SWIFT: Loại 'vũ khí tối tân' sẽ giáng đòn mạnh nhất với Nga nếu phương Tây ra lệnh trừng phạt
Một quốc gia bị tách khỏi SWIFT có thể phải gánh chịu những tổn thất đáng kể về kinh tế.
Khi Mỹ, Anh và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Nga để đáp trả những động thái của nước này đối với Ukraine và cân nhắc về việc mạnh tay hơn, nhiều người đang thảo luận về khả năng Nga bị loại khỏi SWIFT. SWIFT là trung tâm của hệ thống tài chính quốc tế, bất kỳ cuộc thảo luận nào có liên quan đến nó đều làm các ngân hàng lớn và nhà ngoại giao bối rối.
1. SWIFT là gì?
SWIFT là Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và tài chính quốc tế được thành lập vào năm 1973 để chấm dứt sự phụ thuộc vào điện tín. Nó được coi như Gmail của ngân hàng toàn cầu. SWIFT có trụ sở tại Bỉ do hội đồng 25 người điều hành, trong đó có Eddie Astanin, chủ tịch hội đồng quản lý tại Trung tâm Thanh toán bù trừ Đối tác Trung ương của Nga.
Hệ thống này giúp hơn 11.000 định chế tài chính và công ty tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ truyền đi những "thông điệp" an toàn hơn. Lưu lượng tin nhắn trung bình của hệ thống này đạt 42 triệu/ngày vào năm ngoái, bao gồm các lệnh và xác nhận cho các khoản thanh toán, giao dịch và trao đổi tiền tệ.
2. Tại sao việc bị loại khỏi SWIFT lại là một vấn đề rất lớn?
Một quốc gia bị tách khỏi SWIFT có thể phải gánh chịu những tổn thất đáng kể về kinh tế. Đó là những gì đã xảy ra với Iran vào năm 2012, khi ngân hàng của nước này bị loại khỏi SWIFT theo 1 phần của lệnh trừng phạt từ EU nhắm đến chương trình hạt nhân và nguồn tài chính của nước này. Iran mất gần một nửa doanh thu xuất khẩu dầu và 30% hoạt động ngoại thương sau khi biện pháp được triển khai.
Khi các quốc gia phương Tây đe dọa Nga việc bị loại khỏi SWIFT vào năm 2014, Alexei Kudrin - bộ trưởng Tài chính khi đó của Nga, ước tính động thái này có thể khiến GDP của Nga giảm 5% chỉ trong 1 năm.
Việc "cắt đứt" mối liên kết giữa Nga và SWIFT cũng có thể ảnh hưởng đến các quốc gia khác, vì Nga là nhà cung cấp năng lượng quan trọng cho châu Âu và những quốc gia dựa vào SWIFT để thanh toán chi phí nhiên liệu.
Hôm 25/1, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết ông đang thảo luận với các nghị sĩ về việc cùng với Mỹ loại Nga khỏi SWIFT.
3. Nga có lựa chọn nào thay thế cho SWIFT không?
Không hẳn, hoặc ít nhất là chưa. Kể từ năm 2014, NHTW Nga đã thành lập hệ thống thanh toán SPFS sau khi bị phương Tây trừng phạt năm 2014 vì sáp nhập Crimea.
Nhưng cho đến nay hệ thống này chỉ có 400 người dùng. Năm 2021, PBOC đã cho ra mắt một liên doanh với SWIFT, được coi như một cách để ứng phó với khả năng bị loại khỏi hệ thống này.
Các quan chức phương Tây có một mối lo ngại đó là việc cấm các quốc gia sử dụng SWIFT sẽ "vô tình" khuyến khích việc họ sử dụng những lựa chọn thay thế như trên. Các loại tiền số và công nghệ mới cũng được coi là mối đe dọa với SWIFT trong vài năm trở lại đây, nhưng vẫn không có khả năng thay thế hệ thống này.
4. SWIFT an toàn đến mức nào?
Trước đây, một số tổ chức đã nỗ lực "cướp" thông qua hệ thống SWIFT và một trong số đó đã thành công. Sự kiện được biết đến nhiều nhất là khi NHTW Bangladesh mất 81 triệu USD do bị các hacker lấy mất vào năm 2016 và lừa Fed New York gửi tiền.
SWIFT nhấn mạnh rằng mạng riêng của họ không bị xâm phạm, nhưng đã tăng cường bảo mật với các biện pháp kiểm soát bắt buộc và quản lý tư vấn ở các công ty thành viên.
5. Ai quản lý SWIFT?
Vì không phải là bên nắm giữ tiền gửi, SWIFT không được quản lý như một ngân hàng. Hệ thống này được giám sát bởi Ngân hàng Quốc gia Bỉ và các đại diện từ hệ thống của Fed, NHTW Anh, ECB và BOJ.
Nhìn chung, SWIFT sẽ loại thành viên nào nếu chỉ cần EU thông qua các lệnh trừng phạt với một tổ chức hay quốc gia cụ thể. SWIFT đã đình chỉ một số nhà cho vay của Iran vào năm 2018, sau khi Mỹ áp đặt vòng trừng phạt mới.
