Tăng 18 lần trong 9 tháng, loại hàng hóa này còn sốt hơn cả Bitcoin
Sự kết hợp giữa các yếu tố như thời tiết lạnh giá nhất trong nhiều năm trở lại đây ở châu Á, nguồn cung thiếu hụt và các tuyến đường biển bị tắc nghẽn đã khiến giá LNG giao ngay tăng vọt.

Sau nhiều năm tăng cường nâng cao năng lực xuất khẩu và tuyển dụng trader, các nhà sản xuất khí hóa lỏng (LNG) và các công ty giao dịch hàng hóa cuối cùng cũng đang chứng kiến giá LNG tăng mạnh chưa từng thấy.
Sự kết hợp giữa các yếu tố như thời tiết lạnh giá nhất trong nhiều năm trở lại đây ở châu Á, nguồn cung thiếu hụt và các tuyến đường biển bị tắc nghẽn đã khiến giá LNG giao ngay tăng vọt. Chỉ số giá cơ bản trên thị trường Bắc Á hiện đã tăng 18 lần chỉ trong chưa đến 9 tháng – đà tăng mạnh hơn bất kỳ loại hàng hóa nào kể cả Bitcoin.
Trong số những bên hưởng lợi từ đà tăng này có Exxon Mobil. Tuần trước công ty vừa bán 1 lô hàng cho 1 công ty Nhật Bản ở mức giá kỷ lục 130 triệu USD. Total cũng thu về 126 triệu USD sau khi bán hàng cho công ty thương mại Trafigura Group.
Các nhà sản xuất khác như Royal Dutch Shell và Cheniere Energy cũng đang tận dụng cơ hội này để xuất đi những lô hàng không bị ràng buộc bởi các hợp đồng cung ứng dài hạn.
Và các chủ tàu chuyên vận chuyển LNG cũng đang được hưởng lợi từ mức cước cao kỷ lục.
Đà tăng lần này đánh dấu bước chuyển biến lớn mang tính cách mạng của thị trường LNG toàn cầu. Mặc dù LNG là loại nhiên liệu đã xuất hiện cách đây vài chục năm, phải đến mấy năm gần đây khối lượng LNG được vận chuyển bằng đường biển mới tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu năng lượng bùng nổ ở châu Á và các nước muốn giảm tiêu thụ than đá.
Rất nhiều trong số các tập đoàn dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới đã đầu tư hàng chục tỷ USD vào các nhà máy "hóa lỏng" khí đốt trước khi xuất khẩu. Họ cũng tìm cách sử dụng đòn bẩy nhằm tận dụng lợi thế nhà cung ứng lớn bằng cách xây dựng mảng giao dịch hùng hậu ở Singapore hay London. Những công ty giao dịch lớn như Trafigura, Vitol và Gunvor cũng nhanh chóng tận dụng điều này.
Giá LNG tăng cũng là "cứu cánh" cho các nhà sản xuất sau nhiều năm thị trường ảm đạm vì khí hậu không quá lạnh và nguồn cung dồi dào. Hồi tháng 4 giá giao ngay ở Bắc Á đã giảm xuống gần 0. Đến hôm qua, giá LNG đã tăng lên trên mức 30 USD/mmBTU (đơn vị nhiệt lượng Anh, tương đương 28,3m3), cao nhất kể từ 2009. Thương vụ giữa Total và Trafigura chốt ở mức giá 39,3 USD.

Giống như thị trường khí đốt, yếu tố tác động mạnh nhất trong cú biến động giá này chính là thời tiết, mà trong trường hợp này là mùa đông lạnh giá khắc nghiệt đẩy nhu cầu ở thị trường Bắc Á tăng cao.
Nhu cầu tăng cao cũng khiến kênh đào Panama bị tắc nghẽn. Kể từ đầu tháng 12, 11 tàu lớn của Mỹ đã phải chọn kênh đào Suez để tránh đi qua Panama. 6 tàu khác thì chọn đi qua Mũi Hảo vọng dù cả 2 đều là những con đường xa hơn. Vì thiếu tàu, giá cước đã lên tới 350.000 USD/ngày – cao chưa từng thấy.
Theo David Thomas, người từng là lãnh đạo mảng LNG ở Vitol và giờ là cố vấn độc lập cho hãng, mặc dù từ mùa hè đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu sẽ tăng vọt trong mùa đông năm nay, có lẽ chẳng có ai đoán được sẽ có nhiều yếu tố cộng hưởng khiến giá tăng mạnh đến vậy.
Tất nhiên giá LNG giao ngay chỉ là một phần rất nhỏ của thị trường. Hầu hết các giao dịch đều dựa trên những hợp đồng dài hạn được neo vào giá dầu thô. Giá của hợp đồng giao tháng 3 cũng chỉ bằng một nửa so với tháng 2. Tuy nhiên, ít nhất thì tình hình hiện nay cũng rất có lợi cho các nhà sản xuất có sẵn lượng lớn hàng hóa trong tay, ví dụ như dự án Yamal ở Nga hay nhà máy Sakhalin-2 của Gazprom.
Những bên hưởng lợi khác bao gồm Qatar (nước sản xuất LNG lớn nhất và rẻ nhất thế giới) và các nhà sản xuất của Australia như Woodside Petroleum và Oil Search vốn có lợi thế là ở gần người tiêu dùng châu Á.
Không giống như các nhà sản xuất, các công ty giao dịch phải tính toán theo cách khác vì họ không có năng lực sản xuất mà chỉ là mua đi bán lại. Nhìn chung thì thị trường biến động là tin tốt đối với họ, bởi họ không chỉ ăn chênh lệch về giá mà còn tận dụng yếu tố địa lý, chuyển hàng đến thị trường hấp dẫn nhất.
