ngành dệt may đang chịu sức ép...
Vietcap tạm ngừng lưu ký chứng khoán 3 ngày: Thị trường phản ứng ra sao?
Từ ngày 18 đến 20/6, CTCP Chứng khoán Vietcap (VCI) tạm dừng hoạt động lưu ký theo quyết định từ Tổng Công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC).
Bứt phá 14 bậc trong top 100 công ty lớn nhất Đông Nam Á, Hoà Phát khẳng định vị thế "vua thép"
Fortune vừa công bố Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp Đông Nam Á năm 2025 (The 2025 Southeast Asia 500). Đây là năm thứ hai liên tiếp Tập đoàn Hòa Phát của Việt Nam có...
BIDV đứng đầu ngành ngân hàng Việt Nam trong Danh sách Fortune Southeast 500
Tạp chí danh tiếng Fortune (Mỹ) vừa công bố bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á năm 2025 (Fortune Southeast Asia 500), trong đó Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát...
Vingroup thăng 8 bậc, thuộc top 40 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á 2025
Tập đoàn Vingroup xếp thứ 37 trong bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Đông Nam Á (Southest Asia 500) của tạp chí Fortune, tăng 8 bậc so với hạng 45 của danh...
Đầu tư Tài sản Koji (KPF) lên kế hoạch báo lãi, 2025 là năm bản lề để tái cơ cấu tài sản
Sau một năm kinh doanh lỗ hàng trăm tỷ đồng và loạt tin không vui với cổ phiếu, KPF vẫn lên kế hoạch tái cơ cấu mạnh mẽ...
Fortune SEA 500: Petrovietnam vươn lên ‘ngôi vương’ doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, lọt Top 11 Đông Nam Á
Mới đây, Petrovietnam tiếp tục ghi dấu ấn trên bảng xếp hạng Fortune SEA 500, dẫn đầu Việt Nam với doanh thu kỷ lục.
Bamboo Capital báo lãi khủng trước khi cổ phiếu bị hạn chế giao dịch trên sàn chứng khoán
Bamboo Capital từng có nửa đầu 2024 đáng kỳ vọng với doanh thu tăng, cơ cấu tài chính cải thiện. Tuy nhiên, đây là thời gian doanh nghiệp có nhiều biến động về cổ đông...
VinFast hợp tác với Global Assure, mở rộng mạng lưới dịch vụ khách hàng tại Ấn Độ
Gurugram, ngày 17/6/2025 – VinFast công bố ký kết hợp tác với Global Assure, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ khách hàng uy tín hàng đầu Ấn Độ, nhằm tăng cường mạng...
Lilama chuẩn bị đấu giá toàn bộ cổ phần tại Thủy điện Hủa Na, thu về ít nhất 300 tỷ đồng
Trong lộ trình thu gọn đầu tư ngoài ngành, Lilama sẽ thoái toàn bộ 3,71% cổ phần tại Thủy điện Hủa Na. Ngoài ra, Lilama cũng lên kế hoạch thoái vốn tại loạt công ty...
Dự án Thịnh Liệt chiếm hơn 30% tổng tài sản, Licogi nỗ lực tháo gỡ khó khăn
Đặt kế hoạch kinh doanh đi lùi, Tổng công ty Licogi (mã LIC - UPCoM) kỳ vọng “đòn bẩy” từ dự án Thịnh Liệt để xoay chuyển tình thế trong năm 2025.
Dự thảo Nghị định 24 (sửa đổi): DOJI, PNJ, SJC và ngân hàng nào đủ sức sản xuất vàng miếng và nhập khẩu vàng?
Những thay đổi trong dự thảo Nghị định 24 được kỳ vọng sẽ không chỉ mở ra cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp và ngân hàng đủ năng lực, mà còn góp phần minh bạch hóa thị trường vàng.
Gói thầu Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn IV trị giá hơn 17.800 tỷ đồng chính thức có chủ
Cú bắt tay giữa hai nhà thầu tên tuổi từng ghi dấu ấn ở nhiều dự án lớn hứa hẹn sẽ tiếp tục tạo đột phá tại công trình trọng điểm phía Nam.
Bán cổ phần tại 2 dự án lớn giữa trung tâm TP.HCM, “đại gia” Singapore thu về hơn 4.800 tỷ đồng
Tập đoàn Keppel đang đẩy mạnh chiến lược tái cơ cấu danh mục tại Việt Nam với loạt thương vụ thoái vốn trị giá hàng nghìn tỷ đồng.
Con trai chủ tịch Phát Đạt bán hết cổ phiếu trước thềm đại hội cổ đông
Ông Nguyễn Tấn Danh – Phó Chủ tịch HĐQT, đồng thời là con trai Chủ tịch HĐQT Nguyễn Văn Đạt – vừa đăng ký bán ra toàn bộ 3.397.652 (gần 3,4 triệu) cổ phiếu PDR...
Thua lỗ 12 quý liên tiếp, cổ phiếu "ông vua ngành thép" Pomina đi xuống "không phanh"
Từng là "ông vua ngành thép" một thời, Pomina tiếp tục ghi nhận lỗ ròng quý thứ 12 liên tiếp, nâng tổng lỗ lũy kế tính đến cuối quý I lên hơn 2.600 tỷ đồng.
Quản trị Doanh nghiệp: Mở khóa “ cơ hội”, thúc đẩy phát triển bền vững
G (Governance – Quản trị) trong ESG, tuy đứng cuối trong bộ ba tiêu chí nhưng lại chính là chìa khóa đảm bảo việc thực hiện các chiến lược về phát triển bền vững...
Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vì e dè "hơi nóng" thắt chặt chi tiêu
111,6 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 5 tháng đầu năm theo các hình thức khác nhau, tăng so với cùng kỳ 2024, dù con số quay trở lại thị trường ở...
Xem nhiều