Tham khảo Bloomberg
TIN LIÊN QUAN
Vietinbank dẫn đầu ngành ngân hàng về tổng thu nhập hoạt động 9 tháng đầu năm 2024
9 tháng đầu năm 2024, VietinBank dẫn đầu ngành ngân hàng khi tổng thu nhập hoạt động (TOI) tăng trưởng 16%, đạt hơn 60.600 tỷ đồng, bỏ xa ngân hàng BIDV và Vietcombank.
Eximbank hút về hơn 2.000 tỷ đồng từ trái phiếu
Từ đầu năm đến nay, Eximbank đã huy động thành công 2 lô trái phiếu với lãi suất 5,3%/năm, hút về 2.100 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận và lãi dự thu tại Eximbank...
Điểm tin ngân hàng ngày 21/11: Ngân hàng không được khuyến mại khi nhận tiền gửi
Sacombank triển khai dịch vụ giải ngân trực tuyến cho doanh nghiệp; ABBank và BaoViet Bank tăng mạnh lãi suất huy động kỳ hạn ngắn;...
Bitcoin phá kỷ lục vượt ngưỡng 94.000 USD
Theo CoinMarketCap, giá Bitcoin bất ngờ vượt qua mốc 94.000 USD vào rạng sáng 20/11 (giờ Việt Nam), vừa đủ phá kỷ lục thiết lập vào ngày 14/11.
OCB chi 1.000 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa công bố kết quả mua lại trái phiếu trước hạn.
Lãi suất tiết kiệm tháng 11 tăng trở lại, gửi tiền ngân hàng nào có lãi suất cao nhất?
Lãi suất huy động nhích lên góp phần kích thích dòng tiền nhàn rỗi chảy vào hệ thống ngân hàng. Theo thống kê đã có hơn 15 ngân hàng điều chỉnh lãi suất...
Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc - Innovation Excellence Award...
VietinBank tiên phong triển khai đồng bộ các giải pháp, nâng cao trải nghiệm khách hàng
VietinBank là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động giao dịch giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người dùng trước các gian lận, lừa đảo...
Ngân hàng SHB - Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất 9 tháng đầu năm 2024
Sau 9 tháng đầu năm 2024, ngân hàng SHB đã thực hiện 80% kế hoạch lợi nhuận năm 2024. Quy mô tài sản, dư nợ cho vay khách hàng và tiền gửi của khách hàng...
Giá vàng hôm nay (20/11): Thị trường thế giới tăng mạnh
Giá vàng thế giới hôm nay (20/11) tăng trong bối cảnh cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang có dấu hiệu leo thang khiến vàng trở nên hấp dẫn...
Techcombank kinh doanh ra sao trong 9 tháng đầu năm 2024?
9 tháng đầu năm 2024, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã: TCB) thu về hơn 26.900 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 18.000 tỷ đồng.
Điểm tin ngân hàng ngày 19/11: MSB rao bán khoản nợ 1.141 tỷ đồng của công ty Tài Nguyên
Vicem ghi nhận lỗ gần 8.000 tỷ đồng từ các khoản đầu tư tài chính; Giá vàng tăng mạnh, Ngân hàng Nhà nước công bố giá bán vàng miếng SJC;...
Vì sao vàng không còn “lấp lánh” sau chiến thắng của Donald Trump?
Sau khi tăng cao trong phần lớn thời gian của năm nay, giá vàng đột nhiên không còn hấp dẫn nữa kể từ khi Donald Trump chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Agribank đẩy mạnh cho vay qua tổ vay vốn - tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng
Với vai trò chủ lực đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong nhiều năm qua, Agribank đã và đang triển khai nhiều giải pháp tăng khả năng tiếp cận...
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024
Mới đây, trong khuôn khổ Lễ trao giải cuộc bình chọn Doanh nghiệp Niêm yết 2024 - Hội nghị Doanh nghiệp Niêm yết 2024 do Sở giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSX)...
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại MBBank biến động ra sao?
Giai đoạn 2019-2022, doanh thu từ dịch vụ kinh doanh bảo hiểm của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank - mã: MBB) tăng trưởng rất nhanh nhờ lợi thế vận hành...
Điểm tin ngân hàng ngày 18/11: Người dân ít vay vốn mua nhà dù lãi suất thấp
Hơn 253.000 tỷ đồng nợ xấu của các ngân hàng trên sàn chứng khoán; LPBank dự định chuyển trụ sở chính và mua 5% cổ phần FPT; Thu hơn 300 tỷ đồng...
Điểm tin ngân hàng tuần qua: 4 ngân hàng tăng lãi suất tiết kiệm
Vietbank chuẩn bị trả cổ tức tỷ lệ 25%, phát hành gần 143 triệu cổ phiếu mới; Hoa Kỳ xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ; VIB đóng hơn 3.102 tỷ đồng...
PVcomBank hợp tác với Trung tâm RAR triển khai dịch vụ eKYC qua VNeID
Vừa qua, Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) thuộc Bộ Công an và Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam...