Quy hoạch sông Hồng không nên đi trước quy hoạch cơ bản?
Theo GS.TS Vũ Trọng Hồng, những quy hoạch mang tính chất nền tảng liên quan đến thiên nhiên, đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng... cần phải đi trước.
Bàn tiếp về việc Hà Nội đang khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng trong khi thông tin đầu vào về tài nguyên nước lại đang thiếu do Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình vẫn đang được xây dựng, GS.TS Vũ Trọng Hồng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT bày tỏ quan điểm: những quy hoạch cơ bản, mang tính chất nền tảng luôn phải đi trước các quy hoạch khác.
Ông dẫn chứng, yêu cầu trước tiên là Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng phải đi sau quy hoạch về phòng, chống lũ, tức là phải đảm bảo đường thoát lũ. Theo quy định, không gian thoát lũ được xác định bao gồm khu vực lòng sông và bãi sông nằm giữa 2 đê, cho nên không thể xây dựng đường ở trong không gian thoát lũ.
"Phải tuân thủ quy hoạch phòng, chống lũ, vì nếu không sẽ phá vỡ dòng sông. Khi xây dựng vào lòng sông, lòng sông bị biến đổi bên bồi, bên lở và lượng nước trong đó không thể thoát được nữa, lòng sông sẽ chết dần, không chứa được nước cũng không chuyển tải được nước dù có đưa nước sông Đà, sông Lô vào, vì đã phá vỡ quy hoạch rồi", GS.TS Vũ Trọng Hồng nói.
![]() |
Nếu thực hiện được quy hoạch hai bên bờ sông Hồng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Hà Nội. Ảnh minh họa |
Một điểm khác được vị chuyên gia thủy lợi lưu ý, sông Hồng là sông chung của cả Đồng bằng sông Hồng để các địa phương ở khu vực này phát triển. Nếu không đảm bảo Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình thì các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng không còn nước nữa.
"Tình trạng xâm nhập mặn về mùa kiệt ngày càng gia tăng ở Đồng bằng sông Hồng. Tôi nhớ cách đây nhiều năm khi cùng đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam xuống Thái Bình khảo sát thì nhiều người ở đó bày tỏ mong muốn khai thác bể than sông Hồng, không muốn sản xuất nông nghiệp nữa vì thiếu nước, thiếu phù sa, lúa bị vàng, không phát triển được. Như vùng Vũ Thư, Thái Bình, phèn lên nhiều chứng tỏ đất nhiễm mặn. Nếu không đảm bảo Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình thì tình trạng như vậy ngày càng trầm trọng hơn", nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT nói.
Vị chuyên gia cho biết, hiện nay các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật, pháp lệnh đã được sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy hoạch có thể lập đồng thời, quy hoạch nào được lập, thẩm định xong trước thì được quyết định hoặc phê duyệt trước. Sau khi quy hoạch được quyết định hoặc phê duyệt, nếu có mâu thuẫn thì quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn.
Tuy nhiên, theo quan điểm của GS.TS Vũ Trọng Hồng, quy định này chỉ nên áp dụng đối với những quy hoạch mang tính cơ học, không liên quan gì đến thiên nhiên, biến đổi khí hậu. Chẳng hạn, xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, chúng có thể tháo dỡ, di chuyển từ nơi này sang nơi khác để lắp đặt. Tuy nhiên, nếu như quy hoạch đụng đến vấn đề mang tính chất nền tảng như thiên nhiên, tài nguyên nước, đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, xã hội, con người, phong tục tập quán... thì khác. Đó là những quy hoạch cơ bản mà những quy hoạch khác bắt buộc phải đi sau.
"Không thể nào đi trước quy hoạch cơ bản. Ví dụ, quy hoạch lũ, tài nguyên nước phải được thông qua mới được làm quy hoạch khác.
Bên cạnh đó, cũng không thể "nhấc" một quy hoạch từ miền Bắc vào miền Nam. Chẳng hạn, vấn đề ngăn mặn ở ĐBSCL không thể áp mô hình ở miền Bắc vào được, vì ĐBSCL chia làm ba vùng mặn, lợ, ngọt, trong khi mô hình của miền Bắc chỉ có vùng mặn và ngọt. Bê nguyên si vào là không phù hợp.
Tương tự, cần làm hồ chứa ở ĐBSCL, nhưng phải là hồ nhỏ ém mặn, giữ nước trồng lúa, cây trái. Loại hồ đó không phải chỉ định theo vùng địa hình mà tùy theo vùng canh tác, hồ nhỏ, chứa đủ lượng nước mưa, lượng nước này ém nước mặn xuống chừng 70cm là có thể trồng lúa được.
Khác với miền Bắc và miền Trung, nếu làm hồ quy mô lớn ở ĐBSCL để tích nước là sẽ thất bại bởi ĐBSCL địa hình thấp, bằng phẳng, đất chua phèn, đào hồ quy mô để tích nước sẽ bốc hơi, thấm dọc, thấm ngang. Địa chất ĐBSCL lại là trầm tích dày nhiều lớp sẽ làm nước hồ nhiễm mặn, chua phèn.
Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm phải chuyển nước từ miền Đông Nam Bộ sang để cứu ĐBSCL. Hiện nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nga, Thái Lan, Campuchia đã chuyển nước. Đã đến lúc các địa phương phải ngồi lại với nhau để đưa ra cơ chế hợp tác phù hợp, vì lợi ích của tất cả các bên", GS.TS Vũ Trọng Hồng phân tích.
TIN LIÊN QUAN
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 3/4: Thanh tra Chính phủ chỉ ra loạt sai phạm tại các dự án BĐS...
