Phó Chủ tịch Unilever VN: Chi phí logistics tăng thêm 2,5 triệu EUR so với trước dịch, nếu đứt gãy chuỗi cung ứng kéo dài sẽ có nhiều hệ luỵ cho nền kinh tế
Việc "ngăn sông cấm chợ" trong vận chuyển hàng hóa đến các địa phương không chỉ gây khó khăn cho khâu đầu ra của doanh nghiệp mà còn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung hàng hóa cho người dân.

Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng vì "mỗi nơi áp dụng chống dịch một kiểu"
Chiều 30/8, chính quyền thành phố Cần Thơ bỏ quy định "đổi tài, sang xe" sau một tuần áp dụng khiến hàng hoá ùn ứ tại cửa ngõ thủ phủ miền Tây. Trước đó, Cần Thơ yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải "đăng ký trước" và "sang xe, đổi tài" tại bãi tập kết cho dù tài xế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt. Điều này đã dẫn đến tình trạng hàng nghìn xe bị chặn lại trước cửa ngõ vào Cần Thơ.
"Suốt bốn ngày, 44 chiếc xe chở theo gần 500 tấn hàng tiêu dùng của chúng tôi bị chôn chân trên đường", ông Đỗ Thái Vương, Phó Chủ tịch Phát triển Bền vững và Truyền thông Unilever Việt Nam đã chia sẻ với truyền thông về câu chuyện đứt gãy chuỗi cung ứng vào đầu tuần này.
Unilever là một tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm chăm sóc cá nhân, vệ sinh bề mặt và môi trường sống, các sản phẩm thực phẩm với các nhãn hàng quen thuộc với gia đình Việt như OMO, P/S, Clear, Pond's, Knorr, Lifebuoy, Sunsilk, VIM, Lipton, Sunlight, VISO, Rexona…
Trao đổi với người viết, ông Đỗ Thái Vương cho biết khi dịch bùng phát nghiêm trọng tại TP HCM, Bình Dương và các tỉnh phía Nam, Unilever Việt Nam đã và đang cố gắng hết sức để duy trì sản xuất đồng thời bảo vệ an toàn-sức khỏe của người lao động. "Hai cụm nhà máy của Unilever ở khu công nghiệp Tây Bắc Củ chi và VSIP Bắc Ninh cùng các công ty đối tác Lix, Net; Các trung tâm phân phối sản phẩm Linfox Bắc Ninh, Linfox Đà Nẵng và Linfox Bình Dương đang hoạt động hết công xuất 24/7, đồng thời thực hiện 3 tại chỗ trong một thời gian dài vừa qua nhằm cung ứng những mặt hàng thiết yếu cho hơn 35 triệu người tiêu dùng Việt Nam mỗi ngày", Phó Chủ tịch Unilever chia sẻ.

Tuy nhiên, tình trạng các quy định, yêu cầu các thủ tục giấy tờ để lưu thông hàng hóa tại các địa phương không thống nhất. Thậm chí, có tình trạng địa phương này không công nhận giấy tờ của địa phương khác cấp, hoặc xe chuyển hàng được địa phương này cho lưu thông nhưng địa phương kia không cho vào giao hàng dẫn tới việc chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất tới lưu thông trên thị trường bị gián đoạn, đứt gãy, gây khó khăn kép cho các doanh nghiệp trong đó có Unilever, gây ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ.
Như trường hợp tại Cần Thơ khi áp dụng biện pháp "đổi tài, sang xe", hàng nghìn xe kẹt cứng vì hàng hóa không thể giao sang xe khác vì vừa thiếu tài xế địa phương vừa không có nhân lực bốc xếp; bãi chật chội; phương án dỡ hàng và đổi người có nguy cơ thất thoát hàng hóa cho doanh nghiệp và còn có thể lây nhiễm dịch bệnh.
Chi phí logistics tăng hàng triệu USD so với trước dịch
Theo ông Đỗ Thái Vương, đại dịch Covid ’19 là một cuộc khủng hoảng thực sự và chưa từng có tiền lệ, không ai có kinh nghiệm. Trong suốt thời gian qua, Covid-19 đã tác động xấu đến chuỗi cung ứng toàn cầu khi nhiều cảng biển bị đóng cửa, bào mòn sức lực công nhân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Không chỉ gián đoạn, đứt gãy trong chuỗi cung ứng, tình hình cước phí vận chuyển trong nước cũng bị ảnh hưởng. Chi phí logistics của Unilever đã tăng lên hơn 2,5 triệu Euro so với trước dịch. Tình trạng thiếu hụt nhân công lao động, đặc biệt lực lượng nhân công bốc xếp hàng do các qui định giãn cách và giấy đi đường.
