VnFinance
Thứ ba, 20/07/2021, 16:59 PM

Quy hoạch sông Hồng: Điều quan trọng nhất...

Theo GS Hồng, một trong những yêu cầu đối với quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng là phải đảm bảo thoát được lũ.

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi UBND thành phố Hà Nội cho ý kiến về quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng.

Theo đó, Bộ NN-PTNT nhất trí với nhiều nội dung của quy hoạch, nhưng cắt bỏ một số đề xuất của thành phố về cao trình 2 tuyến đường ven sông, không nhất trí giữ lại hai khu dân cư Bắc Cầu và Bồ Đề…

Đáng lưu ý, trong văn bản gửi Hà Nội, Bộ NN-PTNT thống nhất giải pháp quy hoạch xây dựng về đường giao thông trên nguyên tắc không thu hẹp không gian thoát lũ, không nâng cao các tuyến đê bối hiện có, không xây dựng đê bối mới. Tuy nhiên, theo bản đồ quy hoạch, phương án đề xuất xây dựng 2 tuyến đường ven sông được kết hợp chức năng là đê ngăn lũ với cao trình mặt đường +12,0 (trên mức lũ báo động 3) tương tự việc hình thành đê bối mới là không phù hợp.

Trao đổi với Đất Việt, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, người từng có thời theo dõi, phản biện nhiều công trình nghiên cứu khoa học quy hoạch thoát lũ trên sông Hồng, tán thành với quan điểm phải bảo vệ hành lang thoát lũ của Bộ NN-PTNT.

Theo GS Hồng, Bộ NN-PTNT vẫn dựa trên Quy hoạch 257 (Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016 và căn cứ vào yêu cầu về tần suất chống lũ, đặc biệt là đảm bảo lòng sông có thể chống được lũ.

Nói về hai tuyến đường Hà Nội đề xuất xây dựng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho hay, không gian thoát lũ được xác định bao gồm khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa 2 đê, cho nên không thể xây dựng đường ở trong không gian thoát lũ. Điều quan trọng là phải tính được lòng sông chứa được bao nhiêu lũ.

"Trước đây đã có những vùng phân lũ, chậm lũ, nhưng giờ không còn, mà chỉ trông vào thoát lũ sông Đáy. Nhưng thoát lũ sông Đáy nhỏ, trước kia 5.000 m3/s, giờ chỉ còn khoảng 2.500 m3/s, cho nên yêu cầu lòng sông phải chứa được lũ.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng phải bảo vệ hành lang thoát lũ. Ảnh: Zing

Năm 1996, mưa rất lớn ở đồng bằng Bắc Bộ nhưng lại không mưa ở thượng nguồn, triều lúc đó lại dâng cao, dự báo bão sắp vào. Khi ấy, nước sông Hồng dâng lên chỉ cach đỉnh đê khoảng 20cm.

Trước tình hình nguy hiểm ấy, chúng tôi đã lên kế hoạch xin ý kiến cấp trên cho phân lũ xuống Đập Đáy (Đan Phượng, Hà Nội). Nếu Đập Đáy phải xả lũ thì phía hạ du sẽ bị thiệt hại rất nặng nề. Nhưng rất may năm đó bão không vào.

Bây giờ, cần tính được lượng nước phải chứa nếu mưa ở hạ lưu và triều lên, trong khi Hòa Bình, Sơn La không có mưa. Đây là trường hợp cực đoan mà trong Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thuỷ lợi thời kỳ 2021-2020, tầm nhìn 2050 Bộ NN-PTNT đang hoàn thiện có tính đến", GS.TS Vũ Trọng Hồng nhớ lại và cho rằng, Hà Nội cần ngồi với Bộ NN-PTNT để tính hành lang thoát lũ có chứa được lượng nước, mà theo tính toán của các chuyên gia ngành thủy lợi, lên tới chừng 1 tỷ m3 hay không. Nếu chứa được thì mới được làm 2 tuyến đường cũng như giữ lại nhà dân.

Vị chuyên gia thủy lợi cũng lưu ý, hiện nay, có quan điểm cực đoan là nếu lũ lớn quá thì cho tràn vào trong Hà Nội. Tuy nhiên, việc này, về nguyên tắc đê điều, là không cho phép. Dù đê có làm bằng bê tông nhưng một khi nước lũ đã tràn qua đê, nước dâng lên sẽ làm vỡ không phải chỗ tràn mà là vỡ chỗ khác - những nơi yếu nhất. Các chuyên gia Hà Lan trước đây cũng từng khuyến cáo Việt Nam không nên làm đê bê tông mà chỉ làm đê đất.

