Quá tải chung cư cao tầng nội đô Hà Nội: Tại ai?
Trong khi các quốc gia khác, kể cả Lào, Campuchia, Thái Lan quản lý quy hoạch đô thị rất tốt thì ở Việt Nam vẫn còn tình trạng lộn xộn.
20 năm qua kể từ khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội được phê duyệt tại Quyết định 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998, Hà Nội đã có sự bùng nổ về số lượng nhà cao tầng.
Việc xây dựng nhà cao tầng ở khu vực nội đô với diện tích sàn tăng lên, số người tập trung cao hơn…, theo giới chuyên môn, gây quá tải cho cơ sở hệ thống hạ tầng hiện hữu.
Sự gia tăng do nhu cầu đi lại, gia tăng phương tiện giao thông, thiếu bãi đỗ xe, cùng với việc lấn chiếm hè phố, lòng đường với nhiều mục đích khác nhau dẫn đến tình trạng ùn tắc, tắc nghẽn giao thông tại khu vực này.
Tình trạng nước cấp không đủ áp lực, lưu lượng nước cấp không đáp ứng nhu cầu, chất lượng nước không đảm bảo… đã làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân đô thị.
Hệ thống thoát nước hoạt động kém hiệu quả gây ngập úng, việc thu gom, vận chuyển rác có nguy cơ mất vệ sinh ảnh hưởng đến môi trường, nguy cơ mất an toàn trong phòng chống cháy, nổ…là những hệ quả không mong muốn trong quá trình xây dựng và phát triển nhà cao tầng trong khu vực nội đô lịch sử của Hà Nội.
Nhìn một cách tổng quát, PGS.TS Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng, cho rằng, bất kỳ một thành phố nào cũng đều có quy hoạch tổng thể phát triển đô thị.
Trong quy hoạch đó quy định rất rõ khu vực phát triển cao tầng, khu vực nào phát triển thấp tầng, đồng thời thể hiện rất rõ mối quan hệ của sự phát triển nhà cao tầng với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội kèm theo như đường sá, cấp nước, thoát nước, trường học, bệnh viện...
Nhấn mạnh nền tảng quan trọng bậc nhất hiện nay để quản lý đô thị một cách văn minh, hiện đại là quy hoạch tổng thể phát triển đô thị, ông Chủng cho biết, việc xây dựng quy hoạch này phải căn cứ vào hành lang pháp luật về kỹ thuật là quy chuẩn và tiêu chuẩn, trong đó quy chuẩn là hành lang kỹ thuật có giá trị pháp lý cao nhất.
"Nếu có quy hoạch rồi mà phát triển nhà cao tầng lộn xộn, mật độ cao chính là do đã không tuân thủ quy hoạch mà ở đó đã quy định khu vực nào được xây nhà cao tầng, cao bao nhiêu, tầm nhìn thế nào... Lỗi ấy thuộc về người quản lý phát triển đô thị.
Chúng ta nói nhiều về việc xây dựng một chính quyền đô thị nhưng cách quản lý lại vẫn tùy tiện, luộm thuộm.
Ở các quốc gia trên thế giới, quy hoạch phát triển đô thị định hình rất lâu, tầm nhìn 30-40 năm, thậm chí ở một số quốc gia phát triển, quy hoạch định hình cách đây 3-4 thế kỷ vẫn hiện diện. Ngay các quốc gia bên cạnh Việt Nam, như Lào, Campuchia, Thái Lan quản lý quy hoạch đô thị rất tốt.
Trong khi đó, tại Việt Nam, sự đầu tư cho công tác quy hoạch chưa tương xứng, cách thức làm quy hoạch không ổn, nay điều chỉnh mai điều chỉnh, mỗi lãnh đạo lên lại điều chỉnh, rồi cơ chế xin-cho.
Nếu đã có quy hoạch, trong đó quy định rõ khu vực này chỉ được xây nhà bao nhiêu tầng, màu sắc, quy mô thế nào, chẳng hạn khu vực đó chỉ xây khách sạn, trung tâm thương mại thì phải làm đúng, ai có tiền thì đấu thầu làm. Khi đã tường minh như vậy thì sẽ minh bạch, không còn chuyện xin", PGS.TS Trần Chủng phân tích.
Nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cũng lưu ý, trong quá trình thực hiện hành lang pháp lý về kỹ thuật, nếu thực tế yêu cầu thì phải chỉnh sửa cho phù hợp. Việc chỉnh sửa này rất quan trọng, phải tổ chức hội thảo, có sự tham gia các nhà khoa học, chuyên môn.
Trong khi đó, về vấn đề này, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cho rằng, để kiểm soát việc xây dựng và quản lý nhà cao tầng chắc chắn hệ thống văn bản pháp quy cần được đổi mới, bắt đầu từ việc xác định các tiêu chí của kiến trúc cao tầng.
Quy chuẩn quy hoạch xây dựng 01: 2008/BXD với các quy định về chỉ tiêu quy hoạch và quản lý hệ thống công trình cao tầng nội đô còn nhiều bất cập. Nội hàm các tiêu chí về kiến trúc, giao thông, hạ tầng, cảnh quan, an toàn và tiện nghi chưa được làm rõ.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật như mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất cho khu vực được xây dựng cao tầng chưa được xác định một cách đồng bộ, thống nhất. Một số quy định về vị trí, về điểm nhấn kiến trúc và nhất là tổ chức không gian, hình thức kiến trúc cao tầng... chưa được xác định cụ thể để quản lý chặt chẽ.
Việc thiết kế đô thị chưa quan tâm đúng mức cho các tuyến phố, các lô phố trong đô thị nói chung và những khu vực có nhà cao tầng nói riêng.
Tại Hà Nội, khu vực nội đô, nội đô lịch sử phần lớn là các phố nhỏ với kiến trúc công trình nhỏ, nhà ở gắn liền với phương thức kinh doanh theo kiểu phố chợ (khu phố cổ Hà Nội) hoặc nhà ở theo kiểu biệt thự, nhà liền kề, nhà công sở hành chính, bệnh viện, không gian công cộng, nhà ga, …
Tại khu vực này có hệ số sử dụng đất thấp. Việc thiết kế nhà cao tầng hầu như chỉ tập trung vào từng công trình cụ thể, chưa quan tâm nhiều đến tổng thể không gian đô thị về tính hài hòa, tỷ lệ tương thích giữa nhà cao tầng với không gian xung quanh. Nhiều công trình không có khoảng lùi hoặc khoảng lùi không đáng kể, làm cho không gian xung quanh thêm chật chội...
Theo ông Chính, với khoảng thời gian 20 năm kể từ năm 1998 đến nay, đã có hàng trăm công trình cao tầng (theo quy định từ 9 tầng trở lên) được xây dựng.
Theo Đất Việt
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 5/7: Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ
Ninh Bình phê duyệt dự án khu nhà ở công vụ gần 211 tỷ đồng; Hải Phòng “trải thảm đỏ” kêu gọi đầu tư loạt dự án nghìn tỷ… là những tin tức xây dựng - bất động sản đáng chú ý.
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán
Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...
Xem nhiều