Ông Vương cho biết, đợt dịch thứ tư này, hàng nghìn công nhân của Unilever phải chấp nhận xa nhà, ở lại nhà máy hoặc nơi tập trung để duy trì sản xuất, đảm bảo nguồn hàng cung cấp cho thị trường. Những tháng thực thi "ba tại chỗ", "một cung đường, hai điểm đến", chi phí bị đội lên hàng chục tỷ đồng, nhưng công suất chỉ đảm bảo được 30% tới 50% vì phải luân phiên lao động.
Phó Chủ tịch Unilever nhận định, nếu đứt gãy chuỗi cung ứng tiếp tục kéo dài, sẽ có nhiều hệ lụy cho nền kinh tế và xã hội.
Đầu tiên, sẽ thêm nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa do không có nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất và chi phí để duy trì sản xuất tới lưu thông hàng hóa đội lên quá cao.
Thứ hai, việc "ngăn sông cấm chợ" trong vận chuyển hàng hóa đến các địa phương không chỉ gây khó khăn cho khâu đầu ra của doanh nghiệp mà còn dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung hàng hóa cho người dân, đặc biệt là những sản phẩm thiết yếu góp phần phòng chống dịch bệnh, như sản phẩm vệ sinh cá nhân, vệ sinh khử khuẩn bề mặt, thực phẩm…
Thứ ba, một khi các doanh nghiệp không thể trụ nổi, vấn đề an sinh xã hội và mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chưa kể có thể phát sinh vấn đề nhập lậu hàng hóa nếu nguồn cung trong nước thiếu hụt và lạm phát trong những tháng cuối năm.
Phải đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy
"Các doanh nghiệp hiện đang cố gắng duy trì hoạt động sản xuất nên được nhìn nhận như những trụ đỡ góp phần duy trì nền kinh tế, giữ việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, bảo đảm an sinh xã hội. Vì vậy, chúng tôi hi vọng sẽ được tạo điều kiện tốt nhất để tiếp tục duy trì sản xuất và cung ứng hàng hóa ra thị trường với chi phí hợp lý nhất cho người dân, những người cũng đang phải gánh chịu những tổn thất về tinh thần, thu nhập, thậm chí thất nghiệp do giãn cách", Phó Chủ tịch Unilever mong các chính sách tháo gỡ cho các doanh nghiệp khối sản xuất và lưu thông hàng hóa trên thị trường cần mang tính toàn diện và đồng bộ, bao gồm cả các doanh nghiệp logistics, vận tải để không bị đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu.
Unilever đã đưa ra một số kiến nghị:
Thứ nhất, để đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ từ trung ương tới địa phương trong việc lưu thông hàng hóa, cần có sự thống nhất về thủ tục giấy tờ trên toàn quốc khi lưu thông hàng hóa, đặc biệt phải quán triệt trong các lực lượng tham gia chốt chặn nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, người tiêu dùng có thể tiếp cận các hàng hóa thiết yếu phục vụ mục đích dân sinh và phòng chống Covid-19.
Thứ hai, bổ sung nhóm các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ, logistic phục vụ hệ thống phân phối (siêu thị, cửa hàng cung cấp lương thực, thực phẩm) được phép hoạt động nhằm hỗ trợ hệ thống phân phối phục vụ dân sinh, đặc biệt là tại các địa phương như Thành phố Hồ Chí Minh, khu vực Mê Kông và miền Đông Nam bộ.
Quan trọng nhất, Unilever cho rằng cần triển khai tiêm vaccine tới các lực lượng lao động trong chuỗi sản xuất, cung ứng nhằm tiến tới xóa bỏ mô hình "3 tại chỗ" giúp giảm gánh nặng tài chính và nguy cơ lây nhiễm.
Phép vua thua lệ làng
Mặc dù Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Y tế đã có quy định về "luồng xanh vận tải", không kiểm tra tại chốt kiểm soát dịch với xe có giấy nhận diện có mã QR còn thời hạn vận chuyển hàng hóa (trừ hàng cấm) trên tất cả đường cao tốc đến đường liên huyện, đô thị, song nhiều địa phương vẫn dừng xe kiểm tra tại chốt kiểm dịch làm ùn tắc giao thông. Có địa phương chỉ chấp nhận tài xế có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR, không chấp nhận kết quả test nhanh; nơi chỉ chấp nhận giá trị của giấy xét nghiệm trong 48 tiếng thay vì 72 tiếng, bắt xe đăng ký trước khi đến địa phương.