Một điểm khác được GS Hồng chia sẻ, đó là, nếu Hà Nội làm hai tuyến đường trên thì đây có thể chính là trở ngại để ứng cứu khi vỡ đê. Khi ấy, không phải chỉ trong đồng mà ngay ngoài sông cũng phải đổ đá để ngăn lũ, nếu làm đường thì sà lan chở đất đá không thể vào được.

Cho nên, đối với 2 tuyến đường mà Hà Nội đề xuất, vị chuyên gia một lần nữa nhấn mạnh, nếu tuân thủ yêu cầu sông Hồng là đường thoát lũ thì không được làm gì trong đó. Nhà cửa có thể cho phép xây dựng 5% diện tích bãi sông với điều kiện không được nâng cấp đê bối, đồng thời nhà không được xây kiên cố.

Đồng ý quan điểm của Bộ NN-PTNT, GS.TS Vũ Trọng Hồng cho rằng, quy hoạch phân khu đô thị đô thị sông Hồng phải lưu ý điều này và phải tuân thủ theo Quy hoạch Phòng chống thiên tai và thuỷ lợi thời kỳ 2021-2020, tầm nhìn 2050 mà Bộ NN-PTNT đang hoàn thành để trình Thủ tướng Chính phủ - bản quy hoạch vốn đã đặt ra những vấn đề phân tích ở trên.

Riêng với cá nhân GS.TS Vũ Trọng Hồng, ông nhấn mạnh thêm: Trước đây, khi ông còn công tác, Bộ NN-PTNT đã từng đặt ra kịch bản lũ 700 năm xuất hiện một lần, với điều kiện xảy ra lũ ở trên thượng nguồn, Trung Quốc bị vỡ hồ chứa và khi ấy Hà Nội phải chống chịu được. Tuy nhiên, cho tới nay, không thấy có văn bản nào nhắc lại vấn đề này, mà tất cả chỉ đề cập đến lũ 500 năm xuất hiện một lần.

Thực tế, ở Trung Quốc từng vỡ đập, nước tràn xuống phía Việt Nam nhưng vì hồ nhỏ nên không ảnh hưởng gì. Cho nên, GS Hồng đề nghị phải tính đến cả kịch bản lũ 700 năm xuất hiện một lần.

"Như vậy, quy hoạch phải đảm bảo thoát được lũ, với điều kiện hiện nay là Đập Đáy, phân lũ, chậm lũ không có khả năng giúp được nhiều cho Hà Nội. Bên cạnh đó, nếu gặp trận lũ lớn 700 năm xuất hiện một lần, tức trên thượng nguồn bị vỡ hồ chứa, thì phải bảo vệ được Hà Nội. Hai điều này rất quan trọng", GS Hồng nói.

Điểm sau cùng được nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, hiện nay trong khi làm các quy hoạch, bao giờ Nhà nước cũng lấy quy hoạch đê điều làm trung tâm, rồi mới đến các quy hoạch khác. Nếu quy hoạch đê điều không thỏa mãn thì các quy hoạch khác không được làm.

Ở các nước khác cũng vậy, bao giờ cũng phải có quy hoạch chủ. Đối với sông Hồng, quy hoạch chủ chính là quy hoạch đê điều, nếu quy hoạch đê điều không đáp ứng được thì các quy hoạch khác phải thay đổi, không thể bắt quy hoạch đê điều đi theo quy hoạch khác.


Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại
Siêu dự án nghỉ dưỡng 20.000 tỷ đồng của FLC tại Quảng Bình được khởi động trở lại

Đại dự án nghỉ dưỡng ven biển FLC Quảng Bình có quy mô gần 2.000ha, tổng vốn đầu tư khoảng 20.000 tỷ đồng vừa có động thái mới sau thời gian dài gián đoạn.

Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?
Cơ hội nào cho thị trường bất động sản trong bối cảnh mới?

Khi "điểm nghẽn của điểm nghẽn" được gỡ rối cùng quyết sách sáp nhập thành 34 tỉnh/thành, thị trường bất động sản được kỳ vọng sẽ có sự thay đổi lớn...

Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc
Từ 1/7, rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận đất đai không quá 3 ngày làm việc

Từ 1/7, thời gian đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu không quá 17 ngày, thời gian cấp giấy chứng nhận không quá 3 ngày làm việc,...

Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ
Kiến trúc Blanca City: Vang vọng thanh âm của biển và lịch sử “Cap Saint Jacques” rực rỡ

Blanca City là một chương sống động trong hành trình tái định nghĩa đô thị nghỉ dưỡng ven biển Việt Nam – nơi nghệ thuật kiến trúc vượt ra khỏi những khối hình,...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/7: Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng

Duyệt chủ trương đầu tư 2 khu đô thị 54.600 tỷ đồng ở khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi); Sun Group đề xuất làm đường ven sông và tuyến metro...

Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực
Siết cho thuê ngắn ngày trong chung cư: “Cửa mở” cho người mua ở thực

Việc siết lại hoạt động cho thuê lưu trú ngắn hạn tại các chung cư không chỉ hướng tới mục tiêu lập lại trật tự quản lý, mà còn mở ra một "khoảng trống đầu...

Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%
Người dưới 35 tuổi được vay mua nhà ở xã hội với lãi suất 5,9%

Từ nay đến hết năm 2025, người dưới 35 tuổi vay mua nhà ở xã hội sẽ được áp dụng mức lãi suất 5,9%/năm.

Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ
Từ ngày 1/7 chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã, phường trực tiếp ký cấp sổ đỏ

Từ ngày 1/7/2025, thẩm quyền giải quyết thủ tục cấp sổ đỏ lần đầu cho cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam sẽ được thực hiện tại cấp xã.

Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội
Khám phá tiện ích độc đáo của nhà phố Kim Ngân 2 - đô thị Sun Group Nam Hà Nội

Sở hữu vị trí đắt giá kề cận công viên lễ hội, quảng trường trống Đọi Tam trong đại đô thị Sun Urban City, phân khu Kim Ngân 2 hội tụ hệ tiện ích...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/7: Hơn 100 dự án ở TPHCM đủ điều kiện miễn giấy phép xây dựng

Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) có thêm 2 dự án hơn 65.308 tỷ đồng; Gần 3,3 nghìn tỷ đồng đầu tư dự án phát triển đô thị thích ứng biến đổi...

TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế
TP. Hồ Chí Minh sau sáp nhập: Từ trung tâm vùng đến siêu đô thị quốc tế

Từ hôm nay (1/7), TP Hồ Chí Minh chính thức sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, khoác lên mình danh xưng "siêu đô thị" của Việt Nam.

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: 'Tổ đại bàng' hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/7: "Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới

"Tổ đại bàng" hơn 20.000 ha độc đáo ở Hải Phòng có chuyển động mới; Công ty con của Tasco muốn rút vốn khỏi dự án bất động sản "treo" hơn 20 năm;...

Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?
Liên danh Vinhomes chiếm gần 95% vốn đầu tư vào Khánh Hòa: Siêu đô thị Cam Lâm 11 tỷ USD sắp tới có gì?

Dự án Khu đô thị mới Cam Lâm có quy mô hơn 10.000 ha, tổng vốn đầu tư hơn 285.000 tỷ đồng, hiện là dự án đầu tư ngoài ngân sách lớn nhất năm nay...

Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng
Khởi công dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương, tổng vốn đầu tư trên 17.700 tỷ đồng

Ngày 29/6/2025, tại nút giao dự án với Quốc lộ 27 (Km192) thuộc xã N’Thol Hạ, huyện Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng), UBND tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp cùng liên danh nhà đầu tư...

Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc
Thị trường bất động sản phân hóa rõ nét giữa các phân khúc

Trong khi các dự án nhà liền thổ có nguồn cung và lượng tiêu thụ tích cực, thì căn hộ cao tầng lại chững lại, đặc biệt ở khu vực phía Đông Thủ đô nơi...

Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn
Sunshine Group bước sang kỷ nguyên công nghệ: Đặt cược vào AI và bán dẫn

Sau gần một thập kỷ ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường bất động sản, Tập đoàn Sunshine (Sunshine Group) đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới với chiến lược tái cấu...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo 'sốt ảo' để đẩy giá bán
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 30/6: Nhiều doanh nghiệp bị tố tạo "sốt ảo" để đẩy giá bán

Kinh Bắc (KBC) triển khai khu công nghiệp gần 150ha tại Hải Dương; Quy Nhơn sắp có dự án chung cư cao 45 tầng, tổng vốn hơn 3.500 tỷ đồng; Đề xuất tăng giá đất...

Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...
Điểm tin xây dựng - bất động sản tuần qua: Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý vi phạm xây dựng tại Khu du...

Tỉnh Phú Thọ mới sẽ có khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf hơn 1.500 tỷ đồng; Bắc Ninh mới có thêm 3 cụm công nghiệp hơn 170 ha, vốn đầu tư trên 2.400...

Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 28/6: Đồng Nai kiên quyết xử lý các dự án bất động sản “đắp chiếu”
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 28/6: Đồng Nai kiên quyết xử lý các dự án bất động sản “đắp chiếu”

Hoàn thiện thể chế thuế, phí để khơi thông nguồn lực đất đai; Quảng Nam sắp có khu đô thị hơn 1.600ha; Bắc Ninh chuẩn bị hơn 1.000 tỷ đồng để thu hồi đất cho...

VnFinance
vnfinance.vn
VnFinance
VnFinance
VnFinance
VnFinance