Quảng Nam đề nghị công an vào cuộc xử lý tình trạng bất động sản "sốt ảo"; Ban hành cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án tại 3 địa phương;...
Giá đất tại Vinhomes Đan Phượng đang ở đâu so với thị trường phía Tây Hà Nội?
Chủ đầu tư Vinhomes Wonder City phát triển đa dạng sản phẩm với nhiều mức diện tích và giá bán, đồng thời mở rộng tiện ích nội khu và áp dụng chính sách ưu đãi...
Hải Phòng: Chuyển đổi gần 500ha đất trồng lúa 2 vụ để làm KCN Tràng Duệ 3
Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 do công ty Cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn - Hải Phòng làm chủ đầu tư có tổng diện tích 652,73ha, trong đó dự án chuyển mục đích sử dụng 495,31ha đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên.
Chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025
Ngày 2/4, Tạp chí Trẻ em Việt Nam chính thức phát động cuộc thi vẽ tranh “Ngôi nhà mơ ước” năm 2025 với chủ đề “Đô thị xanh hạnh phúc”. Tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 300 triệu đồng. Cuộc thi năm nay có nhiều nét đổi mới, đặc biệt các thí sinh sẽ đư
“Át chủ bài” tiếp theo của Sun Group Hà Nam gọi tên các tòa căn hộ cận kề 3 đại công viên
Sau loạt “siêu phẩm” chiếm lĩnh thị trường BĐS miền Bắc vừa qua, Sun Group tiếp tục giới thiệu dòng căn hộ Park Residence tại Đô thị nghỉ dưỡng 1001 tiện ích Sun Urban City...
Quy định thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2025/NĐ-CP ngày 1/4/2025 quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về thí điểm thực hiện...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 2/4: Hà Nội yêu cầu xử lý hơn 700 dự án chậm triển khai, lãng phí...
Hà Nội yêu cầu xử lý hơn 700 dự án chậm triển khai, lãng phí đất đai; Quảng Nam phát hiện nhiều sai phạm tại 5 dự án bất động sản; Đề xuất đầu tư...
Ecopark tại TP Vinh ra mắt phân khu mới Central Bay, sau khuyến mại giá còn bao nhiêu?
Phân khu Central Bay không chỉ mang đến không gian sống, làm việc và giải trí tích hợp, mà còn góp phần tạo dựng một cộng đồng hiện đại, tiện nghi và bền vững.
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 1/4: Nhiều sai phạm tại Dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở...
Chủ đầu tư dự án The Esme Dĩ An nợ thuế, nợ trái phiếu hơn 2.500 tỷ đồng; Dự án Khu đô thị Hưng Yên chọn lại nhà đầu tư, tăng vốn gấp 10 lần...
Những khoảnh khắc ấn tượng tại lễ khởi công dự án Essensia Parkway
Lễ khởi công dự án Essensia Parkway đã diễn ra vào sáng ngày 31/03 với nhiều khoảnh khắc ấn tượng. Sự kiện đánh dấu sự xuất hiện của một dự án nhà ở thấp tầng...
Hé lộ loạt trải nghiệm mới đưa Cát Bà thành điểm đến bốn mùa
Với sự nâng cấp vượt bậc về hạ tầng giao thông, các sản phẩm du lịch độc đáo kéo dài trải nghiệm, đảo Cát Bà không chỉ khẳng định vị thế điểm đến bốn mùa...
HoREA đề xuất chính sách nhà ở đặc thù cho công chức, viên chức
Theo HoREA, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc sở hữu nhà ở, trong khi các chính sách hiện tại...
Đại gia bất động sản Dubai muốn đầu tư siêu dự án 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận
Vị trí dự kiến triển khai dự án sẽ đặt tại khu vực phía Nam thành phố Phan Thiết kéo dài đến giáp ranh xã Thuận Quý - huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận...
'Siêu dự án' bất động sản nghìn tỷ của Hòa Phát tại Hưng Yên có diễn biến mới
Dự án Phân khu A - Khu đô thị phía Bắc QL5 (Khu đô thị Phố Nối), từng do công ty con của Hòa Phát làm chủ đầu tư, sẽ được đấu thầu lại.
Bất động sản xanh trở thành xu hướng mới tại các thành phố vệ tinh Hà Nội
Năm 2024 đánh dấu làn sóng mạnh mẽ của xu hướng sống xanh và đầu tư bền vững tại các thành phố vệ tinh quanh Hà Nội như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà...
Thủ tướng yêu cầu gỡ vướng cho hơn 1.500 dự án trước ngày 30/5
Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo về gỡ vướng cho các dự án ngày 30/3, Thủ tướng yêu cầu các thủ tục để xử lý cho các dự án phải cố gắng hoàn thành...
Điểm tin xây dựng - bất động sản ngày 31/3: Khu công nghiệp 2.000 tỷ đồng ở Thái Bình sắp đi vào hoạt động
Trình Thủ tướng chấp thuận thí điểm sử dụng cát biển san lấp KCN VSIP Cần Thơ; Điều chỉnh vốn đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành lên 109.717 tỷ đồng;...
Diễn biến mới của loạt dự án tỷ đô thuộc Vingroup đầu năm 2025
Loạt dự án tỷ đô của Vingroup trên cả nước liên tiếp có động thái mới vào đầu năm 2025, từ huy động vốn, phê duyệt quy hoạch, khởi công…
Tiền rẻ, lãi suất giảm: Thời điểm vàng để đầu tư bất động sản?
Trong bối cảnh vàng đã tăng lên mức cao kỷ lục và biến động lớn, thì bất động sản và chứng khoán sẽ là những lựa chọn hàng đầu để dòng tiền trú ẩn.
Xem nhiều