Trong khi đó, mỗi địa phương lại đưa ra yêu cầu riêng:
- Bà Rịa - Vũng Tàu: từ chiều 24/8 thực hiện test nhanh tại chỗ tất cả các trường hợp qua chốt trên quốc lộ 51 theo quy định của UBND tỉnh, kể cả trường hợp có giấy test nhanh đang còn hiệu lực.
- An Giang: các tài xế khi vào tỉnh này phải tiến hành test nhanh cho tất cả các trường hợp, sau khi test xong ghi lại thông tin thì cho xe qua, gây bức xúc đối với tài xế, doanh nghiệp.
- Quảng Ninh: yêu cầu tài xế phải âm tính PCR trước 48 giờ, khuyến khích tiêm 2 mũi vắc xin.
- Hà Tĩnh: quy định khi đi vào địa bàn tỉnh phải có giấy xét nghiệm RT-PCR trong thời hạn tối đa 48 giờ.
- Cần Thơ: lập đội tài xế hỗ trợ để trung chuyển trong nội đô. Những doanh nghiệp không có tài xế ở Cần Thơ phải giao cho đội này lái xe vào. Nhưng hiện không có đủ lực lượng để làm và tốn kém kinh phí. Xe từ địa phương khác muốn vào thành phố phải đăng ký trước; tất cả các xe đều phải tập trung tại điểm tập kết theo quy định để trung chuyển giao nhận hàng hóa. Việc này gây ách tắc tại cửa ngõ và bức xúc của các tài xế, doanh nghiệp; chậm trễ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho TP.HCM của một số doanh nghiệp (Cần Thơ đã bỏ quy định đổi tài, sang xe từ 30/8.
Bộ trưởng Bộ GTVT: Tất cả hàng hoá đều là hàng hoá thiết yếu
Tại cuộc họp trực tuyến tháo gỡ khó khăn cho vận chuyển nông sản, hàng hóa trong bối cảnh thực hiện các nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh ngày 25/8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tuyên bố tất cả hàng hoá đều là hàng hoá thiết yếu.
"Địa phương nào ‘đẻ’ ra quy định trái với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, gây khó khăn trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa thì phải chịu trách nhiệm".
“Các địa phương cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT trong thực hiện các quy định về lưu thông hàng hóa, bảo đảm quy định phòng, chống dịch. Tất cả các tuyến đường đều là ‘luồng xanh’ phục vụ vận chuyển hàng hóa, từ đường bộ đến đường thủy. Chúng ta cần tạo thuận lợi tối đa cho các phương tiện có QR code hoặc chưa có QR code nhưng đã đáp ứng đầy đủ giấy tờ, thủ tục theo quy định nhanh chóng lưu thông. Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm văn bản số 1015 do Phó Thủ tướng Chính Thủ Lê Văn Thành ký và văn bản số 5187 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng với các hướng chỉ đạo giúp chuỗi vận tải hàng hóa được khơi thông, đáp ứng mục tiêu kép”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
TIN LIÊN QUAN
-
5 'ông lớn' muốn đầu tư trung tâm logistics Cái Mép Hạ
-
Đứt gãy chuỗi cung ứng do Covid-19: 5 điểm yếu logistics
-
Lời cảnh báo "Thay đổi hay là chết" treo trên tất cả email của một công ty logistics và hiện thực tàn khốc qua lời một nhân sự kỳ cựu trong ngành
-
Công ty logistics hàng không SCSC tăng trưởng 25% lợi nhuận sau 5 tháng, chia cổ tức 2020 tỷ lệ 80%
-
Chi phí logistics Việt Nam quá cao: Lộ phí ngang tiền dầu
Chi gần 450 tỷ thâu tóm tòa nhà 19 tầng tại Hà Nội, SSI của "ông trùm" Nguyễn Duy Hưng gây sốc giới đầu tư
SSI vừa chi gần 447 tỷ đồng để sở hữu tòa nhà văn phòng cao 19 tầng tại Hà Nội, đánh dấu bước đi chiến lược quan trọng trong việc mở rộng...
Báo lãi quý 1 tăng trưởng hai chữ số: FPT Online trả cổ tức “khủng”, tỷ lệ 100% bằng tiền mặt
Với hơn 18 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp dự kiến chi hơn 184 tỷ đồng để thanh toán cổ tức cho cổ đông.
Quốc tế Sơn Hà (SHI) sắp phát hành hơn 8 triệu cổ phiếu tăng vốn, cơ hội lớn cho cổ đông hiện hữu?
SHI chuẩn bị phát hành cổ phiếu thưởng từ lợi nhuận chưa phân phối, giữa lúc lợi nhuận quý I/2025 tăng mạnh và cơ cấu tài chính được cải thiện rõ nét.