"Thế giới không thiếu LNG. Chỉ là những con tàu chuyên chở LNG không ở đúng chỗ mà thôi", Richard Holtum, 1 lãnh dạo của Trafigura nói.
Tham khảo Bloomberg
TIN LIÊN QUAN
-
Lập trình viên người Đức mất sạch số Bitcoin trị giá 220 triệu USD vì... quên mật khẩu
-
Bitcoin lao dốc, vốn hóa thị trường tiền số ngay lập tức mất 170 tỷ USD
-
Bank of America Securities: "Bong bóng Bitcoin có thể sẽ là nguồn cơn của mọi bong bóng"
-
Gần chạm mốc 42.000 USD, Bitcoin giúp thị trường tiền số thăng hoa nhất kể từ 2017
“Gà đẻ trứng vàng” của ông Johnathan Hạnh Nguyễn sắp chi gần 300 tỷ trả cổ tức
Năm 2025, doanh nghiệp này đặt mục tiêu tổng doanh thu thuần đạt 3.183 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 555 tỷ đồng...
Hòa Phát (HPG) vừa được chấp thuận dự án KCN vốn đầu tư gần 3.400 tỷ đồng
Dự án Khu công nghiệp này tại Hải Phòng, là dự án mới nhất của Hòa Phát trong lĩnh vực hạ tầng công nghiệp....
SaiGon Co.op và Vua Gạo bị cấm thầu vì cung cấp hàng kém chất lượng!?
Sau khi Cục 10, Bộ Công an có quyết định cấm thầu trong 3 năm đối với SaiGon Co.op và Vua Gạo vì cung cấp hàng hoá không đảm bảo chất lượng...
Thể thao gắn kết – Văn hóa tỏa sáng: Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025
Sự kết hợp giữa tinh thần thể thao và nghệ thuật đỉnh cao trong Lễ khai mạc Giải bóng đá Công an, Cảnh sát các nước ASEAN mở rộng 2025...
Vượt đỉnh 1,1 triệu tấn: Thép cuộn cán nóng Hòa Phát (HPG) lập kỷ lục quý
Lần đầu tiên, sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát vượt mốc 1,1 triệu tấn chỉ trong một quý, tăng 18% so với quý trước...
BAF Việt Nam rót 150 tỷ lập ‘cứ điểm mới’ tại Ninh Bình: Tăng tốc kế hoạch 13 trại, 2 nhà máy trong 2025
Trong năm 2025, BAF Việt Nam dự kiến sẽ tiến hành triển khai 13 trại/cụm trại mới, cùng 2 dự án nhà máy cám tại Bình Định và nhà máy chế biến thịt...
IDICO-CONAC gây bất ngờ khi hoàn thành 91% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng
IDICO-CONAC đang bứt phá trên cả 3 lĩnh vực chủ lực gồm xây lắp, hạ tầng khu công nghiệp và bất động sản nhờ loạt dự án tăng tốc.
Ông lớn ngành xi măng VICEM báo lãi 34 tỷ đồng sau hai năm thua lỗ
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị phần xi măng trong nước của VICEM chiếm 27,41%, tăng 0,03% so với năm 2024 và tăng 0,76% so với cùng kỳ năm 2024....
Siêu dự án rộng 675ha hơn 11.000 tỷ đồng ở Thái Nguyên chính thức về tay Kinh Bắc
Dự án này không chỉ nối dài chuỗi quỹ đất vàng của KBC trong lĩnh vực phát triển KCN mà còn giúp “ông lớn” bất động sản KBC...
Lãi ròng quý 1 vọt 72%: GELEX rót 100 tỷ thành lập công ty đầu tư mới
Tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tăng trưởng bài bản, GELEX chính thức thành lập Công ty mới, đóng vai trò sẽ hoạt động chính trong ngành hỗ trợ dịch vụ tài chính...
Vinaship (VNA) xin ý kiến bán tàu 27 tuổi: Cổ đông sắp nhận cổ tức tiền mặt trong tháng 10
Không chỉ chủ động cơ cấu đội tàu để tinh gọn vận hành, Vinaship vẫn đảm bảo chia cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 6%. Trong bối cảnh lãi ròng quý I/2025 khiêm tốn...
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP.HCM
Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP.HCM nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
PV GAS: Vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm
Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) – đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp – Năng lượng Quốc gia Việt Nam...
PVChem công bố và trao quyết định bổ nhiệm hai Phó Tổng Giám đốc
Sáng ngày 3/7/2025, Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí (PVChem) đã tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty đối với ông Vũ Chí Công và ông Nguyễn Kim Mạnh Hoàng.
"Ông lớn" xây dựng Coteccons chuẩn bị huy động 1.400 tỷ đồng từ trái phiếu
Sau khi “sạch nợ” trái phiếu, Coteccons trở lại đường đua huy động vốn với kế hoạch phát hành tối đa 1.400 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
6 tháng đầu năm 2025: BSR đạt doanh thu hơn 69.000 tỷ đồng, lợi nhuận vượt 93% kế hoạch
Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã ghi nhận kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2025.
Nghị định về đăng ký doanh nghiệp
Chính phủ ban hành Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
Vì sao Novaland (NVL) chưa thể thanh toán hơn 861 tỷ đồng nợ gốc và lãi trái phiếu?
Novaland (NVL) cho biết chưa thể thanh toán khoản nợ gốc và lãi nói trên là do doanh nghiệp chưa thu xếp được nguồn tiền....
Doanh nghiệp xuất khẩu đối thoại, tháo gỡ vướng mắc tín dụng từ ngân hàng nhà nước
Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khu vực 2: “Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
Xem nhiều