Thuduc House bất ngờ báo lãi, cổ phiếu TDH tăng mạnh 5 phiên liên tục
Với mức lãi sau thuế hơn 5,6 tỷ đồng trong quý 1/2025 – trái ngược với khoản lỗ cùng kỳ năm ngoái, Thuduc House (TDH) đang mang đến bất ngờ tích cực cho thị trường.
Đường Man - Doanh nghiệp từng làm nên tên tuổi đại gia Đường ‘bia’ tiếp tục thua lỗ
Công ty Cổ phần Đường Man – thành viên của Tập đoàn Hòa Bình (Hòa Bình Group) – từng được biết đến là đơn vị tiên phong trong sản xuất malt bia tại Việt Nam...
Nhà máy ray thép 14.000 tỷ của Hòa Phát có động thái mới: Tỷ phú Trần Đình Long ‘chốt đơn’ sản phẩm vào năm 2027
Hòa Phát ghi nhận quý khởi sắc đầu năm 2025 với doanh thu đạt gần 38.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế vượt 3.300 tỷ đồng tăng 16%...
Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft (Nga) dự kiến xây nhà máy điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Thông tin này được công bố trong Tuyên bố chung trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm.
BIM Group đổ 3.000 tỷ xây ‘siêu dự án’ tại Hạ Long, đại gia Đoàn Quốc Việt đang toan tính điều gì?
BIM Hạ Long, thành viên của Tập đoàn BIM Group, đang triển khai dự án “Tổ hợp công trình thương mại, dịch vụ và căn hộ lưu trú” tại trung tâm du lịch Hạ Long...
Vietnam Airlines họp ĐHĐCĐ bất thường ngày 15/5: Trình phương án tăng vốn, bàn thương vụ 50 máy bay thân hẹp
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa công bố quyết định triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường vào chiều 15/5 tại Hà Nội....
Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) - Khẳng định thương hiệu Việt với thị trường quốc tế
PVCFC vừa được Bộ Nông nghiệp, Thủy sản và Lâm nghiệp Úc cấp Chứng chỉ Level One (Cấp độ 1) cho xuất khẩu phân bón hàng rời (Bulk In-Ship Fertiliser). Với bước tiến mới này,...
MCP: Vững tăng trưởng, quyết tâm dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam
Bao bì Mỹ Châu (HOSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HOSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so...
Bức tranh trái chiều ngành xi măng Quý 1/2025: Bỉm Sơn, Hà Tiên thận trọng bám trụ, La Hiên bất ngờ lội ngược dòng
Trong khi các tên tuổi lớn như Bỉm Sơn (BCC), Hà Tiên (HT1) đang nỗ lực kiểm soát chi phí để thu hẹp thua lỗ, thì Xi măng La Hiên (CLH) lại gây bất ngờ...
Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để PV Power phát triển bền vững
Trong bối cảnh ngành năng lượng đang chuyển dịch mạnh mẽ trước yêu cầu phát triển xanh và áp lực bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, Tổng công ty Điện lực Dầu khí...
Ông Phạm Hữu Quốc giữ chức Tổng giám đốc Bamboo Capital
Tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Kế toán - Kiểm toán và Luật Kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM, ông Phạm Hữu Quốc được đánh giá cao bởi nền tảng kiến thức chuyên sâu và tư duy phân tích sắc bén.
Trao quyền chủ động cho doanh nghiệp trong huy động và sử dụng dòng vốn nội bộ
Sáng ngày 13/5, trong phiên thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà (Đoàn đại biểu Quốc...
Bình Thuận "chốt hạ" cứ điểm sản xuất linh kiện ô tô hơn 2.000 tỷ, sẽ đón 1.000 lao động về làm việc
Với công suất dự kiến 12 triệu sản phẩm/năm, nhà máy mở ra cơ hội việc làm cho 1.000 lao động địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế bền vững.
VEFAC lãi đậm 15.000 tỷ đồng trong quý I/2025, cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt tỷ lệ 435%
VEFAC đề xuất chia cổ tức tiền mặt “khủng” hơn 7.200 tỷ đồng, sau quý kinh doanh đầu năm 2025 tăng trưởng bùng nổ với lợi nhuận gấp hơn 160 lần cùng kỳ.
“Cởi trói” để doanh nghiệp nhà nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
Các chuyên gia cho rằng, trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp có vốn nhà nước cần một môi trường pháp lý thuận lợi hơn là ràng...
Công ty của ông Phạm Nhật Vượng chính thức ra mắt nền tảng giao đồ ăn “Xanh SM Ngon”
Không dừng lại ở taxi điện, Xanh SM tiếp tục mở rộng hệ sinh thái của mình với nền tảng giao đồ ăn Xanh SM Ngon, cạnh tranh với những cái tên lớn...
Xem nhiều




